- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bạn nghĩ chỉ cần giàu, đẹp, giỏi, am hiểu, có nhiều tài lẻ… mới được xem là “hơn người khác”?
Thực tế, muốn “hơn người” không hề khó, chỉ cần bạn có đủ 5 yếu tố sau.
Biết lỗi, biết sửa sai
Những người có lòng tự trọng quá cao thường ảo tưởng về bản thân mình. Họ cho rằng bản thân họ đủ tuyệt vời và hoàn hảo, họ không dám đối đầu với những sai lầm. Để rồi khi người khác bắt họ nhìn thẳng vào sự thật và chỉ ra khuyết điểm của họ, họ bắt đầu tự ái và nổi giận. Người dễ thất bại thường hay nổi cáu vì thiếu tự tin, còn người thành công luôn mỉm cười trước những sai sót và chịu nhận lỗi.
Trong cuộc sống, ở mọi hoàn cảnh, nếu bạn thấy rằng mình sai mà vẫn ngoan cố không chịu nhận điều đó, mà tỏ ra bực tức hoặc giận hờn, rõ ràng bạn vẫn chưa chững chạc và không thể “hơn người” được. Những ai dễ thành công phải luôn điềm tĩnh, biết đối diện với cái sai, biết chấp nhận mình sai và sửa lỗi. Như thế mới tiến bộ. (Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tự nhận lỗi về phần mình và hạ thấp giá trị bản thân nhé! Biết sửa sai, và đồng thời cũng phải thật tự tin).
Làm những việc mà người khác không làm
Cả lớp đều chỉ làm đủ những bài tập thầy cô đã dặn, bạn làm thêm những bài tập khó mà thầy cô không yêu cầu làm. Trong công ti, ai cũng từ chối làm công việc ấy chỉ vì “mất thời gian mà cũng chẳng ích lợi gì”, bạn hãy đảm nhận nó. Thực tế, việc này sẽ khiến bạn thành công hơn người khác gấp đôi. Bởi vì chính những kinh nghiệm bạn có sẽ khiến bạn thật sự hơn người khác. Không những hơn về kiến thức, kĩ năng, mà còn hơn về lòng nhẫn nại, sự bền bỉ, siêng năng và kiên trì.
Biết nể những người kém hơn mình
Bạn cảm thấy bản thân đã “hơn người” nên bạn luôn thể hiện ngoài mặt điều đó? Thực tế, hơn hay không là ở cách người khác nhìn nhận, chứ không do bạn nhìn nhận. Nếu bạn có tài hơn, giỏi giang hơn, mà bạn khinh thường người khác và tỏ vẻ khó gần, thì người ta cũng không công nhận tài năng thật sự của bạn. Điều người ta thấy được ở bạn chỉ là sự ích kỉ, sự khó gần và sự ngạo mạn. Những ai quá ngạo mạn và hay “nhìn lên” thì thường vấp ngã trong cô đơn.
Trong cuộc sống, mỗi người một hoàn cảnh. Có thể bạn A học không giỏi bằng bạn nhưng làm bánh ngon hơn bạn, bạn B nhà nghèo nhưng trải nghiệm được những điều mà bạn chưa hề biết, hay C tuy không xinh bằng bạn nhưng được nhiều người yêu quý hơn… Ai cũng có thế mạnh của riêng mình. Bạn biết trân trọng khả năng của người khác thì họ mới công nhận tài năng của bạn.
Làm nhiều, nói ít, khiêm tốn, siêng năng
Bạn cảm thấy mình giỏi nên bạn ghi chi tiết trên facebook những công việc mình đã đảm nhận, những công ti mình đã làm, những bằng cấp đạt được. Bạn giỏi nên bạn sẵn sàng nói tiếng Anh trước đám đông và cười khẩy khi họ không hiểu. Bạn không biết rằng mình đang rất đơn độc và “khác người”. Điều này giúp bạn “hơn người” ư? Không hề, nó khiến bạn trở thành một người khoe khoang và ngạo mạn quá mức cần thiết. Bạn không hề nghĩ rằng, nhiều người giỏi hơn bạn nhưng họ không bao giờ “lộ diện” như bạn. Khi bạn nói quá nhiều, công khai quá nhiều, người khác sẽ nắm bắt điểm yếu của bạn, trong khi bạn chẳng biết gì về họ.
