puyen.kyna
Thành viên
- Tham gia
- 19/7/2017
- Bài viết
- 1
BỐN NGUYÊN TẮC KHI ĐÀM PHÁN LƯƠNG BỔNG
1/ Nghệ thuật nói về mức dao động lương bổng
Hãy cẩn thận khi bạn đàm phán mức dao động lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương của mình ít nhất là 400 USD và nhiều nhất là 500 USD, bạn sẽ đưa ra mức lương dao động như thế nào? Nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm thương lượng lương sẽ nêu ra mức dao động là 400 - 500 USD/tháng, và nhà tuyển dụng ngay lập tức (nếu họ “chấm” ứng viên này) đồng ý với mức lương cho ứng viên là 400 USD. Trong khi trên thực tế, ứng viên có thể hưởng mức tối đa là 500 USD.
Vì vậy, khi thương lượng lương bổng, bạn phải tự tin đề ra mức dao động hợp lý với mình nhất. Nếu bạn muốn mức lương xứng đáng nhất là X, bạn nên nói với nhà tuyển dụng rằng mức dao động lương mà bạn mong muốn là X – Y, nghĩa là bắt đầu từ mức cao nhất mà bạn mong muốn có được.
2/ Nghệ thuật làm hài lòng nhà tuyển dụng
Nếu bạn đã từng bán một chiếc ô tô hay một đồ vật tương tự, bạn có thể gặp tình huống như sau: Bạn ra giá chiếc xe 60.000 USD. Ai đó đến rồi đi. Một lát sau, anh ta quay lại và nói rằng sẽ mua nó với giá 60.000 USD. Bây giờ bạn cảm thấy tiếc vì bạn nghĩ rằng mình ra giá như thế là quá rẻ.
Nhưng nếu anh ta quay trở lại và nói chỉ lấy nó với giá 55.000 USD, bạn không đồng ý, và nói: Phải ít nhất 60.000 USD bạn mới bán. Cò cưa mãi rồi anh chàng cũng chấp nhận mức giá bạn đưa ra.
Như vậy trong cả hai trường hợp, bạn đều bán ô tô của mình với giá 60.000 USD. Nhưng trong trường hợp đầu, bạn cảm thấy mình bị hớ, còn trường hợp thứ hai bạn lại cảm thấy mình bán được giá. Trường hợp này cũng tương tự như khi bạn đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nâng mức lương lên cao hơn mức nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn (nhưng đừng nhiều quá nhé). Nếu nhà tuyển dụng đồng ý với mức này, thì còn gì bằng. Nếu không, bạn có thể hạ mức lương mong muốn xuống bằng với mức nhà tuyển dụng đưa ra. Khi đó nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng.
3/ Hãy để công ty đề xuất về lương trước
Trong vòng sơ tuyển, phòng nhân sự có thể yêu cầu bạn đưa ra một con số chính xác về mức lương mong muốn của bạn. Đừng trả lời ngay mà hãy yêu cầu thêm thời gian để suy nghĩ. Hoặc bạn có thể nói “Có lẽ trước khi bàn về lương bổng của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương của công ty dành cho vị trí này.”
Trong mọi trường hợp, đừng bao giờ đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó hãy nói: “Tôi muốn tìm hiểu thêm về công việc với Quý công ty trước khi quyết định mức lương phù hợp nhất với công việc này.” Đặc biệt, đừng đả động gì về lương cho đến khi cuộc phỏng vấn đã tiến xa và bạn biết khả năng thành công là rất cao.
3/ Đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đưa ra mức lương mong muốn
Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn, bạn đừng đưa ra mức quá thấp. Như thế, họ có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Hãy đưa ra mức lương tương đối khá sau khi đã chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc đó.
Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp bạn sẽ là ứng viên sáng giá trong buổi phỏng vấn.
-st-
1/ Nghệ thuật nói về mức dao động lương bổng
Hãy cẩn thận khi bạn đàm phán mức dao động lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương của mình ít nhất là 400 USD và nhiều nhất là 500 USD, bạn sẽ đưa ra mức lương dao động như thế nào? Nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm thương lượng lương sẽ nêu ra mức dao động là 400 - 500 USD/tháng, và nhà tuyển dụng ngay lập tức (nếu họ “chấm” ứng viên này) đồng ý với mức lương cho ứng viên là 400 USD. Trong khi trên thực tế, ứng viên có thể hưởng mức tối đa là 500 USD.
Vì vậy, khi thương lượng lương bổng, bạn phải tự tin đề ra mức dao động hợp lý với mình nhất. Nếu bạn muốn mức lương xứng đáng nhất là X, bạn nên nói với nhà tuyển dụng rằng mức dao động lương mà bạn mong muốn là X – Y, nghĩa là bắt đầu từ mức cao nhất mà bạn mong muốn có được.
2/ Nghệ thuật làm hài lòng nhà tuyển dụng
Nếu bạn đã từng bán một chiếc ô tô hay một đồ vật tương tự, bạn có thể gặp tình huống như sau: Bạn ra giá chiếc xe 60.000 USD. Ai đó đến rồi đi. Một lát sau, anh ta quay lại và nói rằng sẽ mua nó với giá 60.000 USD. Bây giờ bạn cảm thấy tiếc vì bạn nghĩ rằng mình ra giá như thế là quá rẻ.
Nhưng nếu anh ta quay trở lại và nói chỉ lấy nó với giá 55.000 USD, bạn không đồng ý, và nói: Phải ít nhất 60.000 USD bạn mới bán. Cò cưa mãi rồi anh chàng cũng chấp nhận mức giá bạn đưa ra.
Như vậy trong cả hai trường hợp, bạn đều bán ô tô của mình với giá 60.000 USD. Nhưng trong trường hợp đầu, bạn cảm thấy mình bị hớ, còn trường hợp thứ hai bạn lại cảm thấy mình bán được giá. Trường hợp này cũng tương tự như khi bạn đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nâng mức lương lên cao hơn mức nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn (nhưng đừng nhiều quá nhé). Nếu nhà tuyển dụng đồng ý với mức này, thì còn gì bằng. Nếu không, bạn có thể hạ mức lương mong muốn xuống bằng với mức nhà tuyển dụng đưa ra. Khi đó nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng.
3/ Hãy để công ty đề xuất về lương trước
Trong vòng sơ tuyển, phòng nhân sự có thể yêu cầu bạn đưa ra một con số chính xác về mức lương mong muốn của bạn. Đừng trả lời ngay mà hãy yêu cầu thêm thời gian để suy nghĩ. Hoặc bạn có thể nói “Có lẽ trước khi bàn về lương bổng của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương của công ty dành cho vị trí này.”
Trong mọi trường hợp, đừng bao giờ đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó hãy nói: “Tôi muốn tìm hiểu thêm về công việc với Quý công ty trước khi quyết định mức lương phù hợp nhất với công việc này.” Đặc biệt, đừng đả động gì về lương cho đến khi cuộc phỏng vấn đã tiến xa và bạn biết khả năng thành công là rất cao.
3/ Đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đưa ra mức lương mong muốn
Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn, bạn đừng đưa ra mức quá thấp. Như thế, họ có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Hãy đưa ra mức lương tương đối khá sau khi đã chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc đó.
Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp bạn sẽ là ứng viên sáng giá trong buổi phỏng vấn.
-st-