- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trứng là thực phẩm có hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều, sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng gánh nặng cho thận.
1. Cùng lúc ăn trứng và uống sữa đậu nành sẽ giảm giá trị dinh dưỡng
Bữa sáng, không ít người lựa chọn cách kết hợp trứng với sữa đậu nành, cho rằng hai thứ này đều giàu protein, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sự thật là trứng và sữa đậu nành không nên kết hợp với nhau. Bởi trong sữa đậu nành có chất ức chế trypsin, nó sẽ kết hợp với protein dính trong lòng trắng trứng, khiến quá trình phân giải protein bị cản trở, làm giảm khả năng hấp thụ protein trong cơ thể.
2. Ăn trứng chưa chín dễ bị tiêu chảy
Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút hay bất kì loại trứng nào đi nữa, khi chưa nấu kỹ cơ thế sẽ rất khó hấp thu chất đạm (protein).
PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm: “Trứng chưa chín sẽ dễ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng”. Không nên nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng. Nên ăn trứng luộc bởi vì trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.
3. Trứng nêm bột ngọt sẽ phá vỡ vị ngọt tự nhiên của trứng
Trong trứng có chứa natri clorua và lượng lớn glutamate, hai thành phần này sau khi được làm nóng sẽ tạo nên thứ bột ngọt tự nhiên. Lúc này, nếu bạn cho thêm bột ngọt vào trứng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp bột ngọt trong trứng, vô tình phá vỡ hương vị tự nhiên và làm giảm độ thơm ngon của trứng.
4. Trứng và đường nấu với nhau dễ gây đông máu
Trứng sau thời gian được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau nảy sinh phản ứng hóa học, tạo ra hợp chất có tên gọi Glycosyl lysine - chất phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này rất khó hấp thụ, lại có tính độc, thậm chí có thể làm đông máu, gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nếu bạn vẫn muốn nấu trứng với đường, hãy đợi sau khi trứng gần nguội rồi bỏ đường vào trộn đều thì tốt hơn.
5. Ăn quá nhiều trứng/ngày tạo gánh nặng cho thận
Trứng là thực phẩm có hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều, sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng gánh nặng cho thận. Cơ bản, trẻ nhỏ và người già mỗi ngày ăn một quả, thanh thiếu niên mỗi ngày ăn 2 quả là phù hợp.
Theo Ione
1. Cùng lúc ăn trứng và uống sữa đậu nành sẽ giảm giá trị dinh dưỡng
Bữa sáng, không ít người lựa chọn cách kết hợp trứng với sữa đậu nành, cho rằng hai thứ này đều giàu protein, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sự thật là trứng và sữa đậu nành không nên kết hợp với nhau. Bởi trong sữa đậu nành có chất ức chế trypsin, nó sẽ kết hợp với protein dính trong lòng trắng trứng, khiến quá trình phân giải protein bị cản trở, làm giảm khả năng hấp thụ protein trong cơ thể.
2. Ăn trứng chưa chín dễ bị tiêu chảy
Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút hay bất kì loại trứng nào đi nữa, khi chưa nấu kỹ cơ thế sẽ rất khó hấp thu chất đạm (protein).
PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm: “Trứng chưa chín sẽ dễ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng”. Không nên nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng. Nên ăn trứng luộc bởi vì trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.
Ảnh: Internet |
Trong trứng có chứa natri clorua và lượng lớn glutamate, hai thành phần này sau khi được làm nóng sẽ tạo nên thứ bột ngọt tự nhiên. Lúc này, nếu bạn cho thêm bột ngọt vào trứng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp bột ngọt trong trứng, vô tình phá vỡ hương vị tự nhiên và làm giảm độ thơm ngon của trứng.
4. Trứng và đường nấu với nhau dễ gây đông máu
Trứng sau thời gian được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau nảy sinh phản ứng hóa học, tạo ra hợp chất có tên gọi Glycosyl lysine - chất phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này rất khó hấp thụ, lại có tính độc, thậm chí có thể làm đông máu, gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nếu bạn vẫn muốn nấu trứng với đường, hãy đợi sau khi trứng gần nguội rồi bỏ đường vào trộn đều thì tốt hơn.
5. Ăn quá nhiều trứng/ngày tạo gánh nặng cho thận
Trứng là thực phẩm có hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều, sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng gánh nặng cho thận. Cơ bản, trẻ nhỏ và người già mỗi ngày ăn một quả, thanh thiếu niên mỗi ngày ăn 2 quả là phù hợp.
Theo Ione