- Tham gia
- 19/2/2017
- Bài viết
- 65
Hãy kiểm tra xem bạn có thuộc nhóm sai không nhé.
Chúng ta đều trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn bằng những giác quan của cơ thể, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên thi thoảng, những điều ta thu thập được lại đi ngược lại với kiến thức khoa học chuẩn xác. Hãy cùng nhau tìm hiểu những quan niệm sai lầm mà ai cũng tưởng là đúng.
1. Chúng ta sẽ tiếp thu tốt hơn nếu có hứng thú với phương pháp giảng dạy
Bạn có bao giờ thấy việc dạy học trên đọc dưới chép về nhà học thuộc bài thật nhàm chán và chẳng có tác dụng gì không? Bạn có nghĩ rằng khi được học bằng những phương pháp mình ưa thích như nhìn, nghe và thực hành với mẫu vật thật thì sự tiếp thu sẽ tốt hơn?
Một cuộc điều tra gần đây của các giáo viên người Anh cho biết 96% số người được hỏi tin vào điều này.
Học như vầy chán chết
Trên thực tế, một nghiên cứu tâm lý đã giải thích điều này là không đúng, và để dạy tốt người ta phải dùng nhiều phương pháp khác nhau.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy không có sự liên hệ nào giữa cách dạy học và kết quả đạt được.
2. Trí nhớ của con người là chính xác
Sự thật là, trí nhớ của chúng ta ghi lại sự việc một cách bị bóp méo theo quan điểm của bản thân. Và quan trọng hơn, nó thay đổi theo thời gian.
Vậy mà, một cuộc điều tra trên gần 2000 người đã khám phá ra rằng có 63% số người tin: "trí nhớ hoạt động như một cuộn băng video."
Sự hiểu lầm tai hại này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy lời khai của nhân chứng để phục vụ việc điều tra và xét xử. Có rất nhiều thẩm phán và cảnh sát tin rằng nhân chứng tự tin vào trí nhớ của mình bao nhiêu thì lời khai của họ chính xác bấy nhiêu.
Trong khi đó, các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng sự tự tin và lời khai chính xác không đi đôi với nhau.
3. Hiệu ứng đám đông khiến con người trở nên ngu ngốc và nguy hiểm
Xã hội có một quan niệm rằng khi con người ở trong một đám đông, họ sẽ mất kiểm soát bản thân.
Và đương nhiên các nhà nghiên cứu tâm lý học đã phản bác lại rằng tâm lý đám đông thường hiếm khi biểu hiện bằng sự hoảng loạn, mà thay vào đó là sự giúp đỡ người xung quanh.
Nhà tâm lý học John Drury đã phỏng vấn những người trải qua các sự kiện nguy hiểm, từ đó đưa ra kết luận rằng sự tương trợ nhau khi gặp hoạn nạn xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc khi con người đang ở cùng một hoàn cảnh với nhau.
Con người luôn giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn
"Đám đông trong trường hợp khẩn cấp sẽ có cách cư xử mang tính xã hội cao hơn nhiều so với kỳ vọng." – Drury và các đồng nghiệp viết.
4. Chúng ta nhìn được là nhờ tín hiệu phát ra từ mắt
Quan niệm vừa xưa vừa sai này vẫn còn được nhiều người tin sái cổ, ít nhất là cho đến những năm 1990 - 2000. Nguyên nhân được đưa ra là do người ta "cảm giác" được ánh nhìn chằm chằm của người khác vào mình.
Đây là cái mọi người nghĩ
Trên thực tế, thị lực của con người là do sự va đập của các phần tử photon ánh sáng vào võng mạc, từ đó kích thích các tế bào que và tế bào hình nón dẫn truyền thần kinh lên não, giúp ta nhìn thấy được vật.
Đây mới là sự thật
5. Bạo lực gia đình là do nam giới
Một cuộc điều tra của Anh công bố vào năm 2014 nhận thấy có hơn 65% người tin rằng bạo lực gia đình do nam giới gây ra là điều hiển nhiên. Đàn ông thường khỏe hơn và cao to vạm vỡ hơn nên được cho là một mối đe dọa.
Đây là điều ta cho là hiển nhiên
Nhưng sự thật, phụ nữ đúng là phái yếu, nhưng những cuộc bạo hành do họ gây ra thực sự đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Một cuộc điều tra quốc gia về bạn đời và bạo lực t.ình d.ục tại Mỹ cho kết quả rằng cứ 4 người đàn ông thì có 1 người phải chịu sự bạo hành về thể xác, bị cưỡng hiếp và/hoặc bị theo dõi bởi đối phương.
Nhưng điều này cũng có xảy ra mà chúng ta lờ đi đấy
Những số liệu thống kê đã đưa ra một lời cảnh báo về sự thờ ơ của xã hội đối với việc bảo vệ đàn ông trước sự bạo hành gây ra bởi phụ nữ.
Nguồn: Thisisinsider
Chúng ta đều trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn bằng những giác quan của cơ thể, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên thi thoảng, những điều ta thu thập được lại đi ngược lại với kiến thức khoa học chuẩn xác. Hãy cùng nhau tìm hiểu những quan niệm sai lầm mà ai cũng tưởng là đúng.
1. Chúng ta sẽ tiếp thu tốt hơn nếu có hứng thú với phương pháp giảng dạy
Bạn có bao giờ thấy việc dạy học trên đọc dưới chép về nhà học thuộc bài thật nhàm chán và chẳng có tác dụng gì không? Bạn có nghĩ rằng khi được học bằng những phương pháp mình ưa thích như nhìn, nghe và thực hành với mẫu vật thật thì sự tiếp thu sẽ tốt hơn?
Một cuộc điều tra gần đây của các giáo viên người Anh cho biết 96% số người được hỏi tin vào điều này.
Học như vầy chán chết
Trên thực tế, một nghiên cứu tâm lý đã giải thích điều này là không đúng, và để dạy tốt người ta phải dùng nhiều phương pháp khác nhau.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy không có sự liên hệ nào giữa cách dạy học và kết quả đạt được.
2. Trí nhớ của con người là chính xác
Sự thật là, trí nhớ của chúng ta ghi lại sự việc một cách bị bóp méo theo quan điểm của bản thân. Và quan trọng hơn, nó thay đổi theo thời gian.
Vậy mà, một cuộc điều tra trên gần 2000 người đã khám phá ra rằng có 63% số người tin: "trí nhớ hoạt động như một cuộn băng video."
Sự hiểu lầm tai hại này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy lời khai của nhân chứng để phục vụ việc điều tra và xét xử. Có rất nhiều thẩm phán và cảnh sát tin rằng nhân chứng tự tin vào trí nhớ của mình bao nhiêu thì lời khai của họ chính xác bấy nhiêu.
Trong khi đó, các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng sự tự tin và lời khai chính xác không đi đôi với nhau.
3. Hiệu ứng đám đông khiến con người trở nên ngu ngốc và nguy hiểm
Xã hội có một quan niệm rằng khi con người ở trong một đám đông, họ sẽ mất kiểm soát bản thân.
Và đương nhiên các nhà nghiên cứu tâm lý học đã phản bác lại rằng tâm lý đám đông thường hiếm khi biểu hiện bằng sự hoảng loạn, mà thay vào đó là sự giúp đỡ người xung quanh.
Nhà tâm lý học John Drury đã phỏng vấn những người trải qua các sự kiện nguy hiểm, từ đó đưa ra kết luận rằng sự tương trợ nhau khi gặp hoạn nạn xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc khi con người đang ở cùng một hoàn cảnh với nhau.
Con người luôn giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn
"Đám đông trong trường hợp khẩn cấp sẽ có cách cư xử mang tính xã hội cao hơn nhiều so với kỳ vọng." – Drury và các đồng nghiệp viết.
4. Chúng ta nhìn được là nhờ tín hiệu phát ra từ mắt
Quan niệm vừa xưa vừa sai này vẫn còn được nhiều người tin sái cổ, ít nhất là cho đến những năm 1990 - 2000. Nguyên nhân được đưa ra là do người ta "cảm giác" được ánh nhìn chằm chằm của người khác vào mình.
Đây là cái mọi người nghĩ
Trên thực tế, thị lực của con người là do sự va đập của các phần tử photon ánh sáng vào võng mạc, từ đó kích thích các tế bào que và tế bào hình nón dẫn truyền thần kinh lên não, giúp ta nhìn thấy được vật.
Đây mới là sự thật
5. Bạo lực gia đình là do nam giới
Một cuộc điều tra của Anh công bố vào năm 2014 nhận thấy có hơn 65% người tin rằng bạo lực gia đình do nam giới gây ra là điều hiển nhiên. Đàn ông thường khỏe hơn và cao to vạm vỡ hơn nên được cho là một mối đe dọa.
Đây là điều ta cho là hiển nhiên
Nhưng sự thật, phụ nữ đúng là phái yếu, nhưng những cuộc bạo hành do họ gây ra thực sự đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Một cuộc điều tra quốc gia về bạn đời và bạo lực t.ình d.ục tại Mỹ cho kết quả rằng cứ 4 người đàn ông thì có 1 người phải chịu sự bạo hành về thể xác, bị cưỡng hiếp và/hoặc bị theo dõi bởi đối phương.
Nhưng điều này cũng có xảy ra mà chúng ta lờ đi đấy
Những số liệu thống kê đã đưa ra một lời cảnh báo về sự thờ ơ của xã hội đối với việc bảo vệ đàn ông trước sự bạo hành gây ra bởi phụ nữ.
Nguồn: Thisisinsider