- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tham danh là ngón áp út, tham danh cũng không tệ, nếu không phải vì nó, người ta sẵn sàng bóp méo nhân cách.
Cứ hình dung những nỗi thèm khát đời thường như năm ngón trên bàn tay bạn. Ngón cái là tham tiền, rồi lần lượt là tham tình, tham tài, tham danh, tham tục.
Tham tiền thực ra chính là thèm khát động lực phát triển của đời sống này, có gì phải ngượng ngùng khi nói rằng chúng ta tham tiền, chỉ sợ chúng ta coi thường giá trị của đồng tiền, cứ nghĩ những gã nhà giàu là kẻ xấu xa. Nhưng khổ nỗi, có phải Alibaba tốt bụng đáng yêu rốt cuộc lại trở thành một kẻ giàu có? Đó là phần thưởng cho sự lương thiện chứ đâu phải là hình phạt cho chàng Alibaba láu lỉnh?
Nếu giàu có là xấu xa, thì phải chăng những phần thưởng của cuộc đời này (không chỉ trong cổ tích) cho nỗ lực phấn đấu và làm việc của mỗi người chúng ta, đó là, biến thành một kẻ xấu xa? Mà nếu chẳng có tiền, thì bao nhiêu những cái tốt đẹp khác chẳng có cơ hội để bộc lộ ra. Như bàn tay không ngón cái, bốn ngón còn lại thật khó xoay xở.
Ngón trỏ là tham tình, ta cần tình yêu biết bao, sẵn sàng có thể vì tình yêu mà hy sinh rất nhiều điều khác, thậm chí hy sinh luôn cả… bố mẹ mình, bỏ ngoài tai lời can ngăn của bố mẹ và hai mươi năm nuôi nấng để đi theo một gã đàn ông chỉ biết nháy mắt và huýt sáo. Hoặc, bỏ cả vợ con để cưới một cô gái trẻ. Chẳng tham, thì nên gọi là gì?
Tham tài là ngón tay giữa, chỉ bởi tham tài tôi nghĩ là thứ tham lam đáng quý trên đời này. Không phải tài năng là thứ năng lực tột đỉnh của một con người có thể cống hiến sao, nhưng nhận ra được tài năng của kẻ khác và luyến tiếc trân quý nó mới chính là phẩm chất tuyệt vời nhất của một con người.
Chúng ta gặp đâu cũng thấy kẻ "dìm hàng và chém gió", những kẻ đố kỵ, những kẻ chỉ tìm cách bôi nhọ người nổi tiếng và người không nổi tiếng, chúng ta gặp nhiều hơn là những kẻ thờ ơ:
Chị hát hay lắm nhưng tôi chỉ nghe chùa trên mạng rồi tôi cả đời không bỏ đồng nào ra mua đĩa cho chị!
Chị viết văn hay lắm nhưng tôi chỉ đọc chùa trên mạng chứ cả đời cũng không bỏ đồng nào ra mua sách của chị!
Anh là nghệ sĩ tôi rất hâm mộ nhưng đi qua tôi chỉ ngoái lại nhìn một cái như nhìn thấy một con khỉ đang xổng chuồng đi giữa phố. Chứ tiếc cả một câu chào, một nụ cười.
Cho nên tôi nghĩ, để tham tài, người ta không chỉ cần có mắt xanh nhìn nhận trân trọng kẻ khác, còn phải bỏ ra nhiều hơn những gì có thể sẽ được nhận lại.
Nhà văn Trang hạ
Tham danh là ngón áp út, tham danh cũng không tệ, nếu không phải vì nó, người ta sẵn sàng bóp méo nhân cách.
Tham tục là ngón út, vì tôi cho rằng đó là ngón tay kém cỏi xấu xí nhất. Thế mà có biết bao nhiêu thứ trần gian đổ vào ngón tay tham tục ấy!
Để rồi, khi nhìn xuống bàn tay, ta sẽ thấy thứ tham lam nào ta cũng có. Và số phận của chúng ta khác nhau, địa vị của chúng ta khác nhau trong đời chỉ vì lý do này thôi:
Ta coi trọng ngón tay nào nhất? Tôn chỉ sống của ta đã cho phép ta chấp nhận những giới hạn nào của thói xấu? Và, ta có thể biến ngón tay nào thành động lực sống tích cực của mình hay không? Có người nghệ sĩ đạt được danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đã từ chối những vai diễn rẻ tiền và dễ dãi chỉ để giữ hình ảnh và danh hiệu của mình trong lòng công chúng, chẳng thà sống nghèo với một vai diễn duy nhất trong suốt một năm, nhưng là vai diễn rất hay.
Có người sưu tầm vào danh thiếp gần mười chức vụ, các ban bệ, thậm chí in luôn cả vào danh thiếp dòng chữ: Trưởng ban phụ huynh trường tiểu học (của con ông)! Cả hai người ấy đều chính là những kẻ tham danh, nhưng rõ ràng lựa chọn cách để tham danh của mỗi người khác nhau trời vực, khiến cái danh của mình trở nên danh giá hay rẻ tiền.
Cho nên nói cho cùng, luôn sợ thiệt hay luôn tham sân si, cũng đừng bao giờ trách số phận, hãy nhìn xuống bàn tay chính mình!
Tham tiền thực ra chính là thèm khát động lực phát triển của đời sống này, có gì phải ngượng ngùng khi nói rằng chúng ta tham tiền, chỉ sợ chúng ta coi thường giá trị của đồng tiền, cứ nghĩ những gã nhà giàu là kẻ xấu xa. Nhưng khổ nỗi, có phải Alibaba tốt bụng đáng yêu rốt cuộc lại trở thành một kẻ giàu có? Đó là phần thưởng cho sự lương thiện chứ đâu phải là hình phạt cho chàng Alibaba láu lỉnh?
Nếu giàu có là xấu xa, thì phải chăng những phần thưởng của cuộc đời này (không chỉ trong cổ tích) cho nỗ lực phấn đấu và làm việc của mỗi người chúng ta, đó là, biến thành một kẻ xấu xa? Mà nếu chẳng có tiền, thì bao nhiêu những cái tốt đẹp khác chẳng có cơ hội để bộc lộ ra. Như bàn tay không ngón cái, bốn ngón còn lại thật khó xoay xở.
Ngón trỏ là tham tình, ta cần tình yêu biết bao, sẵn sàng có thể vì tình yêu mà hy sinh rất nhiều điều khác, thậm chí hy sinh luôn cả… bố mẹ mình, bỏ ngoài tai lời can ngăn của bố mẹ và hai mươi năm nuôi nấng để đi theo một gã đàn ông chỉ biết nháy mắt và huýt sáo. Hoặc, bỏ cả vợ con để cưới một cô gái trẻ. Chẳng tham, thì nên gọi là gì?
Tham tài là ngón tay giữa, chỉ bởi tham tài tôi nghĩ là thứ tham lam đáng quý trên đời này. Không phải tài năng là thứ năng lực tột đỉnh của một con người có thể cống hiến sao, nhưng nhận ra được tài năng của kẻ khác và luyến tiếc trân quý nó mới chính là phẩm chất tuyệt vời nhất của một con người.
Chúng ta gặp đâu cũng thấy kẻ "dìm hàng và chém gió", những kẻ đố kỵ, những kẻ chỉ tìm cách bôi nhọ người nổi tiếng và người không nổi tiếng, chúng ta gặp nhiều hơn là những kẻ thờ ơ:
Chị hát hay lắm nhưng tôi chỉ nghe chùa trên mạng rồi tôi cả đời không bỏ đồng nào ra mua đĩa cho chị!
Chị viết văn hay lắm nhưng tôi chỉ đọc chùa trên mạng chứ cả đời cũng không bỏ đồng nào ra mua sách của chị!
Anh là nghệ sĩ tôi rất hâm mộ nhưng đi qua tôi chỉ ngoái lại nhìn một cái như nhìn thấy một con khỉ đang xổng chuồng đi giữa phố. Chứ tiếc cả một câu chào, một nụ cười.
Cho nên tôi nghĩ, để tham tài, người ta không chỉ cần có mắt xanh nhìn nhận trân trọng kẻ khác, còn phải bỏ ra nhiều hơn những gì có thể sẽ được nhận lại.
Nhà văn Trang hạ
Tham tục là ngón út, vì tôi cho rằng đó là ngón tay kém cỏi xấu xí nhất. Thế mà có biết bao nhiêu thứ trần gian đổ vào ngón tay tham tục ấy!
Để rồi, khi nhìn xuống bàn tay, ta sẽ thấy thứ tham lam nào ta cũng có. Và số phận của chúng ta khác nhau, địa vị của chúng ta khác nhau trong đời chỉ vì lý do này thôi:
Ta coi trọng ngón tay nào nhất? Tôn chỉ sống của ta đã cho phép ta chấp nhận những giới hạn nào của thói xấu? Và, ta có thể biến ngón tay nào thành động lực sống tích cực của mình hay không? Có người nghệ sĩ đạt được danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đã từ chối những vai diễn rẻ tiền và dễ dãi chỉ để giữ hình ảnh và danh hiệu của mình trong lòng công chúng, chẳng thà sống nghèo với một vai diễn duy nhất trong suốt một năm, nhưng là vai diễn rất hay.
Có người sưu tầm vào danh thiếp gần mười chức vụ, các ban bệ, thậm chí in luôn cả vào danh thiếp dòng chữ: Trưởng ban phụ huynh trường tiểu học (của con ông)! Cả hai người ấy đều chính là những kẻ tham danh, nhưng rõ ràng lựa chọn cách để tham danh của mỗi người khác nhau trời vực, khiến cái danh của mình trở nên danh giá hay rẻ tiền.
Cho nên nói cho cùng, luôn sợ thiệt hay luôn tham sân si, cũng đừng bao giờ trách số phận, hãy nhìn xuống bàn tay chính mình!
Theo Ngôi Sao