- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Những giám đốc tuyển dụng tinh tường có thể khai thác rất nhiều thông tin về bạn chỉ sau một vài câu hỏi được lựa chọn kỹ càng. Có những câu dường như rất đơn giản, tuy nhiên lại là những câu được sử dụng để khiến bạn tiết lộ những thông tin mà bản thân bạn muốn che dấu. Nói cách khác, đó là những câu hỏi để đánh lừa bạn.
Mặc dù vậy, những câu hỏi này không chỉ được dùng để phơi bày nhược điểm của bạn – Lynn Taylor, một chuyên gia về môi trường làm việc cho biết – Những loại câu hỏi này có thể giúp giám đốc tuyển dụng phá bỏ “sự ồn ào và lộn xộn của hình thức phỏng vấn truyền thống” để nhìn được con người thật của bạn.
Dưới đây là 5 ví dụ phổ biến cùng những lời khuyên để giúp bạn “phá đảo” từng câu.
1. Hãy mô tả bản thân chỉ trong 1 - 3 từ?
- Mục đích của câu hỏi: Câu hỏi này có thể được hỏi để khai thác thông tin về tính cách của bạn, mức độ tự tin của bạn khi tự đánh giá bản thân, và việc liệu phong cách làm việc của bạn có phù hợp với công việc hay không.
- Điều gì làm câu hỏi dễ đánh lừa bạn? Câu hỏi này có thể là một thử thách, đặc biệt nếu nó được đặt ngay từ đầu buổi phóng vấn, bởi vì bạn không thực sự biết người phỏng vấn đang tìm kiếm loại tính cách gì. “Khoảng cách giữa tự phụ và tự tin, giữa khiêm tốn và tự ti là rất mong manh,” Taylor nói. “Và một người có thể có nhiều khía cạnh khác nhau, vì thế việc gắn một cái mác ngắn ngủi lên bản thân dường như là không thể.”
- Câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì? Hãy trả lời một cách cẩn trọng, Taylor cảnh báo. “Nếu bạn biết bạn là người đáng tin cậy và tận tụy, nhưng lại thích việc bạn bè khen ngợi sự hài hước của bạn, hãy chọn con đường an toàn.” Nếu bạn đang ứng tuyển cho công việc kế toán, từ được sử dụng để mô tả bạn không nên là “sáng tạo,” và nếu đó là vị trí Giám đốc nghệ thuật thì không nên dùng những từ chẳng hạn như “đúng giờ”. “Hầu hết các nhà tuyển dụng ngày nay tìm kiếm những người có tinh thần đồng đội, bình tĩnh trước áp lực, lạc quan, trung thực, đáng tin, và tận tụy. Tuy nhiên, bạn có thể phạm sai lầm nếu liệt kê những tính từ mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng muốn nghe. Đây là cơ hội để bạn mô tả phẩm chất tốt nhất của bạn phù hợp với công việc theo cách đánh giá của bạn.”
- Mục đích của câu hỏi: Người phỏng vấn sẽ khai thác những điểm đáng lưu ý và những kẻ hay phá luật, như sự thiếu khả năng hợp tác với đồng nghiệp và/hoặc việc trễ deadline. “Mỗi công việc có những yêu cầu riêng, vì thế, các câu trả lời nên thể hiện điểm mạnh có thể ứng dụng được vào công việc và điểm yếu có những lợi ích nhất định,” Taylor nói. “Ít nhất, bạn nên thể hiện rằng các nhược điểm của bạn đã dần biến mất vì những hành động tích cực mà bạn đã thực hiện.”
- Điều gì làm câu hỏi dễ đánh lừa bạn? Phơi bày điểm yếu có thể ảnh hưởng xấu đến bạn nếu bạn không thể chuyển điểm yếu đó thành điều tích cực. Taylor nói “Điểm mạnh của bạn có thể không phù hợp với kỹ năng hay phong cách làm việc mà công việc cần. Tốt nhất là chuẩn bị câu hỏi này trước, nếu không bạn sẽ phải hạ cánh tại bãi mìn đấy.”
- Câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì? Các giám đốc tuyển dụng muốn biết điểm mạnh của bạn có giá trị trực tiếp với vị trí mới và điểm yếu của bạn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc của bạn hay không. “Họ cũng tìm kiếm khả năng tự đánh giá bản thân một cách chín chắn và tự tin của bạn,” Taylor nói.
- Mục đích của câu hỏi: Người phỏng vấn đặt câu hỏi này vì họ muốn biết điều gì thúc đẩy bạn nhiều nhất, bạn đã nghiên cứu về công ty kỹ càng như thế nào, và bạn muốn công việc này nhiều đến mức độ nào.
