- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Chúng ta có xu hướng giám sát cơ thể và sức khoẻ th.ân thể nhiều hơn sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Ví dụ, chúng ta kiểm tra sức khoẻ thể chất hằng năm nhưng ý tưởng kiểm tra sức khoẻ tinh thần thì lại hoàn toàn xa lạ với chúng ta.
Chúng ta biết rằng nếu một vết thương cơ thể nhỏ như một vết cắt trở nên đau đớn hơn theo thời gian nó là một dấu hiệu của một sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhưng nếu không được thăng tiến trong công việc thì vẫn đau đớn về tinh thần sau nhiều tuần chúng ta không nhận ra rằng chúng ta có thể bị trầm cảm.
Chúng ta có xu hướng phản ứng một cách chủ động trước cơn đau thể lý hơn nỗi đau tâm lý. Nhưng, nỗi đau tâm lý thường tác động đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn nỗi đau thể lý. Sau đây là 5 lý do nỗi đau tâm lý là tồi tệ hơn nỗi đau thể lý:
1. Những ký ức kích hoạt nỗi đau tâm lý nhưng không kích hoạt nỗi đau thể lý: nhớ lại thời điểm bạn bị gãy chân sẽ không làm chân bạn bị tổn thương, nhưng nhớ lại thời điểm bạn bị từ chối bởi một cô gái bạn thích thời phổ thông sẽ làm bạn đau đớn về tinh thần. Khả năng gợi ra nỗi đau tâm lý bằng cách nhớ lại những sự kiện đau khổ là sâu sắc và đối lập với sự không thể tái trải nghiệm nỗi đau thể lý của chúng ta. Đây là một trong những lý do:
2. Chúng ta sử dụng nỗi đau thể lý như một thứ gây sao lãng khỏi nỗi đau tâm lý và không có trường hợp ngược lại: Một số thanh thiếu niên và người trưởng thành 'cắt tay' vì nỗi đau thể lý do cắt tay gây ra làm họ sao lãng khỏi nỗi đau tâm lý, do đó đem lại cho họ sự giải toả. Nhưng không có trường hợp ngược lại, đó là lí do tại sao chúng ta không thấy một phụ nữ chọn cách kiểm soát cơn đau đẻ tự nhiên bằng cách đọc lại những lá thư từ chối từ trường đại học của cô. Điều không may là, dù chúng ta có thể thích nỗi đau thể lý hơn nỗi đau tâm lý, thì những người khác xem nỗi đau của chúng ta một cách khác biệt:
3. Nỗi đau thể lý nhận được nhiều sự thông cảm từ người khác hơn nỗi đau tâm lý: Khi chúng ta nhìn thấy một người xa lạ bị xe hơi đâm, chúng ta co rúm lại, há hốc miệng hoặc thậm chí thét lên và chạy tới xem thử họ có sao không. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy một người xa lạ bị bắt nạt hoặc bị mắng nhiếc, chế nhạo, chúng ta không thể làm những hành động kia. Các nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta trước sau như một đều đánh giá thấp nỗi đau tâm lý của người khác chứ không phải nỗi đau thể lý. Thêm nữa, những khác biệt về sự thông cảm đó đối với nỗi đau tâm lý chỉ được giảm bớt nếu gần đây chúng ta đã trải qua một nỗi đau tâm lý tương tự. Một khía cạnh khác của nỗi đau tâm lý mà người khác thường bỏ qua là:
4. Nỗi đau tâm lý lặp lại theo những cách mà nỗi đau thể lý thì không: Nếu bạn nhận được một cuộc gọi báo rằng mẹ bạn đang hấp hối trong lúc bạn đang có một bữa ăn tôm hùm lãng mạn với người yêu của bạn vào ngày Valentine, nó có thể sẽ kéo dài vài năm trước khi bạn có thể thưởng thức tôm hùm hoặc ngày valentine mà không trở nên hết sức đau buồn. Nhưng nếu bạn bị gãy chân khi chơi bóng chày trong một trận đấu nghiệp dư, bạn có thể sẽ quay trở lại sân ngay khi bạn hoàn toàn bình phục. Nỗi đau thể lý thường để lại ít sự tái diễn (trừ khi hoàn cảnh của sự tổn thương gây sang chấn tâm lý), trong khi nỗi đau tâm lý để lại vô số sự gợi nhắc, những liên tưởng và kích hoạt nỗi đau của chúng ta khi chúng ta gặp chúng. Đây là một trong những lý do:
5. Nỗi đau tâm lý chứ không phải nỗi đau thể lý có thể gây tổn thương lòng tự trọng và sức khoẻ tinh thần về lâu dài của chúng ta: ngay cả một phần của nỗi đau tâm lý cũng có thể gây tổn thương cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Ví dụ, thi trượt một bài kiểm tra ở đại học có thể tạo ra sự lo lắng và một nỗi sợ thất bại, một lời từ chối tình yêu đau đớn có thể dẫn đến nhiều năm tránh né và cô đơn, bị bắt nạt thời trung học có thể làm chúng ta nhút khi trưởng thành, và một ông sếp hay chỉ trích có thể làm tổn thương lòng tự trọng của chúng ta trong nhiều năm đến.
Từ tất cả những lý do trên, chúng ta nên dành nhiều sự chú ý và quan tâm cho sức khoẻ tâm lý như chúng ta làm với sức khoẻ thể lý của chúng ta. Nhưng chúng ta hiếm khi làm. Trong khi chúng ta hành động ngay khi bị sổ mũi hoặc bị bong gân, thì chúng ta hầu như không có hành động tương tự trước những tổn thương tâm lý như bị từ chối, thất bại, tội lỗi, suy nghĩ ủ ê hoặc cô đơn khi chúng ta chịu đựng chúng. Trong khi chúng ta bôi thuốc sát khuẩn cho một vết thương thì chúng ta ít hành động để bảo vệ hoặc nâng cao lòng tự trọng của chúng ta khi nó bị kéo xuống.
Nguồn
Five Ways Emotional Pain Is Worse than Physical Pain
Why emotional pain causes longer lasting damage to our lives
Published on July 20, 2014 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
Chúng ta biết rằng nếu một vết thương cơ thể nhỏ như một vết cắt trở nên đau đớn hơn theo thời gian nó là một dấu hiệu của một sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhưng nếu không được thăng tiến trong công việc thì vẫn đau đớn về tinh thần sau nhiều tuần chúng ta không nhận ra rằng chúng ta có thể bị trầm cảm.
Chúng ta có xu hướng phản ứng một cách chủ động trước cơn đau thể lý hơn nỗi đau tâm lý. Nhưng, nỗi đau tâm lý thường tác động đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn nỗi đau thể lý. Sau đây là 5 lý do nỗi đau tâm lý là tồi tệ hơn nỗi đau thể lý:
1. Những ký ức kích hoạt nỗi đau tâm lý nhưng không kích hoạt nỗi đau thể lý: nhớ lại thời điểm bạn bị gãy chân sẽ không làm chân bạn bị tổn thương, nhưng nhớ lại thời điểm bạn bị từ chối bởi một cô gái bạn thích thời phổ thông sẽ làm bạn đau đớn về tinh thần. Khả năng gợi ra nỗi đau tâm lý bằng cách nhớ lại những sự kiện đau khổ là sâu sắc và đối lập với sự không thể tái trải nghiệm nỗi đau thể lý của chúng ta. Đây là một trong những lý do:
2. Chúng ta sử dụng nỗi đau thể lý như một thứ gây sao lãng khỏi nỗi đau tâm lý và không có trường hợp ngược lại: Một số thanh thiếu niên và người trưởng thành 'cắt tay' vì nỗi đau thể lý do cắt tay gây ra làm họ sao lãng khỏi nỗi đau tâm lý, do đó đem lại cho họ sự giải toả. Nhưng không có trường hợp ngược lại, đó là lí do tại sao chúng ta không thấy một phụ nữ chọn cách kiểm soát cơn đau đẻ tự nhiên bằng cách đọc lại những lá thư từ chối từ trường đại học của cô. Điều không may là, dù chúng ta có thể thích nỗi đau thể lý hơn nỗi đau tâm lý, thì những người khác xem nỗi đau của chúng ta một cách khác biệt:
