- Tham gia
- 3/2/2010
- Bài viết
- 344
Mỗi lần về học qua ngã tư Cổ Nhuế, tôi luôn chú ý đến một cô bạn. Lần nào cũng vậy, trong khi tôi cứ thủng thẳng đi như không có chuyện gì thì cô bạn này lúc nào cũng đi như bị ma đuổi...
Mắt cô bạn luôn luôn chú ý đến cột đèn giao thông ở phía trên cao trước mặt. Mỗi khi trông thấy đèn xanh báo hiệu sang đường thì dù vừa mới bước xuống xe buýt, cô bạn cũng phải chạy cho kịp để sang đường như sợ rằng nếu mình không nhanh thì sẽ không còn cơ hội để sang đường nữa.
Tôi vẫn còn nhớ một lần, khi tôi bước đến chân cột đèn giao thông thì chỉ còn 5 giây đèn xanh để sang đường nữa. Vì tính vốn lười nhác sẵn, tôi đừng lại, chờ sang nhịp đèn khác mới sang đường dù thời gian sang đường cũng chỉ mất đến 5 giây. Đúng lúc đó thì cô bạn kia từ bến xe buýt vừa chạy vừa thở từ bến xe buýt lên: “May quá, còn 5 giây nữa, vẫn còn kịp!”. Cô ấy đã sang đường trước tôi. Còn tôi, thì phải chờ đến 90 giây sau mới có thể sang đường được.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác trong những ngày chúng tôi ôn thi đại học.
Tôi chơi rất thân với 2 cậu bạn cùng xóm. Vì chúng tôi học với nhau từ lớp mẫu giáo lên cấp III nên gắn bó với nhau như anh em trong nhà. Một cậu bố mẹ đi làm xa, nên cậu ở nhà một mình, tự mình lo toan tất cả công việc gia đình. Còn cậu bạn kia thì có bố mẹ ở nhà, lại được cưng chiều hết mực vì cậu là con trai út trong nhà. Cậu đi học về, bố mẹ đã lo cơm nước sẵn sàng đâu đấy rồi, cậu chỉ việc ăn, rồi ngủ trưa, rồi đi học. Khi đi học ca ba vào buổi tối, chị gái cậu đưa đón đến tận lớp học. Nhìn cảnh ấy, mấy đứa chúng tôi đều phát thèm và nói vui với nhau: “Cậu ấm này được cả nhà nâng như nâng trứng như vậy thì kiểu gì chẳng đỗ đại học!”
Còn cậu bạn ở một mình xa bố mẹ thì từ sáng sớm tinh mơ đã phải dậy nấu nồi cám to đùng cho lợn gà ăn rồi mới đi học. Buổi trưa đi học về, dù đã 11 giờ trưa nhưng cậu vẫn hì hui vào bếp nấu cơm. Ăn cơm xong không còn thời gian nghỉ ngơi, lại đạp xe hơn 7 cây số để đến trường. Cả lớp đều gọi cậu ấy là cậu bạn “độc thân”.
Dù phải ở một mình, ngày nào cũng phải vất vả cực nhọc, nhưng bù lại cậu bạn tôi rất chăm học. Hầu như tôi chưa bao giờ thấy cậu ấy chơi bời ngoài đường như hai đứa chúng tôi. Những ngày ôn thi đại học, trong khi tôi và “cậu ấm” kia vẫn cứ nhởn nha hết lang thang quán Internet này đến quàn chè, cửa hiệu khác ngoài chợ thì cậu bạn độc thân lúc nào cũng cặm cụi bên bàn học với bài vở. Trừ những lúc đi học hay đi chợ mua đồ ăn, còn thì tôi không thấy cậu ra ngoài.
Nói là đi chơi nhưng thực ra chúng tôi vẫn dành thời gian cho việc ôn thi của mình. Chỉ là sự cố gắng, quyết tâm của hai đứa tôi thì không thể bằng cậu bạn độc thân được. Vì lúc đó chúng tôi vẫn có tư tưởng: “Ôn thi thì ôn thi, nhưng vẫn phải có thời gian chơi bời cho đầu óc thoải mái chứ!”
Đến ngày đăng kí thi đại học, vì cậu bạn độc thân và cậu ấm đều học khối A nên cùng rủ nhau đăng kí thi đại học thương mại để lên Hà Nội có thể được học cùng trường với nhau. Còn tôi, vì học khối C nên đăng kí thi học viện báo chí tuyên truyền.
Ngày đi thi, cả ba đứa đều quyết tâm sẽ hẹn gặp nhau trên Hà Nội khi cả ba đã là sinh viên.
Nhưng rồi, khi báo điểm kết quả thi thì niềm vui của ba đứa tôi không thể trọn vẹn. Tôi may mắn đỗ với số điểm vừa đủ. Cậu bạn độc thân của tôi vừa đủ điểm đỗ. Còn “cậu ấm” thì chỉ thiếu 0.5 điểm nữa là sẽ đỗ.
Hôm tôi đến nhà nó chơi, nó khóc thút thít bảo tôi: “Giá như tao cố gắng lên một chút nữa thôi, để được thêm 0.5 điểm, thì giờ đâu đến nỗi này!”
Ranh giới giữa đỗ và trượt, giữa thành công và thất bại nhiều khi chỉ cách nhau 0.5 điểm cũng như chỉ bằng 5 giây mà một người đã sang đường, còn một người vẫn phải đứng chờ 90 giây sau mới có thể sang được.
