- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.333
Nếu bạn tin quy trình tuyển dụng chỉ là việc đối chiếu giữa kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có với miêu tả công việc, thì có lẽ bạn đã lầm. Trong quy trình đó, nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên những phẩm chất mà bạn có thể không ngờ tới.
Bất kỳ nhà tuyển dụng có tầm nào cũng muốn đánh giá tính cách, quan điểm và cách giao tiếp của bạn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những dấu hiệu về thói quen làm việc của bạn, cách bạn nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với người khác, và khả năng phù hợp của bạn với văn hóa công ty.
Đây là những yếu tố thường không xuất hiện trong hồ sơ xin việc hay hồ sơ của bạn trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn, và cũng không phải là những thông tin mà họ có thể hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, những câu hỏi hành vi thường chiếm một phần không nhỏ trong một cuộc phỏng vấn và các câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ nhiều điều.
Những câu hỏi như vậy thường bắt đầu theo kiểu: “Hãy kể cho tôi nghe một câu chuyện khi…” hoặc “Anh/chị sẽ làm gì nếu…”. Gần như không thể luyện tập trả lời trước những câu hỏi như vậy. Từ câu trả lời tự phát của bạn khi đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm ra thông tin đáng giá nhất phục vụ cho việc đánh giá bạn.
Ảnh minh họaTuy vậy, bạn có thể chuẩn bị đương đầu với những câu hỏi như vậy nếu hiểu được những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên cho vai trò mà họ cần tuyển. Sau đó, bạn đi đến cuộc phỏng vấn với những câu chuyện mà bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng để chứng minh những phẩm chất này.
Dưới đây là 5 phẩm chất mà các nhà tuyển dụng đề cao nhất ở các ứng viên, và những câu hỏi mà bạn có thể bị hỏi trong cuộc phỏng vấn đề nhà tuyển dụng xác định xem bạn có sở hữu những phẩm chất đó hay không:
1. Sự cảm thông
Nhà tuyển dụng muốn bạn không chỉ làm công việc, mà còn quan tâm tới công việc và những con người mà bạn sẽ tương tác cùng.
- Hãy kể cho tôi nghe một lần anh/chị giúp đỡ ai đó trong công việc theo cách riêng của mình.
- Đã khi nào một đồng nghiệp của anh/chị có những hành động làm tổn thương tới người khác? Anh/chị đã làm gì khi đó?
2. Tinh thần hỗ trợ người khác
Nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có sẵn sàng hỗ trợ người khác trong công việc, và bạn sẽ làm gì để cải thiện sự hiểu biết và các kỹ năng của bản thân.
- Anh/chị đã bao giờ được người khác tư vấn, chỉ bảo trong công việc chưa? Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm đó. Việc làm nào của họ giúp ích cho anh/chị nhiều nhất, và anh/chị đã phản ứng ra sao?
- Hãy kể cho tôi nghe xem anh/chị đã giúp đỡ một người mà anh/chị quản lý từ một nhân viên yếu kém trở thành một người hiệu quả trong ê kíp như thế nào? Anh chị đã làm gì để đạt được kết quả đó?
- Hãy kể cho tôi nghe một trải nghiệm không dễ dàng khi anh/chị quản lý một nhân viên yếu kém. Anh/chị làm gì để giải quyết vấn đề đó?
3. Các kỹ năng tương tác
Nhà tuyển dụng muốn tuyển những người có thể hòa đồng với mọi người trong cùng công ty. Họ sẽ quan tâm tới cách bạn xử lý các mối xung đột cá nhân và vai trò của bạn trong các mối xung đột đó.
- Đã bao giờ anh/chị phải làm việc với một ai đó mà anh/chị không thích hay chưa? Điều gì khiến anh/chị cảm thấy không thoải mái và anh/chị giải quyết vấn đề như thế nào?
- Anh chị cảm thấy thoải mái nhất khi làm việc với những người như thế nào và tại sao?
- Đã bao giờ anh/chị phải làm việc với những người khó hòa hợp với người khác? Anh chị giải quyết tình huống đó như thế nào?
