Nhungbuna1
Thành viên
- Tham gia
- 25/12/2015
- Bài viết
- 1
Nhiều câu hỏi bạn tự đặt ra về đi thi năm nay, đề sẽ ra phần nào? Đề năm nay có khó hay không,... rất rất nhiều câu hỏi xung quanh đề thi. Sau đây là những lí do để bạn “dẹp” ngay lo lắng đó và tập trung chính vào việc ôn tập.
Chắc hẳn kì thi THPT Quốc Gia đang gần kề khiến bạn không thể không lo lắng, tuy nhiên lo lắng chỉ làm bạn áp lực và mất tập trung mà thôi. Nhiều câu hỏi bạn tự đặt ra về đi thi năm nay, đề sẽ ra phần nào? Đề năm nay có khó hay không,... rất rất nhiều câu hỏi xung quanh đề thi. Sau đây là những lí do để bạn "dẹp" ngay lo lắng đó và tập trung chính vào việc ôn tập.
Đề là đề chung – Không có chuyện khó hay dễ.
Kì thi THPT Quốc Gia với 2 mục đích, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học vì vậy Bộ GD&ĐT cũng đã nghiên cứu rất kĩ làm sao để đánh giá đúng năng lực, phân loại rõ ràng giữa điểm số câu hỏi dành cho xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Bạn không cần quá lo lắng về việc khó hay dễ. Nếu bạn thi lấy kết quả xét tốt nghiệp, các câu hỏi chỉ nằm ở mức nhận biết và thông hiểu, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là bạn đã có kết quả đủ để tốt nghiệp THPT. Nếu bạn dùng kết quả để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng, đề là đề thi chung, nếu khó thì ai cũng khó như bạn cả. Dừng ngay việc suốt ngày lo lắng không biết năm nay đề khó hay dễ, sẽ chỉ tạo thêm áp lực và khiến bạn mất tập trung mà thôi. Hãy chú trọng vào ôn tập kiến thức thay vì suốt ngày lo đề khó dễ "viển vông".
Xu hướng ra đề chú trọng vận dụng kiến thức thực tiễn.
Có thể nói Bộ GD&ĐT đang thay đổi cách ra đề thi qua các năm và năm 2015 là sự thay đổi rõ rệt nhất. Dễ nhận thấy nhất qua các môn xã hội, đặc biệt là lịch sử. Môn sử không còn là những sự kiện hay những con số vốn được xem là "khô khan" từ trước đến nay, đề thi lịch sử đòi hỏi hiểu biết, nắm rõ các nội dung chính của từng sự kiện, qua đó vận dụng nêu lên những nhận định của bản thân. Cách "trình bày" bây giờ đã không còn nữa rồi, thay vào đó là phân tích và lập luận. Đó không chỉ riêng môn lịch sử mà các môn khác đều có xu hướng thay đổi tương tự.
Môn ngữ văn cũng chú trọng các sự kiện nổi bật xảy ra trong năm để đưa và phần nghị luận xã hội, các môn tự nhiên cũng không còn là "tính toán" mà đòi hỏi vận dụng thực tiễn như thế nào. Có thể nói vận dụng thực tiễn đang là xu hướng ra đề hiện nay, nên bạn không nên "mọt sách" mà phải hiểu và học cách vận dụng nó vào thực tiễn. Đừng quá lo lắng, nếu thực sự biết, bạn hãy trình bày theo cách hiểu của mình chứ không phải theo kiểu của "thầy cô".
Kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa (SGK)
Đó là lời khẳng định của đại diện Bộ GD&ĐT, ngoài ra kiến thức trọng tâm nằm ở khối 12. Nhìn vào các đề thi năm trước, các bạn cũng dễ dàng nhận thấy, kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa. Năm 2015, đề thi tập trung chủ yếu ở kiến thức lớp 12 cho tất cả các môn và đó cũng là cơ sở cho đề thi năm nay. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng vì mình chưa học kiến thức nâng cao ở ngoài, hay không biết đề thi có ra những kiến thức "lạ" hay không? Điều chắc chắn, nội dung là những gì có ở SGK, bạn chỉ cần tập trung ôn theo đúng nội dung và chú trọng kiến thức khối 12, chắc chắn bạn sẽ có kết quả tốt cho kì thi. Không việc gì phải lo lắng về những kiến thức "lạ" cả, chỉ sợ có trong SGK mà bạn không học mà thôi.
Khóa học thiết kế và lạp trình web PHP chuyên nghiệp
Khóa học thiết kế website PHP và MySQL Chuyên Nghiệp
Đề thi phân hóa rõ ràng – 60% là kiến thức cơ bản.
Chắc hẳn những bạn chỉ dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT rất lo lắng. Các bạn đa số là những học sinh trung bình – khá, "Làm sao có thể thi đề thi Đại học" – Đó là suy nghĩ sai lầm của đa số sĩ tử. Vì đây là kì thi chung cho nên Bộ GD&ĐT ra đề theo sự phân hóa rõ ràng. Sẽ có các mức trong đề thi đi từ dễ đến khó: Mức nhận biết: Là mức kiến thức cơ bản nhất, được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa. Mức thông hiểu: Là mức vận dụng công thức hay kiến thức cơ bản để tìm ra lời giải, chỉ cần bạn nắm bản chất vấn đề là có thể làm được ngay. Mức thứ 3 là mức vận dụng: Mức độ này yêu cầu các bạn hiểu rõ và chắc về kiến thức và cuối cùng là vận dụng cao dùng để đánh giá học sinh khá giỏi để phân loại học sinh xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Theo phát biểu chỉ đạo của đại diện Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác ôn tập và định hướng kì thi THPT Quốc Gia, sẽ có 60% câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản nên các bạn xét tốt nghiệp THPT không nên quá lo lắng, ngoài ra thí sinh dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ cũng cần phải biết để có kế hoạch ôn tập hợp lí, phân bố thời gian cho từng phần sao cho phù hợp với mức độ và điểm số của câu hỏi.
Lo lắng chỉ khiến bạn căng thẳng và "đánh rơi" thành công.
Nhiều bạn thí sinh đang rất lo lắng cho kì thi gần kề, suốt ngày "dự đoán" đề thi và mong muốn cơ hội "trúng tủ". Chính vì vậy mà không ít trường hợp "dở khóc dở cười" sau kì thi kết thúc. Lo lắng chỉ tạo ra áp lực và khiến bạn mất tập trung, hãy thoải mái và tự tin với kiến thức mình đã được học. Thay vì ngồi "đoán đề" thì bạn nên dành thời gian đó cho việc ôn tập hoặc giải lao để đảm bảo sức khỏe. Lo lắng không giải quyết được vấn đề, kiến thức và bản lĩnh mới giúp bạn chinh phục được kì thi.
Kì thi gần kề cũng có nghĩa là lúc bạn mang bản lĩnh của bản thân để vượt qua khó khăn. Kiến thức ở sách giáo khoa, nội dung đã được thầy cô giảng dạy, ai cũng được học như nhau – quan trọng bản lĩnh của mỗi người sẽ quyết định đến thành công trong kì thi sắp tới.
ITPlus Academy (ST)
Chắc hẳn kì thi THPT Quốc Gia đang gần kề khiến bạn không thể không lo lắng, tuy nhiên lo lắng chỉ làm bạn áp lực và mất tập trung mà thôi. Nhiều câu hỏi bạn tự đặt ra về đi thi năm nay, đề sẽ ra phần nào? Đề năm nay có khó hay không,... rất rất nhiều câu hỏi xung quanh đề thi. Sau đây là những lí do để bạn "dẹp" ngay lo lắng đó và tập trung chính vào việc ôn tập.
Đề là đề chung – Không có chuyện khó hay dễ.
Kì thi THPT Quốc Gia với 2 mục đích, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học vì vậy Bộ GD&ĐT cũng đã nghiên cứu rất kĩ làm sao để đánh giá đúng năng lực, phân loại rõ ràng giữa điểm số câu hỏi dành cho xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Bạn không cần quá lo lắng về việc khó hay dễ. Nếu bạn thi lấy kết quả xét tốt nghiệp, các câu hỏi chỉ nằm ở mức nhận biết và thông hiểu, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là bạn đã có kết quả đủ để tốt nghiệp THPT. Nếu bạn dùng kết quả để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng, đề là đề thi chung, nếu khó thì ai cũng khó như bạn cả. Dừng ngay việc suốt ngày lo lắng không biết năm nay đề khó hay dễ, sẽ chỉ tạo thêm áp lực và khiến bạn mất tập trung mà thôi. Hãy chú trọng vào ôn tập kiến thức thay vì suốt ngày lo đề khó dễ "viển vông".
Xu hướng ra đề chú trọng vận dụng kiến thức thực tiễn.
Có thể nói Bộ GD&ĐT đang thay đổi cách ra đề thi qua các năm và năm 2015 là sự thay đổi rõ rệt nhất. Dễ nhận thấy nhất qua các môn xã hội, đặc biệt là lịch sử. Môn sử không còn là những sự kiện hay những con số vốn được xem là "khô khan" từ trước đến nay, đề thi lịch sử đòi hỏi hiểu biết, nắm rõ các nội dung chính của từng sự kiện, qua đó vận dụng nêu lên những nhận định của bản thân. Cách "trình bày" bây giờ đã không còn nữa rồi, thay vào đó là phân tích và lập luận. Đó không chỉ riêng môn lịch sử mà các môn khác đều có xu hướng thay đổi tương tự.
