4 yếu tố tạo nên một nội dung hấp dẫn trên mọi phương tiện truyền thông

leminhanh99

Thành viên
Tham gia
15/12/2021
Bài viết
11
Cho dù nội dung được đăng tải trên bất kỳ nền tảng truyền thông nào, những yếu tố sau vẫn cần phải đảm bảo: chủ đề nội dung phải khơi gợi được sự tò mò và h.am m.uốn tìm hiểu của khán giả, CTA đính kèm luôn rõ ràng, thúc đẩy hành động và một thông điệp linh hoạt có khả năng chia sẻ trên nhiều nền tảng khác nhau.
Trên thực tế, việc bắt tay vào sáng tạo một nội dung mới luôn là một thách thức, ngay cả khi bạn đã biết rõ những gì mình muốn truyền tải những gì. Dù bạn đã có trong tay một concept và thông điệp nhất định, nhưng đó không phải ý tưởng rõ ràng nhất mà bạn cần để chia sẻ chúng trong một bài đăng blog, video hay viết caption trên mạng xã hội.
Đảm bảo chính xác thông điệp cần truyền tải cũng như chất lượng của nội dung sản xuất ra là một thách thức mà nhiều người làm Content Marketing phải đối mặt. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nội dung bạn đăng lên trên Internet. Chính vì thế, việc bỏ sót các yếu tố quan trọng góp phần làm nên một nội dung hay trên bất kỳ phương tiện nào là điều không ít marketers gặp phải.
Bốn yếu tố được nhắc đến dưới đây sẽ tạo nên những mảnh ghép quan trọng mà trong đó và sẽ giúp nội dung của bạn được lan tỏa hơn, thậm chí có thể đạt được sự “viral” mà bạn vẫn luôn kỳ vọng. Chính vì thế, khi bắt tay vào việc sáng tạo một nội dung mới, hãy đảm bảo rằng bạn xác định rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing trong đây.

Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing mà bạn cần biết

Chủ đề của bạn phải giải quyết được các pain point (điểm đau) của khách hàng

Cho dù đó là một tweet mang tính giải trí hay một bài đăng blog hữu ích giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề nổi cộm gần đây, thì chủ đề bạn đưa ra đều sẽ đóng một vai trò quan trọng - nó có thể khiến cho bài đăng của bạn trở nên thú vị nhưng cũng có thể khiến nó thất bại thảm hại. Nếu bạn không thể kết nối được với khán giả của mình ngay trong phần chủ đề, thì cho dù nội dung bạn tạo ra có thú vị đến mấy cũng không thể đem tới kết quả ấn tượng nào. Do đó, chủ đề bài đăng của bạn cần phải giải quyết được điểm đau của khách hàng và cung cấp cho họ giải pháp tối ưu giải quyết điểm đau đó.
Một ví dụ mà bạn có thể theo dõi ngay dưới đây: Khách sạn Wynn Las Vegas đã có một hành động tuyệt vời khi cung cấp cho khách hàng giải pháp cũng như các phương thức để giải trí trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19 thông qua một nội dung được gửi tới bằng newsletter qua email. Trong newsletter, Wynn chia sẻ cho khách hàng biết cách để duy trì được trải nghiệm với họ mà không cần bước chân tới chuỗi khách sạn.

Mỗi phần của newsletter đều mang một chủ đề khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu kết nối và giải quyết các điểm đau của khách hàng khi họ đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn trong đại dịch này.
Wynn hiểu được những khó khăn của khách hàng là gì và làm thế nào để mang tới cho khách hàng những giải pháp phù hợp mà không cần mở cửa khách sạn của họ. Bạn có thể xác định các điểm đau này cho đối tượng mục tiêu của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
  • Đối tượng mục tiêu (Nhân khẩu học) của bạn hiện đang gặp vấn đề gì?
  • Những loại thông tin họ đang tìm kiếm?
  • Những câu hỏi họ đang đặt ra trên các mạng xã hội cũng như các công cụ tìm kiếm?
  • Họ đang có nhu cầu được giải trí hay cập nhật tin tức, hay cả hai?
  • Bạn muốn họ làm gì với nội dung của mình?
Hãy coi bước trả lời câu hỏi này là một KPIs cho chủ đề của bạn trong việc sáng tạo nội dung. Nếu sau khi bài đăng được đăng tải, có người dùng mới nào có thể dễ dàng hiểu được nghĩa của nội dung đó cũng như tìm ra được giải pháp cho riêng họ, thì chủ đề của bạn đã được coi là thành công và phù hợp với những gì mà người dùng của bạn đang tìm kiếm.
Bạn có thể đo lường mức độ thành công của yếu tố này thêm một lần nữa bằng cách phân tích thời gian trên trang so với tỷ lệ rời trang cho bài đăng được đăng tải trên web của mình theo tiêu chuẩn sau:

Tỷ lệ rời trang thấp + Thời gian trên trang cao
Đây là sự kết hợp kỳ diệu mà bạn phải hướng tới. Khi tỷ lệ rời trang (bounce rate) thấp và ngược lại, thời gian trên trang (time on page) cao, tức là bạn đã tạo ra được một chủ đề có khả năng kết nối cao với khách hàng rồi đó.

Tỷ lệ thoát cao + Thời gian trên trang thấp
Đây là sự kết hợp tồi tệ nhất và nói lên rằng khách hàng thường sẽ sớm rời khỏi trang do không “tiêu hóa” nổi nội dung trên trang của bạn và thường là do nó không đáp ứng được mong đợi của họ về chủ đề được nhắc tới. Điều này xảy ra rất nhiều với các chủ đề theo phong cách clickbait - những loại bài viết hoặc bài đăng trên mạng xã hội mà người dùng không đọc thêm bất cứ nội dung nào ngoài phần headline. Khi bạn nhận được kết quả như vậy, tốt nhất là hãy đánh giá lại chủ đề của nội dung và phương tiện phù hợp.

Nghiên cứu từ khóa để gia tăng tỷ lệ hiển thị nội dung
Google nhận được hơn 63.000 tìm kiếm mỗi giây mỗi ngày. Nghiên cứu đó cho thấy mọi mục trong bài đăng của bạn phải được tối ưu hóa từ khóa để phù hợp với các tìm kiếm của người dùng cũng như gia tăng thứ hạng hiển thị.
Hãy thử nghĩ về thói quen tìm kiếm của bạn. Khi bạn tìm kiếm bất kỳ điều gì trên một công cụ tìm kiếm, hoặc một nền tảng phát video hay một trang mạng xã hội nào đó, phương pháp bạn sử dụng là gì? Nhìn chung, mọi người sẽ nhập một từ khóa liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của bản thân.
 
×
Quay lại
Top Bottom