4. Khả năng tự định hướng và sáng tạo
Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những người có khả năng tự “chỉ việc” cho bản thân thay vì chỉ chờ được người khác chỉ đạo hay yêu cầu. Để xác định bạn có phẩm chất này hay không, họ có thể hỏi:
- Đã bao giờ anh/chị đề nghị một cách giải quyết công việc mới và tốt hơn với cấp trên chưa? Điều gì đã thúc đẩy anh/chị đi tới giải pháp đó?
- Anh/chị đã bao giờ biến một điểm yếu của bản thân thành thế manh? Điều gì thúc đẩy anh chị làm được việc đó và anh chị đã làm như thế nào?
5. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi
Ở nhiều công ty, sự thay đổi thường xuyên diễn ra như một quy luật. Các chính sách, ưu tiên và thủ tục luôn cần có sự lường trước và phản ứng trước các điều kiện bên trong và bên ngoài. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những người có thể thích nghi nhanh chóng. Để xác định khả năng thích nghi của bạn, họ có thể hỏi những câu như:
- Hãy kể về lần mà một thay đổi lớn diễn ra ở nơi làm việc của anh/chị. Anh/chị đã phản ứng như thế nào?
- Anh/chị đã bao giờ được yêu câu thay đổi cách thức làm việc đã quen thuộc trong nhiều năm, cho dù anh/chị biết là cách làm cũ phù hợp với mình. Anh/chị phản ứng thế nào và kết quả ra sao?
Những câu hỏi như vậy không có câu trả lời chính xác cụ thể nào, nhưng lại cho phép nhà tuyển dụng nhìn ra cách suy nghĩ của bạn. Thêm vào đó, các câu trả lời của bạn tiết lộ khả năng nhìn nhận vấn đề, kiểm soát bản thân và ứng phó trước những tình huống khó.
Bởi thế, hãy dành thời gian để tìm hiểu những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên và soi vào bản thân bạn. Từ đó, bạn có thể rút ra được những câu chuyện từ trải nghiệm của mình để chứng minh trong cuộc phỏng vấn là bạn có những phẩm chất đó, từ đó tăng cơ hội bạn vượt qua được cuộ phỏng vấn cam go.
Theo Phương Anh (US News/Dân Trí)
Bất kỳ nhà tuyển dụng có tầm nào cũng muốn đánh giá tính cách, quan điểm và cách giao tiếp của bạn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những dấu hiệu về thói quen làm việc của bạn, cách bạn nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với người khác, và khả năng phù hợp của bạn với văn hóa công ty.
Đây là những yếu tố thường không xuất hiện trong hồ sơ xin việc hay hồ sơ của bạn trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn, và cũng không phải là những thông tin mà họ có thể hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, những câu hỏi hành vi thường chiếm một phần không nhỏ trong một cuộc phỏng vấn và các câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ nhiều điều.
Những câu hỏi như vậy thường bắt đầu theo kiểu: “Hãy kể cho tôi nghe một câu chuyện khi…” hoặc “Anh/chị sẽ làm gì nếu…”. Gần như không thể luyện tập trả lời trước những câu hỏi như vậy. Từ câu trả lời tự phát của bạn khi đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm ra thông tin đáng giá nhất phục vụ cho việc đánh giá bạn.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 5 phẩm chất mà các nhà tuyển dụng đề cao nhất ở các ứng viên, và những câu hỏi mà bạn có thể bị hỏi trong cuộc phỏng vấn đề nhà tuyển dụng xác định xem bạn có sở hữu những phẩm chất đó hay không:
1. Sự cảm thông
Nhà tuyển dụng muốn bạn không chỉ làm công việc, mà còn quan tâm tới công việc và những con người mà bạn sẽ tương tác cùng.
- Hãy kể cho tôi nghe một lần anh/chị giúp đỡ ai đó trong công việc theo cách riêng của mình.
