Loãng xương được coi như là “ kẻ thù” thầm lặng trong cuộc đời của phụ nữ. Loãng xương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Hiểu rõ được những nguyên nhân gây loãng xương để có phương pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe của mình, đặc biệt ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới:
1. Cấu tạo cơ thể: Phụ nữ có cấu tạo bộ xương nhỏ hơn nam giới, vì vậy khi cùng mất đi một lượng xương thì nữ giới nhanh chóng bị loãng xương hơn nam. Chính vì vậy mà người Châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn do thể trạng thấp, bé. Cơ thể nam giới có nhiều cơ hơn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình tao xương. Tình trạng mất xương ở phụ nữ diễn ra nhanh hơn ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh.
2. Di truyền: Những phụ nữ có mẹ hoặc bà bị loãng xương cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn bình thường do tính di truyền từ gia đình. Hoặc do cấu trúc bẩm sinh của xương có vỏ mỏng, rỗ trong vỏ xương…
3. Mang thai và cho con bú: Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ thiêng liêng, nhưng cũng chính từ quá trình mang thai và cho con bú lượng xương của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể do nhu cầu về canxi cho thai nhi tăng. Những người có càng nhiều con thì nguy cơ bị loãng xương càng lớn.
4. Ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh: Lượng estrogen bị thiếu hụt nghiêm trọng do buồng trứng ngưng hoạt động. Các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn tế bào tạo xương khiến lượng xương bị mất đi nhanh chóng dẫn đến hiện tượng loãng xương. Hoặc những phụ nữ bị cắt buồng trứng cũng có ngủy cơ cao mắc căn bệnh này.
5. Những bệnh lý hay mắc phải: Phụ nữ thường hay mắc các bệnh về xương khớp, cột sống…Dẫn đến việc điều trị lâu ngày bằng các thuốc có chứa corticoid gây giòn xương. Các bệnh về nội tiết như: Đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh về gan, thận cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ.
Biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở phụ nữ:
Để phòng tránh loãng xương ở phụ nữ là cả một quá trình lâu dài. Ngay từ khi còn trẻ chúng ta nên chú trọng đến những biện pháp dự phòng và bảo vệ xương để giảm thiểu tối đa tình trạng mất xương khi có tuổi.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, đặc biệt là giàu canxi như: Trứng, sữa, thịt, cá, sữa chua, phô mai….
Có chế độ tập luyện, sinh hoạt hợp lý. Tăng cường hoạt động ngoài trời vừa giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt cho sức khỏe và góp phần làm tăng độ chắc của xương.
Nên bỏ những chất có hại như: Rượu, bia, thuốc lá…
Hiểu được những nguyên nhân gây loãng xương để người phụ nữ cung cấp cho cơ thể một lượng canxi đầy đủ trong suốt cả cuộc đời giúp cho việc xây dựng và gìn giữ sự khoẻ mạnh của hệ xương.
Thanh Huyền
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới:
1. Cấu tạo cơ thể: Phụ nữ có cấu tạo bộ xương nhỏ hơn nam giới, vì vậy khi cùng mất đi một lượng xương thì nữ giới nhanh chóng bị loãng xương hơn nam. Chính vì vậy mà người Châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn do thể trạng thấp, bé. Cơ thể nam giới có nhiều cơ hơn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình tao xương. Tình trạng mất xương ở phụ nữ diễn ra nhanh hơn ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh.
2. Di truyền: Những phụ nữ có mẹ hoặc bà bị loãng xương cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn bình thường do tính di truyền từ gia đình. Hoặc do cấu trúc bẩm sinh của xương có vỏ mỏng, rỗ trong vỏ xương…
3. Mang thai và cho con bú: Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ thiêng liêng, nhưng cũng chính từ quá trình mang thai và cho con bú lượng xương của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể do nhu cầu về canxi cho thai nhi tăng. Những người có càng nhiều con thì nguy cơ bị loãng xương càng lớn.
4. Ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh: Lượng estrogen bị thiếu hụt nghiêm trọng do buồng trứng ngưng hoạt động. Các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn tế bào tạo xương khiến lượng xương bị mất đi nhanh chóng dẫn đến hiện tượng loãng xương. Hoặc những phụ nữ bị cắt buồng trứng cũng có ngủy cơ cao mắc căn bệnh này.
5. Những bệnh lý hay mắc phải: Phụ nữ thường hay mắc các bệnh về xương khớp, cột sống…Dẫn đến việc điều trị lâu ngày bằng các thuốc có chứa corticoid gây giòn xương. Các bệnh về nội tiết như: Đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh về gan, thận cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ.
Biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở phụ nữ:
Để phòng tránh loãng xương ở phụ nữ là cả một quá trình lâu dài. Ngay từ khi còn trẻ chúng ta nên chú trọng đến những biện pháp dự phòng và bảo vệ xương để giảm thiểu tối đa tình trạng mất xương khi có tuổi.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, đặc biệt là giàu canxi như: Trứng, sữa, thịt, cá, sữa chua, phô mai….
Có chế độ tập luyện, sinh hoạt hợp lý. Tăng cường hoạt động ngoài trời vừa giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt cho sức khỏe và góp phần làm tăng độ chắc của xương.
Nên bỏ những chất có hại như: Rượu, bia, thuốc lá…
Hiểu được những nguyên nhân gây loãng xương để người phụ nữ cung cấp cho cơ thể một lượng canxi đầy đủ trong suốt cả cuộc đời giúp cho việc xây dựng và gìn giữ sự khoẻ mạnh của hệ xương.
Thanh Huyền