- Điều gì làm câu hỏi dễ đánh lừa bạn? “Rõ ràng là bạn muốn làm việc cho công ty vì một số lý do nhất định,” Taylor nói. “Nhưng việc bạn đặt ưu tiên cho từng lý do lại hé lộ điều gì quan trọng đối với bạn.” – “Bạn cũng sẽ được kiểm tra mức độ quan tâm đối với công việc,” bà nói.
- Câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì? Giám đốc tuyển dụng muốn xem liệu bạn có dành thời gian để nghiên cứu về công ty cũng như hiểu về ngành hoạt động. Họ cũng muốn biết liệu bạn có thực sự muốn công việc này hay không (chứ không phải muốn bất cứ công việc nào); liệu bạn có thái độ tích cực (can-do attitude); liệu bạn có nhiều năng lượng, bạn có thể đóng góp nhiều, bạn hiểu sứ mệnh và mục tiêu của công ty và bạn muốn là một phần của sứ mệnh đó.
- Mục đích của câu hỏi: Những vị sếp tiềm năng muốn biết liệu có bất cứ vấn đề rõ ràng về tính cách nào, và còn cách nào tốt hơn là đặt câu hỏi trực tiếp? “Họ sẽ biết điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn sẽ nói dối, và họ có thể cảm thấy họ vẫn đủ lão luyện để phát hiện gian dối,” Taylor giải thích. “Giọng điệu tiêu cực của câu hỏi là nhằm kiểm tra bản lĩnh của ngay cả những chuyên gia dày dạn nhất.”
- Điều gì làm câu hỏi dễ đánh lừa bạn? Bạn có thể dễ dàng tự hại mình với câu hỏi này. Nếu bạn trả lời, “Tôi không thể nghĩ ra được lý do gì khiến người khác ghét làm việc với tôi,” bạn đang một cách gián tiếp xúc phạm người phỏng vấn vì xem thường câu hỏi. Do đó, bạn phải trả lời câu hỏi theo cách nào đó để đạt được mục đích mà không quá khiêm tốn. “Các giám đốc tuyển dụng không tìm kiếm những ứng viên tự thương hại bản thân,” bà nói.
- Câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì? Bạn sẽ không muốn trả lời rằng, “Không phải lúc nào tôi cũng là người dễ dãi nhất để làm quen, đặc biệt dưới áp lực của deadlines. Thỉnh thoảng tôi rất dễ mất bình tĩnh.” Bạn cũng có thể gói ghém đồ đạc và tìm lối thoát gần nhất. “Ngược lại, bạn có thể dẫn dắt từ những điều tích cực và phát triển câu chuyện từ đó: ‘Thông thường tôi rất may mắn có được những mối quan hệ tuyệt vời trong công việc. Các khoảng thời gian duy nhất mà tôi không được yêu thích – và điều này chỉ mang tính tạm thời – là khi tôi cần thách thức nhân viên làm việc tốt hơn. Đôi khi tôi cảm thấy chúng ta phải chọn một quyết định khó khăn vì lợi ích to lớn hơn của công ty,'” Taylor gợi ý.
- Mục đích của câu hỏi: Câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng rất nhiều thông tin. Họ muốn biết không chỉ việc bạn xử lý các tình huống căng thẳng như thế nào, mà còn là việc bạn nghĩ về vấn đề như thế nào, bạn định nghĩa thế nào là “khó khăn”, và bạn đã hành động như thế nào khi đối mặt với nghịch cảnh.
- Điều gì làm câu hỏi dễ đánh lừa bạn? Rất dễ để xem câu hỏi như một lời mời gọi bạn khoe khoang về thành công mà bạn đã đạt được. Nhưng đừng mắc bẫy. “Điểm mấu chốt thực sự là ở việc bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào,” Taylor giải thích. “Bạn có cho thấy dấu hiệu thành công nào khi bạn mô tả sự việc không? Bạn có sáng tạo, tháo vát và nhanh chóng giải quyết vấn đề không? Bạn có đi theo cách suy nghĩ logic khi làm như vậy?” Hãy chọn ví dụ của bạn hết sức cẩn thận, bởi vì chúng sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát về quan niệm “khó khăn” của bạn.
- Câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì? Người phỏng vấn muốn xem liệu bạn có phải là một người giải quyết vấn đề tốt hay không, Taylor nói. “Họ thích những người có thể suy nghĩ rõ ràng, vẫn giữ được sự chuyên nghiệp ngay cả khi ở dưới họng súng — và những người có thể phục hồi nhanh chóng từ những thất bại.” Để giải quyết tốt câu hỏi, hãy chắc chắn rằng bạn tham dự buổi phỏng vấn sau khi đã chuẩn bị một số ví dụ về việc bạn đã vượt qua thành công những thử thách lớn trong công việc.
(Chọn lọc và dịch từ agenda.weforum.org – Bài gốc xem tại đây