- Đã khi nào một đồng nghiệp của anh/chị có những hành động làm tổn thương tới người khác? Anh/chị đã làm gì khi đó?
2. Tinh thần hỗ trợ người khác
Nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có sẵn sàng hỗ trợ người khác trong công việc, và bạn sẽ làm gì để cải thiện sự hiểu biết và các kỹ năng của bản thân.
- Anh/chị đã bao giờ được người khác tư vấn, chỉ bảo trong công việc chưa? Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm đó. Việc làm nào của họ giúp ích cho anh/chị nhiều nhất, và anh/chị đã phản ứng ra sao?
- Hãy kể cho tôi nghe xem anh/chị đã giúp đỡ một người mà anh/chị quản lý từ một nhân viên yếu kém trở thành một người hiệu quả trong ê kíp như thế nào? Anh chị đã làm gì để đạt được kết quả đó?
- Hãy kể cho tôi nghe một trải nghiệm không dễ dàng khi anh/chị quản lý một nhân viên yếu kém. Anh/chị làm gì để giải quyết vấn đề đó?
3. Các kỹ năng tương tác
Nhà tuyển dụng muốn tuyển những người có thể hòa đồng với mọi người trong cùng công ty. Họ sẽ quan tâm tới cách bạn xử lý các mối xung đột cá nhân và vai trò của bạn trong các mối xung đột đó.
- Đã bao giờ anh/chị phải làm việc với một ai đó mà anh/chị không thích hay chưa? Điều gì khiến anh/chị cảm thấy không thoải mái và anh/chị giải quyết vấn đề như thế nào?
- Anh chị cảm thấy thoải mái nhất khi làm việc với những người như thế nào và tại sao?
- Đã bao giờ anh/chị phải làm việc với những người khó hòa hợp với người khác? Anh chị giải quyết tình huống đó như thế nào?
4. Khả năng tự định hướng và sáng tạo
Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những người có khả năng tự “chỉ việc” cho bản thân thay vì chỉ chờ được người khác chỉ đạo hay yêu cầu. Để xác định bạn có phẩm chất này hay không, họ có thể hỏi:
- Đã bao giờ anh/chị đề nghị một cách giải quyết công việc mới và tốt hơn với cấp trên chưa? Điều gì đã thúc đẩy anh/chị đi tới giải pháp đó?
- Anh/chị đã bao giờ biến một điểm yếu của bản thân thành thế manh? Điều gì thúc đẩy anh chị làm được việc đó và anh chị đã làm như thế nào?
5. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi
Ở nhiều công ty, sự thay đổi thường xuyên diễn ra như một quy luật. Các chính sách, ưu tiên và thủ tục luôn cần có sự lường trước và phản ứng trước các điều kiện bên trong và bên ngoài. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những người có thể thích nghi nhanh chóng. Để xác định khả năng thích nghi của bạn, họ có thể hỏi những câu như:
- Hãy kể về lần mà một thay đổi lớn diễn ra ở nơi làm việc của anh/chị. Anh/chị đã phản ứng như thế nào?
- Anh/chị đã bao giờ được yêu câu thay đổi cách thức làm việc đã quen thuộc trong nhiều năm, cho dù anh/chị biết là cách làm cũ phù hợp với mình. Anh/chị phản ứng thế nào và kết quả ra sao?
Những câu hỏi như vậy không có câu trả lời chính xác cụ thể nào, nhưng lại cho phép nhà tuyển dụng nhìn ra cách suy nghĩ của bạn. Thêm vào đó, các câu trả lời của bạn tiết lộ khả năng nhìn nhận vấn đề, kiểm soát bản thân và ứng phó trước những tình huống khó.
Bởi thế, hãy dành thời gian để tìm hiểu những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên và soi vào bản thân bạn. Từ đó, bạn có thể rút ra được những câu chuyện từ trải nghiệm của mình để chứng minh trong cuộc phỏng vấn là bạn có những phẩm chất đó, từ đó tăng cơ hội bạn vượt qua được cuộ phỏng vấn cam go.
Theo Phương Anh (US News/Dân Trí)