Môn ngữ văn cũng chú trọng các sự kiện nổi bật xảy ra trong năm để đưa và phần nghị luận xã hội, các môn tự nhiên cũng không còn là "tính toán" mà đòi hỏi vận dụng thực tiễn như thế nào. Có thể nói vận dụng thực tiễn đang là xu hướng ra đề hiện nay, nên bạn không nên "mọt sách" mà phải hiểu và học cách vận dụng nó vào thực tiễn. Đừng quá lo lắng, nếu thực sự biết, bạn hãy trình bày theo cách hiểu của mình chứ không phải theo kiểu của "thầy cô".
Kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa (SGK)
Đó là lời khẳng định của đại diện Bộ GD&ĐT, ngoài ra kiến thức trọng tâm nằm ở khối 12. Nhìn vào các đề thi năm trước, các bạn cũng dễ dàng nhận thấy, kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa. Năm 2015, đề thi tập trung chủ yếu ở kiến thức lớp 12 cho tất cả các môn và đó cũng là cơ sở cho đề thi năm nay. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng vì mình chưa học kiến thức nâng cao ở ngoài, hay không biết đề thi có ra những kiến thức "lạ" hay không? Điều chắc chắn, nội dung là những gì có ở SGK, bạn chỉ cần tập trung ôn theo đúng nội dung và chú trọng kiến thức khối 12, chắc chắn bạn sẽ có kết quả tốt cho kì thi. Không việc gì phải lo lắng về những kiến thức "lạ" cả, chỉ sợ có trong SGK mà bạn không học mà thôi.
Khóa học thiết kế và lạp trình web PHP chuyên nghiệp
Khóa học thiết kế website PHP và MySQL Chuyên Nghiệp
Đề thi phân hóa rõ ràng – 60% là kiến thức cơ bản.
Chắc hẳn những bạn chỉ dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT rất lo lắng. Các bạn đa số là những học sinh trung bình – khá, "Làm sao có thể thi đề thi Đại học" – Đó là suy nghĩ sai lầm của đa số sĩ tử. Vì đây là kì thi chung cho nên Bộ GD&ĐT ra đề theo sự phân hóa rõ ràng. Sẽ có các mức trong đề thi đi từ dễ đến khó: Mức nhận biết: Là mức kiến thức cơ bản nhất, được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa. Mức thông hiểu: Là mức vận dụng công thức hay kiến thức cơ bản để tìm ra lời giải, chỉ cần bạn nắm bản chất vấn đề là có thể làm được ngay. Mức thứ 3 là mức vận dụng: Mức độ này yêu cầu các bạn hiểu rõ và chắc về kiến thức và cuối cùng là vận dụng cao dùng để đánh giá học sinh khá giỏi để phân loại học sinh xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Theo phát biểu chỉ đạo của đại diện Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác ôn tập và định hướng kì thi THPT Quốc Gia, sẽ có 60% câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản nên các bạn xét tốt nghiệp THPT không nên quá lo lắng, ngoài ra thí sinh dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ cũng cần phải biết để có kế hoạch ôn tập hợp lí, phân bố thời gian cho từng phần sao cho phù hợp với mức độ và điểm số của câu hỏi.
Lo lắng chỉ khiến bạn căng thẳng và "đánh rơi" thành công.
Nhiều bạn thí sinh đang rất lo lắng cho kì thi gần kề, suốt ngày "dự đoán" đề thi và mong muốn cơ hội "trúng tủ". Chính vì vậy mà không ít trường hợp "dở khóc dở cười" sau kì thi kết thúc. Lo lắng chỉ tạo ra áp lực và khiến bạn mất tập trung, hãy thoải mái và tự tin với kiến thức mình đã được học. Thay vì ngồi "đoán đề" thì bạn nên dành thời gian đó cho việc ôn tập hoặc giải lao để đảm bảo sức khỏe. Lo lắng không giải quyết được vấn đề, kiến thức và bản lĩnh mới giúp bạn chinh phục được kì thi.
Kì thi gần kề cũng có nghĩa là lúc bạn mang bản lĩnh của bản thân để vượt qua khó khăn. Kiến thức ở sách giáo khoa, nội dung đã được thầy cô giảng dạy, ai cũng được học như nhau – quan trọng bản lĩnh của mỗi người sẽ quyết định đến thành công trong kì thi sắp tới.
ITPlus Academy (ST)