- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Thế giới động vật luôn ẩn chứa những bí mật mà rất ít người trong chúng ta có cơ hội được biết.
Thế giới động vật vẫn ẩn chứa rất nhiều bí mật. Tuy nhiên, những bí mật này có thể đã được giải đáp từ rất lâu mà chúng ta vẫn không hề hay biết.
Những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều này.
1. Cá heo – sinh vật không biết ngủ
Không giống như các loài cá dưới đại dương, cá heo thuộc lớp thú, nên chúng hô hấp bằng phổi. Do đó, chúng không thể lặn quá sâu và luôn cần phải ngoi lên mặt nước thường xuyên để thở.
Vậy nếu cá heo luôn bận… thở thì chúng ngủ vào lúc nào?
Không cẩn thận thì cá heo cũng chết đuối
Câu trả lời là chúng không ngủ, vì lỡ “ngủ gật” một chút thôi cá heo có thể sẽ chết đuối (vâng - cá chết đuối).
Nguyên nhân cũng vì quá trình hô hấp của cá heo dựa hoàn toàn vào nhận thức, tức là chúng phải nghĩ đến hành động ấy mỗi lần thực hiện. Điều này hoàn toàn khác với cơ chế thở tự động của các loài cá thở bằng mang hoặc các loài động vật trên cạn.
Nhưng nếu không ngủ, chúng sẽ "sạc" năng lượng như thế nào? Đó là nhờ một cơ chế đặc biệt của cá heo, giúp chúng "tắt" một bên bán cầu não được đó là hệ thống dừng hoạt động của từng bán cầu não để nghỉ ngơi, nhờ đó thay phiên nhau vừa ngủ vừa… thở. Trong trạng thái này, cá heo bơi chậm hơn với con mắt kết nối với bán cầu đã “hết ca trực” nhắm lại.
2. Bướm – "tự nhiên như ruồi"
Người ta nói "tự nhiên như ruồi" - ám chỉ những người không mời mà đến, giống như loài ruồi luôn tìm cách vo ve bên cạnh đồ ăn vậy.
Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên đổi thành "tự nhiên như... bướm" thì hợp hơn, vì đây cũng là một loài hết sức hồn nhiên.
"Nạn nhân" phải hứng chịu sự tự nhiên của loài bướm thường là rùa
Vì sao vậy? Nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn của chúng. Bướm chủ yếu ăn mật hoa, nhưng mật hoa thì không cung cấp đủ muối - thứ rất quan trọng trong quá trình sinh sản và trao đổi chất. Do đó bướm phải bù lượng thiếu hụt đó bằng cách… xông vào uống nước mắt của loài khác.
Đôi khi chúng chọn cả cá sấu để uống nước mắt
Loài mà bướm hay lựa chọn để “xin tí nước mắt” là rùa, vì rùa nổi tiếng chậm chạp. Ngoài ra, nếu “cùng quẫn” quá, chúng sẽ phải viện đến…nước tiểu, quần áo đẫm mồ hôi hoặc thậm chí lao cả vào con người.
3. Sóc cũng… xức “nước hoa”
Khác với cơ chế “hữu xạ tự nhiên hương” của chồn, sóc phải tự tạo ra cho mình một mùi đặc biệt để tự vệ. Và phải thực sự kỳ công, sóc mới khiến cơ thể tỏa hương được.
"Nước hoa" của sóc
Sóc được phát hiện nhai những lớp da đã lột của rắn đuôi chuông rồi sau đó liếm vào bộ lông của mình.
Khi chúng mang mùi chết chóc của rắn thì có loài nào dám động vào chứ? Cơ chế này có khả năng bảo vệ sóc khỏi động vật săn mồi, kí sinh trùng và cả những con sóc "đầu gấu" khác.
4. Cá sấu – “người đẹp” không tuổi
Cá sấu có cấu tạo sinh học không bị lão hóa theo thời gian. Điều đó có nghĩa là một con cá sấu sẽ vẫn rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh dù 2 hay 20 tuổi.
Do điểm đặc biệt này, cá sấu có thể được mệnh danh là “người đẹp không tuổi” giữa muôn loài động vật.
Theo lý thuyết, chỉ cần không bị thương, cá sấu có thể sống hàng trăm năm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đó thực sự là những cá thể... siêu hiếm. Dù không chết già, cá sấu cũng chết vì bị săn bắt, vì săn nhầm những con mồi quá "cứng" như hà mã và đặc biệt là vì... chết đói.
Trên thực tế cá sấu càng lớn thì càng đòi hỏi một lượng thức ăn nhiều hơn. Chúng sẽ chết đói khi lượng thức ăn thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng nữa.
5. Đười ươi mắc bệnh y như người
Việc thú mắc bệnh của người không phải là hiếm, nhưng đười ươi thì đặc biệt hơn: chúng có thể bị lây hầu như tất cả những căn bệnh của con người. Từ cảm cúm đến HIV - chúng đều có thể bị nhiễm.
Thậm chí ngay cả những căn bệnh về răng miệng như nha chu (bệnh về tổ chức răng gây rụng răng bất thường), chúng cũng có thể mắc phải.
Cả bệnh đùa dai của con người cũng mắc luôn ý!
Nguồn: Viralnova, Huffingtonpost
Theo kenh14.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: