toilatoi1618
Thành viên
- Tham gia
- 23/10/2016
- Bài viết
- 4
5 điều chăm sóc chó mùa đông người nuôi chó nhất định phải biết để chó không bị cảm lạnh, tê cóng hay mắc các bệnh về hô hấp.
Thời tiết những ngày đông lạnh giá, hay khi mưa phùn ẩm ướt là môi trường lý tưởng khiến cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nguy cơ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh con người và vật nuôi. Chó cũng cảm thấy lạnh như con người, nhất là những giống chó có khả năng chịu lạnh kém như Doberman, chó nhỏ, chó lông ngắn hoặc không có lông, Greyhound (chó săn thỏ). Chúng rất dễ bị cảm cúm, sốt hoặc cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp trong khí hậu ẩm ướt, hoại tử vì tê cóng,… nếu không được chăm sóc, giữ ấm và vệ sinh đúng cách.
Vì thế để cho cún cưng luôn được khỏe mạnh, các boss hãy luôn chú ý 5 điểu chăm sóc chó mùa đông dưới đây:
1. Mặc áo ấm cho chó, nhất là mỗi khi đưa chúng ra ngoài
Bạn có thể cho chó mặc những chiếc áo ấm của con người hoặc có thể mua những bộ quần áo dễ thương dành riêng cho các bé. Chú ý mua các loại vải chất liệu bông hoặc nỉ hoặc len có khả năng giữ ấm tốt.
>>> Các mẫu quần áo, nệm phụ kiện cho chó mèo đẹp tại đây.
2. Chăm sóc chó mùa đông đúng cách
– Bộ lông có tác dụng giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông. Vì thế không nên cắt tỉa lông chó quá ngắn bạn nhé.
– Tắm cho chó bằng nước ấm và trong phòng kín, tránh gió lùa. Sau khi tắm nên dùng khăn lau hoặc máy sấy tránh để lông ướt dễ gây cảm lạnh cho chó.
– Cũng không nên tắm cho chó quá thường xuyên. Tuần tắm 2-3 lần là đủ.
– Hạn chế cho chó ra ngoài trời lạnh giá. Nếu có cho chó ra ngoài vận động thì cũng không nên quá lâu. Có thể để chúng hoạt động, chơi ở trong nhà là tốt nhất nếu thời tiết quá lạnh.
3. Không nên để chó ngủ ngoài trời hoặc trên nền đất
– Nên chuẩn bị ổ nằm cho chó bằng lồng nệm, chăn và quần áo cũ để giữ ấm.
– Để chó nằm trong nhà hoặc ngoài hiên.
– Chuồng nên được che chắn cách nhiệt và sưởi ấm, tránh gió lùa. Bởi gió là tác nhân tăng cường điều kiện thời tiết lạnh.
4. Vệ sinh nơi ở, đồ dùng cho chó luôn sạch sẽ khô ráo
Đảm bảo môi trường sống và sinh hoạt của chó luôn được sạch sẽ, khô ráo. Điều này giúp hạn chế sinh sôi, lây lan của các vi khuẩn, bọ chét và đất bẩn gây bệnh tấn công cún cưng.
– Vệ sinh chuồng, cũi, lồng cho chó thường xuyên đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ.
– Nệm hoặc quần áo mặc cho chó nên thay, giặt giũ sạch sẽ thường xuyên.
5. Sử dụng giày ấm để bảo vệ chân cho các bé khi đi ra ngoài
Nếu cún gặp khó khăn trong việc đi giày, các sen hãy huấn luyện từ từ cho quen dần.
Nếu bạn nghi ngờ cún nhà mìnhbị ốm thì hãy xem ngay các Dấu hiệu nhận biết khi cún bị ốm cảm lạnh để còn có biện pháp cứu chữa kịp thời nhé.
Thời tiết những ngày đông lạnh giá, hay khi mưa phùn ẩm ướt là môi trường lý tưởng khiến cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nguy cơ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh con người và vật nuôi. Chó cũng cảm thấy lạnh như con người, nhất là những giống chó có khả năng chịu lạnh kém như Doberman, chó nhỏ, chó lông ngắn hoặc không có lông, Greyhound (chó săn thỏ). Chúng rất dễ bị cảm cúm, sốt hoặc cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp trong khí hậu ẩm ướt, hoại tử vì tê cóng,… nếu không được chăm sóc, giữ ấm và vệ sinh đúng cách.
Vì thế để cho cún cưng luôn được khỏe mạnh, các boss hãy luôn chú ý 5 điểu chăm sóc chó mùa đông dưới đây:
1. Mặc áo ấm cho chó, nhất là mỗi khi đưa chúng ra ngoài
Bạn có thể cho chó mặc những chiếc áo ấm của con người hoặc có thể mua những bộ quần áo dễ thương dành riêng cho các bé. Chú ý mua các loại vải chất liệu bông hoặc nỉ hoặc len có khả năng giữ ấm tốt.
>>> Các mẫu quần áo, nệm phụ kiện cho chó mèo đẹp tại đây.
2. Chăm sóc chó mùa đông đúng cách
– Bộ lông có tác dụng giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông. Vì thế không nên cắt tỉa lông chó quá ngắn bạn nhé.
– Tắm cho chó bằng nước ấm và trong phòng kín, tránh gió lùa. Sau khi tắm nên dùng khăn lau hoặc máy sấy tránh để lông ướt dễ gây cảm lạnh cho chó.
– Cũng không nên tắm cho chó quá thường xuyên. Tuần tắm 2-3 lần là đủ.
– Hạn chế cho chó ra ngoài trời lạnh giá. Nếu có cho chó ra ngoài vận động thì cũng không nên quá lâu. Có thể để chúng hoạt động, chơi ở trong nhà là tốt nhất nếu thời tiết quá lạnh.
3. Không nên để chó ngủ ngoài trời hoặc trên nền đất
– Nên chuẩn bị ổ nằm cho chó bằng lồng nệm, chăn và quần áo cũ để giữ ấm.
– Để chó nằm trong nhà hoặc ngoài hiên.
– Chuồng nên được che chắn cách nhiệt và sưởi ấm, tránh gió lùa. Bởi gió là tác nhân tăng cường điều kiện thời tiết lạnh.
4. Vệ sinh nơi ở, đồ dùng cho chó luôn sạch sẽ khô ráo
Đảm bảo môi trường sống và sinh hoạt của chó luôn được sạch sẽ, khô ráo. Điều này giúp hạn chế sinh sôi, lây lan của các vi khuẩn, bọ chét và đất bẩn gây bệnh tấn công cún cưng.
– Vệ sinh chuồng, cũi, lồng cho chó thường xuyên đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ.
– Nệm hoặc quần áo mặc cho chó nên thay, giặt giũ sạch sẽ thường xuyên.
5. Sử dụng giày ấm để bảo vệ chân cho các bé khi đi ra ngoài
Nếu cún gặp khó khăn trong việc đi giày, các sen hãy huấn luyện từ từ cho quen dần.
Nếu bạn nghi ngờ cún nhà mìnhbị ốm thì hãy xem ngay các Dấu hiệu nhận biết khi cún bị ốm cảm lạnh để còn có biện pháp cứu chữa kịp thời nhé.
Nguồn: meocun tổng hợp