Có những gianh giới mong manh mà chỉ cần chúng ta cố gắng, lỗ lực thêm một chút nữa thôi là bước qua được. Thành công sẽ đến khi chúng ta bước qua được ranh giới ấy.
Mắt cô bạn luôn luôn chú ý đến cột đèn giao thông ở phía trên cao trước mặt. Mỗi khi trông thấy đèn xanh báo hiệu sang đường thì dù vừa mới bước xuống xe buýt, cô bạn cũng phải chạy cho kịp để sang đường như sợ rằng nếu mình không nhanh thì sẽ không còn cơ hội để sang đường nữa.
Tôi vẫn còn nhớ một lần, khi tôi bước đến chân cột đèn giao thông thì chỉ còn 5 giây đèn xanh để sang đường nữa. Vì tính vốn lười nhác sẵn, tôi đừng lại, chờ sang nhịp đèn khác mới sang đường dù thời gian sang đường cũng chỉ mất đến 5 giây. Đúng lúc đó thì cô bạn kia từ bến xe buýt vừa chạy vừa thở từ bến xe buýt lên: “May quá, còn 5 giây nữa, vẫn còn kịp!”. Cô ấy đã sang đường trước tôi. Còn tôi, thì phải chờ đến 90 giây sau mới có thể sang đường được.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác trong những ngày chúng tôi ôn thi đại học.
Tôi chơi rất thân với 2 cậu bạn cùng xóm. Vì chúng tôi học với nhau từ lớp mẫu giáo lên cấp III nên gắn bó với nhau như anh em trong nhà. Một cậu bố mẹ đi làm xa, nên cậu ở nhà một mình, tự mình lo toan tất cả công việc gia đình. Còn cậu bạn kia thì có bố mẹ ở nhà, lại được cưng chiều hết mực vì cậu là con trai út trong nhà. Cậu đi học về, bố mẹ đã lo cơm nước sẵn sàng đâu đấy rồi, cậu chỉ việc ăn, rồi ngủ trưa, rồi đi học. Khi đi học ca ba vào buổi tối, chị gái cậu đưa đón đến tận lớp học. Nhìn cảnh ấy, mấy đứa chúng tôi đều phát thèm và nói vui với nhau: “Cậu ấm này được cả nhà nâng như nâng trứng như vậy thì kiểu gì chẳng đỗ đại học!”
Còn cậu bạn ở một mình xa bố mẹ thì từ sáng sớm tinh mơ đã phải dậy nấu nồi cám to đùng cho lợn gà ăn rồi mới đi học. Buổi trưa đi học về, dù đã 11 giờ trưa nhưng cậu vẫn hì hui vào bếp nấu cơm. Ăn cơm xong không còn thời gian nghỉ ngơi, lại đạp xe hơn 7 cây số để đến trường. Cả lớp đều gọi cậu ấy là cậu bạn “độc thân”.
Dù phải ở một mình, ngày nào cũng phải vất vả cực nhọc, nhưng bù lại cậu bạn tôi rất chăm học. Hầu như tôi chưa bao giờ thấy cậu ấy chơi bời ngoài đường như hai đứa chúng tôi. Những ngày ôn thi đại học, trong khi tôi và “cậu ấm” kia vẫn cứ nhởn nha hết lang thang quán Internet này đến quàn chè, cửa hiệu khác ngoài chợ thì cậu bạn độc thân lúc nào cũng cặm cụi bên bàn học với bài vở. Trừ những lúc đi học hay đi chợ mua đồ ăn, còn thì tôi không thấy cậu ra ngoài.
Nói là đi chơi nhưng thực ra chúng tôi vẫn dành thời gian cho việc ôn thi của mình. Chỉ là sự cố gắng, quyết tâm của hai đứa tôi thì không thể bằng cậu bạn độc thân được. Vì lúc đó chúng tôi vẫn có tư tưởng: “Ôn thi thì ôn thi, nhưng vẫn phải có thời gian chơi bời cho đầu óc thoải mái chứ!”
Đến ngày đăng kí thi đại học, vì cậu bạn độc thân và cậu ấm đều học khối A nên cùng rủ nhau đăng kí thi đại học thương mại để lên Hà Nội có thể được học cùng trường với nhau. Còn tôi, vì học khối C nên đăng kí thi học viện báo chí tuyên truyền.
Ngày đi thi, cả ba đứa đều quyết tâm sẽ hẹn gặp nhau trên Hà Nội khi cả ba đã là sinh viên.
Nhưng rồi, khi báo điểm kết quả thi thì niềm vui của ba đứa tôi không thể trọn vẹn. Tôi may mắn đỗ với số điểm vừa đủ. Cậu bạn độc thân của tôi vừa đủ điểm đỗ. Còn “cậu ấm” thì chỉ thiếu 0.5 điểm nữa là sẽ đỗ.
Hôm tôi đến nhà nó chơi, nó khóc thút thít bảo tôi: “Giá như tao cố gắng lên một chút nữa thôi, để được thêm 0.5 điểm, thì giờ đâu đến nỗi này!”
Ranh giới giữa đỗ và trượt, giữa thành công và thất bại nhiều khi chỉ cách nhau 0.5 điểm cũng như chỉ bằng 5 giây mà một người đã sang đường, còn một người vẫn phải đứng chờ 90 giây sau mới có thể sang được.
Có những gianh giới mong manh mà chỉ cần chúng ta cố gắng, lỗ lực thêm một chút nữa thôi là bước qua được. Thành công sẽ đến khi chúng ta bước qua được ranh giới ấy.
VŨ VIẾT TUÂN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: