- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
“Để đạt điểm cao môn Sử, khi nhận đề, thí sinh cần đọc kỹ từng câu, chữ trên đề thi để xác định đúng trọng tâm câu hỏi, tránh bị lạc đề. Trước khi viết vào bài làm, các em nên viết ý chính ra giấy nháp theo “sơ đồ cành cây” để xem mình cần lưu ý đến nội dung nào, đồng thời tránh bỏ sót ý”.
Đó là chia sẻ của cô Lê thị Lượng, giáo viên dạy Sử, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Cô Lượng lưu ý, trước ngày thi, thí sinh đọc lại kiến thức môn Sử mình đã học ở trường, thống kê lại kiến thức theo từng giai đoạn. Khi đi thi, phải chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, tâm lý, giấy tờ tuỳ thân, bởi khi thí sinh chuẩn bị tốt những yếu tố này sẽ tạo đà tâm lý thoải mái khi làm bài, không bị lo lắng, hoang mang.
Theo cô Lượng, để đạt điểm cao môn Sử, thí sinh cần nắm chắc “5 nguyên tắc vàng” sau:
Nguyên tắc 1: Đề môn Sử thường có 5 câu, 3 câu cho lịch sử Việt Nam và 2 câu lịch sử thế giới. Câu lịch sử thế giới có 2 câu 4a và 4b, thí sinh được chọn một trong hai câu đó làm bài.
Khi đọc đề thi, thí sinh phải đọc toàn bộ các câu lịch sử Việt Nam trước, câu nào nằm trong tầm kiểm soát của mình thì đánh dấu vào đề, câu nào chưa nằm trong tầm kiểm soát thí sinh để lại làm sau. Ở dạng câu hỏi đề cho hai câu 4a và 4b, cần đọc kỹ cả hai câu, khi đã chọn câu 4a thì tuyệt đối trung thành với câu 4a. Thí sinh chọn câu 4b thì trung thành với câu 4b, tránh trường hợp đang làm câu 4a thấy bế tắc lại xoá đi làm câu 4b. Như vậy, thí sinh sẽ bị ức chế về mặt tâm lý, quên kiến thức và mất nhiều thời gian vào những chuyện vô ích.
Nguyên tắc 2: Khi thí sinh đọc đề, phải đọc kỹ đến từng từ trên đề, kỹ đến từng câu trong đề thi để xác định đúng trọng tâm câu hỏi, tránh trường hợp bị lạc đề.
Môn Sử có nhiều từ na ná giống nhau, thí sinh không cẩn thận rất dễbị lạc đề. Ví dụ: Đề bài cho câu hỏi: "Khi ta đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ sẽ phải tuyên bố 'phi Mỹ hoá chiến tranh', sang đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ lại phải tuyên bố 'Mỹ hoá trở lại chiến tranh'". Hai câu “phi Mỹ hoá chiến tranh” và “Mỹ hoá trở lại chiến tranh” na ná giống nhau, thí sinh đọc không kỹ đề sẽ nhầm giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh. Ở dạng câu này, thí sinh cần phải tỉnh táo để trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
Thí sinh phải đọc thật kỹ đề bài để tìm ra “từ khoá”. Bởi vì những năm gần đây, người ra đề rất sáng tạo ở chỗ không cho thí sinh biết sự kiện đó là gì mà người ra đề chỉ gợi ý về sự kiện, theo đặc điểm, theo kết quả, theo ý nghĩa… Thí sinh phải tự tìm xem sự kiện đó là gì rồi mới trình bày về sự kiện vào bài thi. Nếu không đọc kỹ để nắm được “từ khoá” của từng sự kiện, nội dung, rất dễ bị chọn nhầm kiến thức.
Ví dụ: Đề ra "Trong kháng chiến chống Pháp, chiến dịch nào ta chủ động tấn công địch trên quy mô lớn đầu tiên?". Ở đây có hai chữ "đầu tiên", thí sinh rất dễ nhầm là chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên. Nhưng chiến dịch Việt Bắc không phải là chiến dịch đầu tiên ta chủ động tấn công mà là ta chủ động phản công. Do vậy, từ khoá của chiến dịch Biên giới là từ khoá "chủ động tiến công", còn từ khoá chiến dịch Việt Bắc là "ta chủ động phản công".
Nguyên tắc 3: Khi thí sinh đọc xong đề, bắt buộc phải làm ra nháp. Nhiều em có quan niệm, đối với môn học khối C, chỉ cần đọc thuộc lòng không cần nháp bài, điều này hoàn toàn sai lầm. Ở môn Sử, thí sinh nên nháp, tuy nhiên không phải nháp từng chữ mà nên nháp theo “sơ đồ cành cây”. Tức là trong một sự kiện, cần lưu ý đến cái gì, đến những nội dung nào…
Ví dụ: Đề ra chiến dịch Việt Bắc thì chiến dịch Việt Bắc là gốc cây, âm mưu của địch là một cành, chủ trương của ta là một cành, diễn biến là một cành, kết quả là một cành... Như vậy trong một gốc cây sẽ có nhiều cành và trong mỗi cành đó sẽ có vài ba nhánh.
Khi nháp bài xong, thí sinh sẽ định vị lại xem mình thiếu kiến thức gì, xem mình còn thiếu nội dung nào và trong nội dung còn thiếu ý gì để bổ sung trên giấy nháp.
Thí sinh cũng nên lưu ý không được dành quá nhiều thời gian vào việc nháp bài. Các em nhớ là nháp bài theo từng câu một chứ không chờ nháp hết cả 4 câu mới bắt tay vào làm bài. Khi nháp theo “sơ đồ cành cây”, nên nháp theo từng ý chính.
Nguyên tắc 4: Khi làm bài, thí sinh hết sức lưu ý không gạch đầu dòng, không tẩy xoá, không viết chữ quá to hoặc nhỏ mà nguyên tắc phải là viết 10 chữ một dòng. Bởi khi viết theo nguyên tắc, bài làm sạch sẽ, tầm nhìn của thầy cô vừa mắt, bài làm chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn.
Thí sinh lưu ý trình bày bài làm phải diễn đạt có mở có kết cho từng đoạn. Mỗi đoạn, chỉ làm phần mở, kết từ 2 đến 3 dòng.
Nguyên tắc 5: Trong đề thi có nhiều loại câu hỏi, có loại câu hỏi phát hiện, thí sinh chỉ cần học thuộc lòng, phát hiện đúng là có thể làm được bài.
Ví dụ: "Anh chị hãy trình bày những nét chính về cao trào cách mạng đầu tiên của quần chúng nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản". Ở câu hỏi này, có thể phát hiện được ngay đó là cao trào 1930, 1931, với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy, Đảng ra đời năm 1930, cũng năm ấy, cao trào đó bùng nổ và đó là cao trào đầu tiên. Câu hỏi này chỉ cần học sinh chăm học là có thể làm được.
Theo cô Lượng, ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, thí sinh cần lưu ý thêm:
Khi làm bài không nhất thiết phải làm lần lượt từ câu 1 đến câu 4 mà có thể làm nhảy cóc câu 1, 2, 4, miễn là câu dễ làm trước câu khó làm sau.
Thí sinh dứt khoát không nên bỏ lại câu nào trong đề thi. Bởi khi tập trung làm chi tiết câu 2, 3 chưa chắc đã ăn trọn điểm cả hai câu đó. Do vậy khi làm trọn vẹn 4 câu trong đề, dù không được tốt lắm về nội dung nhưng vẫn có thể đạt điểm cao hơn so với việc làm kỹ các câu khác. Tâm lý thầy, cô chấm thi bao giờ cũng muốn tìm ra ý trong bài để cho điểm thí sinh. Vì vậy, khi thí sinh đã viết được một số ý trong câu, thầy cô đều có thể tìm ra ý đúng và cộng điểm.
Thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý, nhiều em cứ nghĩ câu 1 hoặc câu 2 trong đề mình nắm chắc kiến thức mà say sưa vào làm bài đến khi giật mình thì không còn thời gian để làm các câu khác, mặc dù câu đó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân. Do đó, thí sinh phải có đồng hồ chuẩn để căn giờ và tránh trường hợp thí sinh quên giờ.
Trong quá trình làm bài, thí sinh làm được câu nào rồi thì đánh dấu vào đề thi câu đó, tránh trường hợp chưa làm lại nghĩ là làm bài rồi không làm nữa.
Khi làm bài thi xong, hãy dành 3 đến 5 phút đọc lại bài, sửa lỗi chính ta, lỗi diễn đạt, sửa mốc thời gian. Tuyệt đối không nộp bài sớm, chỉ nộp bài khi hết giờ. Thời gian thừa, thí sinh nên dành kiểm soát lại bài, số tờ giấy thi, họ tên, ngày, tháng, năm sinh của mình.
Đó là chia sẻ của cô Lê thị Lượng, giáo viên dạy Sử, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Cô Lượng lưu ý, trước ngày thi, thí sinh đọc lại kiến thức môn Sử mình đã học ở trường, thống kê lại kiến thức theo từng giai đoạn. Khi đi thi, phải chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, tâm lý, giấy tờ tuỳ thân, bởi khi thí sinh chuẩn bị tốt những yếu tố này sẽ tạo đà tâm lý thoải mái khi làm bài, không bị lo lắng, hoang mang.
Theo cô Lượng, để đạt điểm cao môn Sử, thí sinh cần nắm chắc “5 nguyên tắc vàng” sau:
Nguyên tắc 1: Đề môn Sử thường có 5 câu, 3 câu cho lịch sử Việt Nam và 2 câu lịch sử thế giới. Câu lịch sử thế giới có 2 câu 4a và 4b, thí sinh được chọn một trong hai câu đó làm bài.
Khi đọc đề thi, thí sinh phải đọc toàn bộ các câu lịch sử Việt Nam trước, câu nào nằm trong tầm kiểm soát của mình thì đánh dấu vào đề, câu nào chưa nằm trong tầm kiểm soát thí sinh để lại làm sau. Ở dạng câu hỏi đề cho hai câu 4a và 4b, cần đọc kỹ cả hai câu, khi đã chọn câu 4a thì tuyệt đối trung thành với câu 4a. Thí sinh chọn câu 4b thì trung thành với câu 4b, tránh trường hợp đang làm câu 4a thấy bế tắc lại xoá đi làm câu 4b. Như vậy, thí sinh sẽ bị ức chế về mặt tâm lý, quên kiến thức và mất nhiều thời gian vào những chuyện vô ích.
Cô Lê thị Lượng, giáo viên dạy Sử, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Nguyên tắc 2: Khi thí sinh đọc đề, phải đọc kỹ đến từng từ trên đề, kỹ đến từng câu trong đề thi để xác định đúng trọng tâm câu hỏi, tránh trường hợp bị lạc đề.
Môn Sử có nhiều từ na ná giống nhau, thí sinh không cẩn thận rất dễbị lạc đề. Ví dụ: Đề bài cho câu hỏi: "Khi ta đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ sẽ phải tuyên bố 'phi Mỹ hoá chiến tranh', sang đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ lại phải tuyên bố 'Mỹ hoá trở lại chiến tranh'". Hai câu “phi Mỹ hoá chiến tranh” và “Mỹ hoá trở lại chiến tranh” na ná giống nhau, thí sinh đọc không kỹ đề sẽ nhầm giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh. Ở dạng câu này, thí sinh cần phải tỉnh táo để trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
Thí sinh phải đọc thật kỹ đề bài để tìm ra “từ khoá”. Bởi vì những năm gần đây, người ra đề rất sáng tạo ở chỗ không cho thí sinh biết sự kiện đó là gì mà người ra đề chỉ gợi ý về sự kiện, theo đặc điểm, theo kết quả, theo ý nghĩa… Thí sinh phải tự tìm xem sự kiện đó là gì rồi mới trình bày về sự kiện vào bài thi. Nếu không đọc kỹ để nắm được “từ khoá” của từng sự kiện, nội dung, rất dễ bị chọn nhầm kiến thức.
Ví dụ: Đề ra "Trong kháng chiến chống Pháp, chiến dịch nào ta chủ động tấn công địch trên quy mô lớn đầu tiên?". Ở đây có hai chữ "đầu tiên", thí sinh rất dễ nhầm là chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên. Nhưng chiến dịch Việt Bắc không phải là chiến dịch đầu tiên ta chủ động tấn công mà là ta chủ động phản công. Do vậy, từ khoá của chiến dịch Biên giới là từ khoá "chủ động tiến công", còn từ khoá chiến dịch Việt Bắc là "ta chủ động phản công".
Nguyên tắc 3: Khi thí sinh đọc xong đề, bắt buộc phải làm ra nháp. Nhiều em có quan niệm, đối với môn học khối C, chỉ cần đọc thuộc lòng không cần nháp bài, điều này hoàn toàn sai lầm. Ở môn Sử, thí sinh nên nháp, tuy nhiên không phải nháp từng chữ mà nên nháp theo “sơ đồ cành cây”. Tức là trong một sự kiện, cần lưu ý đến cái gì, đến những nội dung nào…
Ví dụ: Đề ra chiến dịch Việt Bắc thì chiến dịch Việt Bắc là gốc cây, âm mưu của địch là một cành, chủ trương của ta là một cành, diễn biến là một cành, kết quả là một cành... Như vậy trong một gốc cây sẽ có nhiều cành và trong mỗi cành đó sẽ có vài ba nhánh.
Khi nháp bài xong, thí sinh sẽ định vị lại xem mình thiếu kiến thức gì, xem mình còn thiếu nội dung nào và trong nội dung còn thiếu ý gì để bổ sung trên giấy nháp.
Thí sinh cũng nên lưu ý không được dành quá nhiều thời gian vào việc nháp bài. Các em nhớ là nháp bài theo từng câu một chứ không chờ nháp hết cả 4 câu mới bắt tay vào làm bài. Khi nháp theo “sơ đồ cành cây”, nên nháp theo từng ý chính.
Nguyên tắc 4: Khi làm bài, thí sinh hết sức lưu ý không gạch đầu dòng, không tẩy xoá, không viết chữ quá to hoặc nhỏ mà nguyên tắc phải là viết 10 chữ một dòng. Bởi khi viết theo nguyên tắc, bài làm sạch sẽ, tầm nhìn của thầy cô vừa mắt, bài làm chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn.
Thí sinh lưu ý trình bày bài làm phải diễn đạt có mở có kết cho từng đoạn. Mỗi đoạn, chỉ làm phần mở, kết từ 2 đến 3 dòng.
Nguyên tắc 5: Trong đề thi có nhiều loại câu hỏi, có loại câu hỏi phát hiện, thí sinh chỉ cần học thuộc lòng, phát hiện đúng là có thể làm được bài.
Ví dụ: "Anh chị hãy trình bày những nét chính về cao trào cách mạng đầu tiên của quần chúng nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản". Ở câu hỏi này, có thể phát hiện được ngay đó là cao trào 1930, 1931, với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy, Đảng ra đời năm 1930, cũng năm ấy, cao trào đó bùng nổ và đó là cao trào đầu tiên. Câu hỏi này chỉ cần học sinh chăm học là có thể làm được.
Theo cô Lượng, ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, thí sinh cần lưu ý thêm:
Khi làm bài không nhất thiết phải làm lần lượt từ câu 1 đến câu 4 mà có thể làm nhảy cóc câu 1, 2, 4, miễn là câu dễ làm trước câu khó làm sau.
Thí sinh dứt khoát không nên bỏ lại câu nào trong đề thi. Bởi khi tập trung làm chi tiết câu 2, 3 chưa chắc đã ăn trọn điểm cả hai câu đó. Do vậy khi làm trọn vẹn 4 câu trong đề, dù không được tốt lắm về nội dung nhưng vẫn có thể đạt điểm cao hơn so với việc làm kỹ các câu khác. Tâm lý thầy, cô chấm thi bao giờ cũng muốn tìm ra ý trong bài để cho điểm thí sinh. Vì vậy, khi thí sinh đã viết được một số ý trong câu, thầy cô đều có thể tìm ra ý đúng và cộng điểm.
Thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý, nhiều em cứ nghĩ câu 1 hoặc câu 2 trong đề mình nắm chắc kiến thức mà say sưa vào làm bài đến khi giật mình thì không còn thời gian để làm các câu khác, mặc dù câu đó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân. Do đó, thí sinh phải có đồng hồ chuẩn để căn giờ và tránh trường hợp thí sinh quên giờ.
Trong quá trình làm bài, thí sinh làm được câu nào rồi thì đánh dấu vào đề thi câu đó, tránh trường hợp chưa làm lại nghĩ là làm bài rồi không làm nữa.
Khi làm bài thi xong, hãy dành 3 đến 5 phút đọc lại bài, sửa lỗi chính ta, lỗi diễn đạt, sửa mốc thời gian. Tuyệt đối không nộp bài sớm, chỉ nộp bài khi hết giờ. Thời gian thừa, thí sinh nên dành kiểm soát lại bài, số tờ giấy thi, họ tên, ngày, tháng, năm sinh của mình.
Lê thị Lượng, giáo viên Sử, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Theo 24h