Chăm chỉ làm việc, biết thể hiện năng lực chỉ khi thật sự cần thiết. Ai khen, hãy đón nhận nhưng đừng giả vờ khiêm tốn hay tự tâng bốc quá mức. Ngoài ra, nên làm việc chăm chỉ, siêng năng trong thầm lặng, mặc kệ người khác có tư tưởng ra sao, thế nào. Khi làm được những điều đó, bạn đã “hơn người” rồi đấy.
Luôn tâm niệm “không thể nói trước được điều gì”
Có thể hôm nay bạn hơn người khác ở mọi mặt, nhưng hôm sau có người hơn bạn. Hoặc hôm nay bạn hả hê khi hơn được “đối thủ”. Nhưng hôm khác, đối thủ tự vực dậy và tiếp tục khiến bạn lao đao. Cuộc sống là một chuỗi các diễn biến phức tạp. Bạn có thể hơn ai đó nhưng rồi lại thua chính người đó trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Người thành công là người biết rõ được vị trí của mình và không ngừng nỗ lực để giữ vững vị trí đó, hoặc leo cao hơn nữa. Nếu quá vội hài lòng, bạn sẽ trượt dốc rất nhanh.
5 yếu tố trên không phải dễ có được. Bạn cần rèn luyện, trau dồi, học hỏi, và liên tục cập nhật thêm những kĩ năng khác. Và điều quan trọng là: “Người thông minh không bao giờ tự nhận rằng mình thông minh”. Nếu bạn cảm thấy mình hơn người rồi thì có nghĩa là bạn vẫn thật sự chưa đến mức đó. Luôn khiêm tốn và cố gắng mỗi ngày, bạn nhé! Thành công chỉ đến với những ai thật sự nỗ lực và thành tâm.
Thực tế, muốn “hơn người” không hề khó, chỉ cần bạn có đủ 5 yếu tố sau.
Biết lỗi, biết sửa sai
Những người có lòng tự trọng quá cao thường ảo tưởng về bản thân mình. Họ cho rằng bản thân họ đủ tuyệt vời và hoàn hảo, họ không dám đối đầu với những sai lầm. Để rồi khi người khác bắt họ nhìn thẳng vào sự thật và chỉ ra khuyết điểm của họ, họ bắt đầu tự ái và nổi giận. Người dễ thất bại thường hay nổi cáu vì thiếu tự tin, còn người thành công luôn mỉm cười trước những sai sót và chịu nhận lỗi.
Trong cuộc sống, ở mọi hoàn cảnh, nếu bạn thấy rằng mình sai mà vẫn ngoan cố không chịu nhận điều đó, mà tỏ ra bực tức hoặc giận hờn, rõ ràng bạn vẫn chưa chững chạc và không thể “hơn người” được. Những ai dễ thành công phải luôn điềm tĩnh, biết đối diện với cái sai, biết chấp nhận mình sai và sửa lỗi. Như thế mới tiến bộ. (Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tự nhận lỗi về phần mình và hạ thấp giá trị bản thân nhé! Biết sửa sai, và đồng thời cũng phải thật tự tin).
Làm những việc mà người khác không làm
Cả lớp đều chỉ làm đủ những bài tập thầy cô đã dặn, bạn làm thêm những bài tập khó mà thầy cô không yêu cầu làm. Trong công ti, ai cũng từ chối làm công việc ấy chỉ vì “mất thời gian mà cũng chẳng ích lợi gì”, bạn hãy đảm nhận nó. Thực tế, việc này sẽ khiến bạn thành công hơn người khác gấp đôi. Bởi vì chính những kinh nghiệm bạn có sẽ khiến bạn thật sự hơn người khác. Không những hơn về kiến thức, kĩ năng, mà còn hơn về lòng nhẫn nại, sự bền bỉ, siêng năng và kiên trì.
Biết nể những người kém hơn mình
Bạn cảm thấy bản thân đã “hơn người” nên bạn luôn thể hiện ngoài mặt điều đó? Thực tế, hơn hay không là ở cách người khác nhìn nhận, chứ không do bạn nhìn nhận. Nếu bạn có tài hơn, giỏi giang hơn, mà bạn khinh thường người khác và tỏ vẻ khó gần, thì người ta cũng không công nhận tài năng thật sự của bạn. Điều người ta thấy được ở bạn chỉ là sự ích kỉ, sự khó gần và sự ngạo mạn. Những ai quá ngạo mạn và hay “nhìn lên” thì thường vấp ngã trong cô đơn.
Trong cuộc sống, mỗi người một hoàn cảnh. Có thể bạn A học không giỏi bằng bạn nhưng làm bánh ngon hơn bạn, bạn B nhà nghèo nhưng trải nghiệm được những điều mà bạn chưa hề biết, hay C tuy không xinh bằng bạn nhưng được nhiều người yêu quý hơn… Ai cũng có thế mạnh của riêng mình. Bạn biết trân trọng khả năng của người khác thì họ mới công nhận tài năng của bạn.
Làm nhiều, nói ít, khiêm tốn, siêng năng
Bạn cảm thấy mình giỏi nên bạn ghi chi tiết trên facebook những công việc mình đã đảm nhận, những công ti mình đã làm, những bằng cấp đạt được. Bạn giỏi nên bạn sẵn sàng nói tiếng Anh trước đám đông và cười khẩy khi họ không hiểu. Bạn không biết rằng mình đang rất đơn độc và “khác người”. Điều này giúp bạn “hơn người” ư? Không hề, nó khiến bạn trở thành một người khoe khoang và ngạo mạn quá mức cần thiết. Bạn không hề nghĩ rằng, nhiều người giỏi hơn bạn nhưng họ không bao giờ “lộ diện” như bạn. Khi bạn nói quá nhiều, công khai quá nhiều, người khác sẽ nắm bắt điểm yếu của bạn, trong khi bạn chẳng biết gì về họ.
Chăm chỉ làm việc, biết thể hiện năng lực chỉ khi thật sự cần thiết. Ai khen, hãy đón nhận nhưng đừng giả vờ khiêm tốn hay tự tâng bốc quá mức. Ngoài ra, nên làm việc chăm chỉ, siêng năng trong thầm lặng, mặc kệ người khác có tư tưởng ra sao, thế nào. Khi làm được những điều đó, bạn đã “hơn người” rồi đấy.
Luôn tâm niệm “không thể nói trước được điều gì”
Có thể hôm nay bạn hơn người khác ở mọi mặt, nhưng hôm sau có người hơn bạn. Hoặc hôm nay bạn hả hê khi hơn được “đối thủ”. Nhưng hôm khác, đối thủ tự vực dậy và tiếp tục khiến bạn lao đao. Cuộc sống là một chuỗi các diễn biến phức tạp. Bạn có thể hơn ai đó nhưng rồi lại thua chính người đó trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Người thành công là người biết rõ được vị trí của mình và không ngừng nỗ lực để giữ vững vị trí đó, hoặc leo cao hơn nữa. Nếu quá vội hài lòng, bạn sẽ trượt dốc rất nhanh.
5 yếu tố trên không phải dễ có được. Bạn cần rèn luyện, trau dồi, học hỏi, và liên tục cập nhật thêm những kĩ năng khác. Và điều quan trọng là: “Người thông minh không bao giờ tự nhận rằng mình thông minh”. Nếu bạn cảm thấy mình hơn người rồi thì có nghĩa là bạn vẫn thật sự chưa đến mức đó. Luôn khiêm tốn và cố gắng mỗi ngày, bạn nhé! Thành công chỉ đến với những ai thật sự nỗ lực và thành tâm.