5 thao tác cơ bản của người phỏng vấn

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Các nhà tuyển dụng đều mong muốn tiếp nhận các ứng viên chuyên nghiệp, tạo cảm tình tốt. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là có rất nhiều ứng viên phàn nàn về người phỏng vấn thiếu chu đáo. Vì con người không bao giờ hoàn hảo, 5 thao tác cơ bản sau đây sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình phỏng vấn ứng viên.

Có rất nhiều người phỏng vấn không chuẩn bị tốt, thậm chí không thể hiện rằng họ coi trọng cuộc phỏng vấn. Tệ hơn nữa, có người đưa ra những câu hỏi hoàn toàn không phù hợp đối với ứng viên.

Trong khi phỏng vấn việc làm là một cuộc gặp đôi bên cùng có lợi. Rõ ràng, bạn không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu không thể hiện nỗ lực. Hãy tham khảo 05 thao tác cơ bản dưới đây để có một cuộc phỏng vấn thành công.

05 thao tác cơ bản để có một cuộc phỏng vấn thành công

05 thao tác cơ bản để có một cuộc phỏng vấn thành công

Suy nghĩ như nhân viên marketing
Là người phỏng vấn, một trong những nhiệm vụ của bạn là quảng bá về giá trị cốt lõi và văn hóa của công ty, về chế độ đãi ngộ và cơ hội phát triển. Đặc biệt, bạn có thể chia sẻ lý do bạn chọn công ty ngay từ đầu và điều gì giữ chân bạn. Ứng viên tiềm năng sẽ chỉ muốn tham gia đội ngũ nếu họ nhận thấy chính người phỏng vấn cũng thực sự yêu thích môi trường này.

Tìm hiểu ứng viên trước cuộc phỏng vấn
Nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên tìm hiểu về công ty và công việc trước cuộc phỏng vấn. Nhưng để tìm ra ứng viên sáng giá, người phỏng vấn cũng cần làm điều tương tự.

Nhiều người thậm chí không đọc CV hoặc hồ sơ online của ứng viên. Việc tiếp cận thông tin trong thế kỷ 21 là quá dễ dàng. Không có lý do gì để người phỏng vấn không tìm hiểu về ứng viên trước. Tối kỵ nhất là bạn mời họ đến mà thậm chí không in ra CV mà họ đã gửi bạn, rồi hỏi họ những thông tin cơ bản. Tiến hành cuộc phỏng vấn theo cách này tạo cảm giác cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp. Ứng viên cũng sẽ mệt mỏi nếu phải kể lại những chi tiết họ đã liệt kê trong CV. Thật không hay nếu ứng viên nghĩ rằng đây là phong cách làm việc của bạn, hoặc thậm chí của cả công ty.

Đúng giờ
Hãy có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn. Nếu bạn nghĩ việc đến muộn cho thấy bạn là người quan trọng, hãy suy nghĩ lại. Hành động này chỉ thể hiện sự thiếu lịch sự và khả năng sắp xếp công việc có vấn đề, đồng thời ám chỉ rằng bạn không tôn trọng thời gian của ứng viên. Hầu hết các ứng viên đều đi phỏng vấn khi họ chưa thực sự nghỉ ở công ty cũ. Do đó, họ không thể ngồi chờ dông dài ở quầy lễ tân hay trong phòng chờ mà vẫn cảm thấy trân trọng cơ hội như bạn nghĩ.

Hãy có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn

Hãy có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn

Ăn mặc chỉnh tề
Các ứng viên thường rất chú trọng đến trang phục khi đi phỏng vấn. Nhưng thật thất vọng khi chính những người phỏng vấn không ăn mặc chỉnh tề, diện trang phục hở hang hoặc thậm chí đi dép lê.

Đúng là chúng ta đều có những ngày tồi tệ hoặc vô cùng bận rộn. Nhưng khi tổ chức phỏng vấn, tức là công ty đã bỏ ra một phần chi phí tuyển dụng, và bất kỳ sự chuẩn bị nào trước cuộc phỏng vấn đều để hạn chế thất thoát chi phí đó. Và bạn đang đóng vai trò như gương mặt đại diện của công ty nên phong thái chuyên nghiệp và chỉn chu là điều cần thiết.

Tránh câu hỏi không phù hợp
Ngày nay vẫn có những nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi thiếu nhạy cảm. Ví dụ: Hỏi kỹ về tình trạng hôn nhân (Ly hôn chưa? Vì sao ly hôn…), quê quán (Anh chị quê ở tỉnh XX à? Thế thì cũng hơi ngại nhỉ), con cái... Đặc biệt, các ứng viên nữ chắc chắn không hề thoải mái khi bị hỏi: Bao giờ lấy chồng? Bao giờ dự định có con?

Có rất nhiều điều để hỏi và nhiều điều để nói để đánh giá năng lực một người mà không cần đào sâu vào cuộc sống cá nhân của ứng viên. Các câu hỏi nhạy cảm kiểu này có thể khiến ứng viên cảm thấy bị soi mói đời tư hoặc phân biệt đối xử. Điều này cũng có thể cho thấy là công ty đánh giá họ dựa trên các yếu tố bên ngoài chuyên môn.

Kết luận
Trong buổi phỏng vấn, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều muốn đạt được mục tiêu của mình. Thật tuyệt vời nếu cả hai bên đều nhận ra đây là “chân ái” trong sự nghiệp của nhau. Hãy cùng họ tạo nên một không gian phỏng vấn lịch sự và chuyên nghiệp. Điều này chắc chắn giúp cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy hơn, kể cả khi đó không phải ứng viên phù hợp, thì bạn cũng đã góp phần ‘PR’ cho công ty.​
 
×
Quay lại
Top Bottom