- Tham gia
- 23/6/2017
- Bài viết
- 521
Ai muốn dùng smartphone Android lâu để tiết kiệm chi phí nâng cấp thì có lẽ cần cân nhắc ngay nhé.
Các smartphone Android vẫn luôn là một trong những đối trọng của iPhone, nhưng đôi khi cũng có nhiều ý kiến cảm nhận máy Android bị chậm đi theo thời gian nhanh hơn, chứ không bền bỉ lâu dài được như iPhone. Tất nhiên là không phải các máy Android bị làm chậm đi như Apple làm với iPhone cũ, nhưng tại sao lại thế? Sau đây là những lý do và lời giải đáp.
1. Cập nhật liên tục
Đương nhiên là không phải hệ điều hành cập nhật lên để "cải lùi" smartphone của bạn, mà nguyên nhân chính ở đây là do phiên bản update đó có thể không còn tối ưu cho bạn nữa, làm tốc độ xử lý không mượt mà như trước.
Ngay cả việc update ứng dụng thôi, không phải hệ điều hành cũng hoàn toàn có khả năng khiến máy bạn chậm đi, nhất là những smartphone cũ. Những ứng dụng càng về sau sẽ càng được cải tiến để hợp với cấu hình mới nhất, cho nên không quá khó hiểu khi dùng smartphone lâu rồi mà lại đòi hỏi cao ngang bằng được.
2. Quá nhiều tác vụ ngầm
Lý do này cũng có mặt trên hầu hết mọi nền tảng smartphone mà thôi, không riêng gì Android cả. Những cái tên như Facebook, Messenger và Instagram đều được cài đặt mặc định sẽ luôn chạy ngầm tự động, từ đó thì những thông báo nhanh mới hiện lên lập tức như vậy chứ.
Đến người khi làm nhiều việc một lúc còn mệt thì máy cũng vậy thôi.
Chỉ có cách tự tay tắt nó đi thông qua cài đặt của máy thì mới có thể khắc phục thôi nhé. Đây còn là cái gai rất khó chịu cho những máy nào có ít dung lượng pin nữa.
3. Đầy bộ nhớ lưu trữ
Có lẽ vì được ưu ái cho khả năng lắp thẻ nhớ vượt xa iPhone nên người dùng Android thường "vung tay quá trán", lưu quá nhiều thứ liên tục rồi mãi mới nhận ra là đã đầy bộ nhớ từ lúc nào không biết - nhất là ảnh và video. Chưa kể đến tình trạng file rác hệ thống của Android cũng nhiều một cách đáng kể, muốn xóa thì cũng phải tự tay vào chọn chức năng này trong cài đặt.
4. Quá tin tưởng ứng dụng dọn dẹp
Các ứng dụng tự động dọn bộ nhớ sẽ quen thuộc với những ai dùng Android hơn là iPhone. Chức năng chính được nhiều người chọn đó là tự dọn rác, tắt ứng dụng ngầm - nhưng thật ra điều đó lại dường như đang phản tác dụng.
Cẩn thận với những ứng dụng dọn dẹp nhưng lại làm tình trạng chẳng khá khẩm hơn tí gì đâu.
Trước hết là Android đủ thông minh để tự tạm dừng tác vụ ngầm một cách tinh tế rồi. Hơn nữa, nếu cứ tự tắt hẳn ứng dụng ngầm đi, mỗi lần mở lại bạn sẽ phải bắt đầu nguyên si từ đầu, chứ không còn trở lại trạng thái dang dở lúc trước, càng khiến cho máy mất thời gian khởi chạy và xử lý.
Nhìn chung thì hãy cứ ghi nhớ những điều này trước khi vắt kiệt sức lực của chiếc smartphone Android đang dùng nhé.
Các smartphone Android vẫn luôn là một trong những đối trọng của iPhone, nhưng đôi khi cũng có nhiều ý kiến cảm nhận máy Android bị chậm đi theo thời gian nhanh hơn, chứ không bền bỉ lâu dài được như iPhone. Tất nhiên là không phải các máy Android bị làm chậm đi như Apple làm với iPhone cũ, nhưng tại sao lại thế? Sau đây là những lý do và lời giải đáp.
1. Cập nhật liên tục
Đương nhiên là không phải hệ điều hành cập nhật lên để "cải lùi" smartphone của bạn, mà nguyên nhân chính ở đây là do phiên bản update đó có thể không còn tối ưu cho bạn nữa, làm tốc độ xử lý không mượt mà như trước.
Ngay cả việc update ứng dụng thôi, không phải hệ điều hành cũng hoàn toàn có khả năng khiến máy bạn chậm đi, nhất là những smartphone cũ. Những ứng dụng càng về sau sẽ càng được cải tiến để hợp với cấu hình mới nhất, cho nên không quá khó hiểu khi dùng smartphone lâu rồi mà lại đòi hỏi cao ngang bằng được.
2. Quá nhiều tác vụ ngầm
Lý do này cũng có mặt trên hầu hết mọi nền tảng smartphone mà thôi, không riêng gì Android cả. Những cái tên như Facebook, Messenger và Instagram đều được cài đặt mặc định sẽ luôn chạy ngầm tự động, từ đó thì những thông báo nhanh mới hiện lên lập tức như vậy chứ.
Đến người khi làm nhiều việc một lúc còn mệt thì máy cũng vậy thôi.
Chỉ có cách tự tay tắt nó đi thông qua cài đặt của máy thì mới có thể khắc phục thôi nhé. Đây còn là cái gai rất khó chịu cho những máy nào có ít dung lượng pin nữa.
3. Đầy bộ nhớ lưu trữ
Có lẽ vì được ưu ái cho khả năng lắp thẻ nhớ vượt xa iPhone nên người dùng Android thường "vung tay quá trán", lưu quá nhiều thứ liên tục rồi mãi mới nhận ra là đã đầy bộ nhớ từ lúc nào không biết - nhất là ảnh và video. Chưa kể đến tình trạng file rác hệ thống của Android cũng nhiều một cách đáng kể, muốn xóa thì cũng phải tự tay vào chọn chức năng này trong cài đặt.
4. Quá tin tưởng ứng dụng dọn dẹp
Các ứng dụng tự động dọn bộ nhớ sẽ quen thuộc với những ai dùng Android hơn là iPhone. Chức năng chính được nhiều người chọn đó là tự dọn rác, tắt ứng dụng ngầm - nhưng thật ra điều đó lại dường như đang phản tác dụng.
Cẩn thận với những ứng dụng dọn dẹp nhưng lại làm tình trạng chẳng khá khẩm hơn tí gì đâu.
Trước hết là Android đủ thông minh để tự tạm dừng tác vụ ngầm một cách tinh tế rồi. Hơn nữa, nếu cứ tự tắt hẳn ứng dụng ngầm đi, mỗi lần mở lại bạn sẽ phải bắt đầu nguyên si từ đầu, chứ không còn trở lại trạng thái dang dở lúc trước, càng khiến cho máy mất thời gian khởi chạy và xử lý.
Nhìn chung thì hãy cứ ghi nhớ những điều này trước khi vắt kiệt sức lực của chiếc smartphone Android đang dùng nhé.