3. Nỗi đau thể lý nhận được nhiều sự thông cảm từ người khác hơn nỗi đau tâm lý: Khi chúng ta nhìn thấy một người xa lạ bị xe hơi đâm, chúng ta co rúm lại, há hốc miệng hoặc thậm chí thét lên và chạy tới xem thử họ có sao không. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy một người xa lạ bị bắt nạt hoặc bị mắng nhiếc, chế nhạo, chúng ta không thể làm những hành động kia. Các nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta trước sau như một đều đánh giá thấp nỗi đau tâm lý của người khác chứ không phải nỗi đau thể lý. Thêm nữa, những khác biệt về sự thông cảm đó đối với nỗi đau tâm lý chỉ được giảm bớt nếu gần đây chúng ta đã trải qua một nỗi đau tâm lý tương tự. Một khía cạnh khác của nỗi đau tâm lý mà người khác thường bỏ qua là:
4. Nỗi đau tâm lý lặp lại theo những cách mà nỗi đau thể lý thì không: Nếu bạn nhận được một cuộc gọi báo rằng mẹ bạn đang hấp hối trong lúc bạn đang có một bữa ăn tôm hùm lãng mạn với người yêu của bạn vào ngày Valentine, nó có thể sẽ kéo dài vài năm trước khi bạn có thể thưởng thức tôm hùm hoặc ngày valentine mà không trở nên hết sức đau buồn. Nhưng nếu bạn bị gãy chân khi chơi bóng chày trong một trận đấu nghiệp dư, bạn có thể sẽ quay trở lại sân ngay khi bạn hoàn toàn bình phục. Nỗi đau thể lý thường để lại ít sự tái diễn (trừ khi hoàn cảnh của sự tổn thương gây sang chấn tâm lý), trong khi nỗi đau tâm lý để lại vô số sự gợi nhắc, những liên tưởng và kích hoạt nỗi đau của chúng ta khi chúng ta gặp chúng. Đây là một trong những lý do:
5. Nỗi đau tâm lý chứ không phải nỗi đau thể lý có thể gây tổn thương lòng tự trọng và sức khoẻ tinh thần về lâu dài của chúng ta: ngay cả một phần của nỗi đau tâm lý cũng có thể gây tổn thương cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Ví dụ, thi trượt một bài kiểm tra ở đại học có thể tạo ra sự lo lắng và một nỗi sợ thất bại, một lời từ chối tình yêu đau đớn có thể dẫn đến nhiều năm tránh né và cô đơn, bị bắt nạt thời trung học có thể làm chúng ta nhút khi trưởng thành, và một ông sếp hay chỉ trích có thể làm tổn thương lòng tự trọng của chúng ta trong nhiều năm đến.
Từ tất cả những lý do trên, chúng ta nên dành nhiều sự chú ý và quan tâm cho sức khoẻ tâm lý như chúng ta làm với sức khoẻ thể lý của chúng ta. Nhưng chúng ta hiếm khi làm. Trong khi chúng ta hành động ngay khi bị sổ mũi hoặc bị bong gân, thì chúng ta hầu như không có hành động tương tự trước những tổn thương tâm lý như bị từ chối, thất bại, tội lỗi, suy nghĩ ủ ê hoặc cô đơn khi chúng ta chịu đựng chúng. Trong khi chúng ta bôi thuốc sát khuẩn cho một vết thương thì chúng ta ít hành động để bảo vệ hoặc nâng cao lòng tự trọng của chúng ta khi nó bị kéo xuống.
Nguồn
Five Ways Emotional Pain Is Worse than Physical Pain
Why emotional pain causes longer lasting damage to our lives
Published on July 20, 2014 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel