- Tham gia
- 2/7/2015
- Bài viết
- 114
Mỗi đứa trẻ đều có tiềm lực trên các lĩnh vực khác nhau ở mức độ khác nhau. Vậy, làm thế nào để có thể phát hiện ra con bạn có phải là thần đồng hay không ?
Có nhu cầu khám phá và có trí tò mò mãnh liệt
Dù tất cả các trẻ đều có tính hiếu kỳ nhưng đa phần khả năng tập trung của trẻ rất dễ phân tán, chỉ cần người lớn gây gián đoạn, chúng sẽ lập tức bỏ qua thứ mà mình vừa kiên quyết muốn có được. Tuy nhiên một đứa trẻ có tính hiếu kỳ mạnh mẽ và nhiều nhu cầu khám phá sẽ luôn duy trì theo sự vật mà mình đã chú ý. Khi trẻ muốn làm rõ bản chất của sự vật, nó sẽ tập trung toàn bộ trí lực vào đó.
Tiến bộ sớm hơn so với những bạn cùng lứa
Con của bạn biết nói sớm hơn hẳn nửa năm so với những đứa trẻ thông thường, nhìn thấy mèo có thể liên tưởng đến tiếng “meo meo”, và tự miệng phát ra tiếng “meo meo” hoặc con bạn biết bò rất nhanh, la đứa trẻ biết đi sớm nhất vùng, luôn luôn leo trèo, không chịu ngồi yên… Hãy tin tưởng vào những biểu hiện sớm này của trẻ và phải biết nắm bắt cơ hội để bồi dưỡng cho trẻ ở lĩnh vực đó. Biết đâu sau này con bạn sẽ trở thành chuyên gia ngôn ngữ hay sẽ là một vận động viên giành huy chương vàng thể dục ở kỳ Olympic.
Có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú
Một đứa trẻ 2 tuổi liệu có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo ko? Tất nhiên là có, dù hầu hết những đứa trẻ khoảng 1 tuổi chưa thể chuẩn bị được tốt năng lực để giải quyết vấn đề, nhưng một đứa trẻ siêu phàm lại thường có những biểu hiện kinh ngạc khiến cha mẹ phải bất ngờ.
Khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc
Trẻ có thể nhớ nhanh, tính toán nhanh, hoặc nhớ được hàng trăm chữ số đứng đằng sau số Pi (xấp xỉ 3,1415926535897…). Dù là cách nhớ của những đứa trẻ trong giai đoạn này đa phần là học thuộc long một cách máy móc, nhưng nếu kích thích lên não bộ của trẻ càng sớm thì trẻ sẽ tiếp nhận thông tin càng nhanh và xử lý càng tốt .
Hiểu biết và nhạy cảm
Những đứa trẻ có tài năng thường tương đối nhạy cảm, chúng có thể quan sát được cảm xúc và cách làm của đối phương, rồi đưa ra phản ứng thích hợp. Những đứa trẻ như vậy thường có chỉ số cảm xúc (EQ) khá cao, trong cuộc sống xã hội phức tạp sau này, chắc chắn sẽ là người có những mối quan hệ tốt, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà ngược lại phải chú trọng bồi dưỡng năng lực, để trẻ phát huy được sở trường của bản thân.
Nguồn: https://geniusprint.vn
Có nhu cầu khám phá và có trí tò mò mãnh liệt
Dù tất cả các trẻ đều có tính hiếu kỳ nhưng đa phần khả năng tập trung của trẻ rất dễ phân tán, chỉ cần người lớn gây gián đoạn, chúng sẽ lập tức bỏ qua thứ mà mình vừa kiên quyết muốn có được. Tuy nhiên một đứa trẻ có tính hiếu kỳ mạnh mẽ và nhiều nhu cầu khám phá sẽ luôn duy trì theo sự vật mà mình đã chú ý. Khi trẻ muốn làm rõ bản chất của sự vật, nó sẽ tập trung toàn bộ trí lực vào đó.
Tiến bộ sớm hơn so với những bạn cùng lứa
Con của bạn biết nói sớm hơn hẳn nửa năm so với những đứa trẻ thông thường, nhìn thấy mèo có thể liên tưởng đến tiếng “meo meo”, và tự miệng phát ra tiếng “meo meo” hoặc con bạn biết bò rất nhanh, la đứa trẻ biết đi sớm nhất vùng, luôn luôn leo trèo, không chịu ngồi yên… Hãy tin tưởng vào những biểu hiện sớm này của trẻ và phải biết nắm bắt cơ hội để bồi dưỡng cho trẻ ở lĩnh vực đó. Biết đâu sau này con bạn sẽ trở thành chuyên gia ngôn ngữ hay sẽ là một vận động viên giành huy chương vàng thể dục ở kỳ Olympic.
Có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú
Một đứa trẻ 2 tuổi liệu có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo ko? Tất nhiên là có, dù hầu hết những đứa trẻ khoảng 1 tuổi chưa thể chuẩn bị được tốt năng lực để giải quyết vấn đề, nhưng một đứa trẻ siêu phàm lại thường có những biểu hiện kinh ngạc khiến cha mẹ phải bất ngờ.
Khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc
Trẻ có thể nhớ nhanh, tính toán nhanh, hoặc nhớ được hàng trăm chữ số đứng đằng sau số Pi (xấp xỉ 3,1415926535897…). Dù là cách nhớ của những đứa trẻ trong giai đoạn này đa phần là học thuộc long một cách máy móc, nhưng nếu kích thích lên não bộ của trẻ càng sớm thì trẻ sẽ tiếp nhận thông tin càng nhanh và xử lý càng tốt .
Hiểu biết và nhạy cảm
Những đứa trẻ có tài năng thường tương đối nhạy cảm, chúng có thể quan sát được cảm xúc và cách làm của đối phương, rồi đưa ra phản ứng thích hợp. Những đứa trẻ như vậy thường có chỉ số cảm xúc (EQ) khá cao, trong cuộc sống xã hội phức tạp sau này, chắc chắn sẽ là người có những mối quan hệ tốt, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà ngược lại phải chú trọng bồi dưỡng năng lực, để trẻ phát huy được sở trường của bản thân.
Nguồn: https://geniusprint.vn