4 thách thức nghề nghiệp nên thử
Biết chấp nhận những thách thức đầy rủi ro có tính toán trong công việc có thể giúp bạn đạt được mục đích của mình. Dưới đây là một vài những thách thức phổ biến nhất có thể bạn sẽ gặp phải trong đời sống và những lời khuyên giúp bạn cân nhắc trước khi chấp nhận chúng.
Thách thức 1: Quay trở lại trường học
Dám bỏ ra một phần thời gian cũng như tiền bạc để quay trở lại trường học lấy thêm bằng cấp hay chứng chỉ cao hơn có thể là một việc làm không đơn giản. Bên cạnh những trách nhiệm với gia đình thì việc không thể bỏ công việc hoàn toàn để tập trung cho chuyện học cũng sẽ khiến việc học thêm của bạn trở thành một gánh nặng không dễ vượt qua.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Trước hết bạn cần hiểu rõ mục đích cuối cùng của bạn và điều bạn hướng tới khi quay trở lại trường học là gì, đó có thể là mục đích được tăng lương hoặc thay đổi lộ trình nghề nghiệp. Kế đó bạn phải tính toán xem việc quay lại học thêm đó có giúp bạn đạt được những mục đích đặt ra không thông qua trao đổi với sếp và những người có kinh nghiệm. Ở một số ngành nghề có bằng cấp cao hơn là điều rất quan trọng nhưng với một số ngành nghề khác thì lại không phải như vậy.
Thách thức 2: Thay đổi công việc
Ngày nay có không ít người dù chẳng yêu thích (thậm chí rất ghét) công việc của mình nhưng vẫn ngày ngày miệt mài lao động vì công việc đó gắn với sự an toàn trong đời sống giai đoạn. Có nhiều lý do khiến người ta không thoải mái trong công việc kể cả chuyện họ phải làm những nghề không tận dụng hết niềm đam mê cũng như tình yêu công việc của họ.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Cùng với tỉ lệ sa thải nhân viên ngày một tăng như hiện nay, không ai có thể hoàn toàn “miễn dịch” với nạn thất nghiệp. Tìm được công việc yêu thích nên trở thành điều cần ưu tiên trong sự nghiệp của bạn. Để giảm bớt khả năng phải thay đổi công việc bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuyển nghề, làm như thế bạn sẽ biết rõ nên trông đợi những gì ở công việc mới trên các phương diện như lương, thưởng và phương thức làm việc, v.v.
Tất nhiên xung quanh việc nhảy việc có rất nhiều những rủi ro đáng kể, nhưng nếu bạn thực sự quá mệt mỏi với công việc hiện tại thì thách thức này rất đáng để bạn thử vượt qua.
Thách thức 3: Từ chối những trách nhiệm được giao thêm
Nếu sếp đang “chất” thêm lên vai bạn một số trách nhiệm của một dự án hay một chức vụ mới, bạn cần tìm hiểu để biết rõ những trách nhiệm “thêm thắt” này thực sự có ý nghĩa với thành công của bạn như thế nào. Không phải lúc nào những sự cất nhắc hay thăng tiến đều được tiến hành trên cơ sở những đóng góp của bạn một cách công bằng. Và nếu bạn cứ thường xuyên tiếp nhận thêm những trách nhiệm trong công việc mà không nhìn thấy những hướng tiến triển đi lên trong sự nghiệp, bạn dễ có nguy cơ trở thành kẻ bị đàn áp trong công ty.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Thật khó khăn để nói lời từ chối với cơ hội có thêm tiền bạc và được cấp trên ghi nhận những đóng góp. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể nghĩ rằng bạn “không bình thường” vì đã bỏ qua cơ hội được thăng tiến. Nhưng bạn phải tin tưởng vào trực giác của mình, khi cân nhắc những lựa chọn của mình, bạn hãy tự hỏi mình xem, liệu dự án hay sự thăng chức lần này có thực sự giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp hay không?
Thách thức 4: Khởi nghiệp kinh doanh
Chưa bao giờ trong xã hội lại có nhiều người thích gia nhập vào thế giới thương trường như ngày nay. Nhiều người mơ được làm ông bà chủ của chính mình nhưng cũng lo lắng khi phải đối mặt với nguy cơ mất đi các khoản lương định kỳ, bảo hiểm y tế và lương hưu khá hậu hĩnh.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Tìm hiểu thật kỹ (kể cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ), tiết kiệm tiền bạc và gây dựng các mối quan hệ trong ngành nghề của bạn trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại.
Làm kinh doanh là một thách thức song những thách thức như thế này có thể được giảm bớt tính rủi ro bằng việc chuẩn bị thật kỹ về mặt tài chính và tinh thần. Nếu ai đó muốn học hỏi về việc kinh doanh, họ nên bắt đầu làm thêm với việc kinh doanh nhỏ để hiểu về những điểm thực tiễn của công việc này.
khoinghiep.info
Thách thức 1: Quay trở lại trường học
Dám bỏ ra một phần thời gian cũng như tiền bạc để quay trở lại trường học lấy thêm bằng cấp hay chứng chỉ cao hơn có thể là một việc làm không đơn giản. Bên cạnh những trách nhiệm với gia đình thì việc không thể bỏ công việc hoàn toàn để tập trung cho chuyện học cũng sẽ khiến việc học thêm của bạn trở thành một gánh nặng không dễ vượt qua.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Trước hết bạn cần hiểu rõ mục đích cuối cùng của bạn và điều bạn hướng tới khi quay trở lại trường học là gì, đó có thể là mục đích được tăng lương hoặc thay đổi lộ trình nghề nghiệp. Kế đó bạn phải tính toán xem việc quay lại học thêm đó có giúp bạn đạt được những mục đích đặt ra không thông qua trao đổi với sếp và những người có kinh nghiệm. Ở một số ngành nghề có bằng cấp cao hơn là điều rất quan trọng nhưng với một số ngành nghề khác thì lại không phải như vậy.
Thách thức 2: Thay đổi công việc
Ngày nay có không ít người dù chẳng yêu thích (thậm chí rất ghét) công việc của mình nhưng vẫn ngày ngày miệt mài lao động vì công việc đó gắn với sự an toàn trong đời sống giai đoạn. Có nhiều lý do khiến người ta không thoải mái trong công việc kể cả chuyện họ phải làm những nghề không tận dụng hết niềm đam mê cũng như tình yêu công việc của họ.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Cùng với tỉ lệ sa thải nhân viên ngày một tăng như hiện nay, không ai có thể hoàn toàn “miễn dịch” với nạn thất nghiệp. Tìm được công việc yêu thích nên trở thành điều cần ưu tiên trong sự nghiệp của bạn. Để giảm bớt khả năng phải thay đổi công việc bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuyển nghề, làm như thế bạn sẽ biết rõ nên trông đợi những gì ở công việc mới trên các phương diện như lương, thưởng và phương thức làm việc, v.v.
Tất nhiên xung quanh việc nhảy việc có rất nhiều những rủi ro đáng kể, nhưng nếu bạn thực sự quá mệt mỏi với công việc hiện tại thì thách thức này rất đáng để bạn thử vượt qua.
Thách thức 3: Từ chối những trách nhiệm được giao thêm
Nếu sếp đang “chất” thêm lên vai bạn một số trách nhiệm của một dự án hay một chức vụ mới, bạn cần tìm hiểu để biết rõ những trách nhiệm “thêm thắt” này thực sự có ý nghĩa với thành công của bạn như thế nào. Không phải lúc nào những sự cất nhắc hay thăng tiến đều được tiến hành trên cơ sở những đóng góp của bạn một cách công bằng. Và nếu bạn cứ thường xuyên tiếp nhận thêm những trách nhiệm trong công việc mà không nhìn thấy những hướng tiến triển đi lên trong sự nghiệp, bạn dễ có nguy cơ trở thành kẻ bị đàn áp trong công ty.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Thật khó khăn để nói lời từ chối với cơ hội có thêm tiền bạc và được cấp trên ghi nhận những đóng góp. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể nghĩ rằng bạn “không bình thường” vì đã bỏ qua cơ hội được thăng tiến. Nhưng bạn phải tin tưởng vào trực giác của mình, khi cân nhắc những lựa chọn của mình, bạn hãy tự hỏi mình xem, liệu dự án hay sự thăng chức lần này có thực sự giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp hay không?
Thách thức 4: Khởi nghiệp kinh doanh
Chưa bao giờ trong xã hội lại có nhiều người thích gia nhập vào thế giới thương trường như ngày nay. Nhiều người mơ được làm ông bà chủ của chính mình nhưng cũng lo lắng khi phải đối mặt với nguy cơ mất đi các khoản lương định kỳ, bảo hiểm y tế và lương hưu khá hậu hĩnh.
Cân nhắc lựa chọn của bạn: Tìm hiểu thật kỹ (kể cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ), tiết kiệm tiền bạc và gây dựng các mối quan hệ trong ngành nghề của bạn trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại.
Làm kinh doanh là một thách thức song những thách thức như thế này có thể được giảm bớt tính rủi ro bằng việc chuẩn bị thật kỹ về mặt tài chính và tinh thần. Nếu ai đó muốn học hỏi về việc kinh doanh, họ nên bắt đầu làm thêm với việc kinh doanh nhỏ để hiểu về những điểm thực tiễn của công việc này.
khoinghiep.info