- Tham gia
- 4/5/2017
- Bài viết
- 233
Không một bậc cha mẹ nào muốn con cái trở thành kẻ bất hiếu, ưa bạo lực. Nhưng thực tế rất nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trẻ một “mầm ác”, khiến chúng trở nên khó dạy bảo hơn.
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, con cái bất hiếu hoá ra hoàn toàn là do cha mẹ “bồi dưỡng” mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại trong tâm con trẻ sự oán trách, ám ảnh, bình thường không dễ biểu hiện ra, chỉ khi chịu sự xung kích mới bộc phát.
Những kiểu bạo hành hay cưng chiều quá mức của cha mẹ đều sẽ dễ dàng tạo nên những hành vi phụ diện cho con trẻ. Dưới đây là một số loại như vậy:
1. Đánh mắng con cái
Nhiều bậc cha mẹ thường vin vào câu: “Thương cho roi cho vọt” để dạy dỗ con cái. Nhưng độ tuổi lên 5, lên 6 lại chính là thời kỳ then chốt nhất quyết định việc trưởng thành tâm lý của con trẻ.
Nếu thường xuyên bị đánh mắng, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
Ảnh minh họa: Dẫn theo giadinhdinhduong.com
2. Thích khoác lác
Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi.
Những kiểu cha mẹ như thế không thể bồi dưỡng nên một đứa con hiếu thuận, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con. Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
3. Hay cằn nhằn
Có câu nói rằng: “Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ. Con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ“. Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.
Con trẻ phần lớn đều có cách nghĩ của riêng mình, đặc biệt là ở tuổi dậy th.ì khi mà th.ân thể và tâm lý của trẻ đều đang ở trong một giai đoạn đặc thù.
Thay đổi đặc trưng về mặt tâm lý của trẻ trong thời gian này biểu hiện ở việc tăng mạnh ý thức tự chủ, lòng tự tôn trở nên mạnh mẽ, mong muốn được tìm tòi khám phá, giao lưu học hỏi. Bởi thế nếu phải nghe nhưng lời cằn nhằn, nhiếc móc, lòng tự tôn ấy có thể sẽ bị đụng chạm, gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực.
Ảnh minh họa: Dẫn theo vf.edu.vn
4. Thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như: giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
Có bậc cha mẹ còn thỏa mãn hết thảy mọi yêu cầu của con cái, ví như con cần bao nhiêu tiền thì cho bấy nhiêu. Nếu như trong nhà không có thì hỏi mượn của người thân bạn bè, cốt sao con mình vui vẻ, không nổi nóng, oán trách là được. Như thế thương con mà chẳng bằng hại con vậy.
Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên. Hình tượng “tôi tớ” toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình trung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc.
Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu.
Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là nuôi con đủ đầy, hạnh phúc, đáp ứng mọi đòi hỏi của con trẻ mà là nuôi dạy được một đứa con biết hiếu thuận. Điều đó phải được ươm mầm cho con trẻ từ khi còn rất nhỏ.
Dưới đây là một số kỹ năng tâm lý học, các bậc cha mẹ có thể áp dụng ngay để dưỡng thành một đứa con ngoan:
1. Bồi dưỡng lòng thương xót với kẻ yếu
Chỉ khi con biết thương xót kẻ yếu thì mới có thể hiếu thuận với cha mẹ. Sau khi con cái lớn lên, cha mẹ sẽ dần dần già đi, cũng sẽ trở thành một người yếu đuối.
Đối với xã hội mà nói, người yếu là nhóm người đòi hỏi ít, nhưng lại cống hiến nhiều. Còn đối với con cái mà nói, cha mẹ cũng là thuộc dạng người đòi hỏi ít mà cống hiến nhiều.
Vậy nên, người không biết tôn trọng người yếu thế, nghèo khổ thường thường sẽ không hiếu thuận với cha mẹ.
Ảnh minh họa: Dẫn theo TamSuGiaDinh.vn
2. Bồi dưỡng những cảm xúc đạo đức tốt đẹp cho trẻ
Bạn giúp một người già bị ngã đứng dậy, đưa đến bệnh viện và nhận được lời khen. Lúc này sẽ có một cảm giác trải nghiệm đạo đức tốt đẹp sinh ra, từ đó về sau khiến bạn không ngừng làm việc tốt.
Bồi dưỡng lòng hiếu thảo của con trẻ cũng giống như vậy. Vậy nên, cha mẹ ngày thường nên để con cái làm thêm một số việc vặt trong nhà. Hãy khen ngợi con trẻ đúng lúc, đồng thời cũng là đang bồi dưỡng lòng cảm ân của trẻ.
3. Biết giả ốm, giả mệt đúng lúc
Giả ốm là để tạo cơ hội cho con cái chăm sóc cha mẹ, giả mệt là để tạo cơ hội cho con cái làm thêm nhiều việc nhà và thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ.
Thay vì ôm đồm làm tất cả mọi thứ, bạn cần biết “buông” đúng lúc, đúng chỗ. Ví như có thể nói những câu như: “Mẹ/bố mệt quá! Con giúp mẹ/bố nấu cơm nhé!“, hoặc giả như: “Mẹ/bố cảm thấy không khoẻ lắm. Hôm nay con ăn cơm rồi tự rửa bát nhé!“.
Trẻ con vốn thích hoạt động. Sở dĩ trẻ trở nên lười biếng là bởi cha mẹ không tạo ra cơ hội lao động cho chúng. Đoán chắc rằng sau khi nghe được những lời như trên, đứa trẻ nào cũng đều hào hứng làm theo. Chúng sẽ không coi đó là lao động cưỡng bách mà là một thứ niềm vui.
***
Người xưa giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu). Con cái hiếu thuận với cha mẹ là lẽ của trời đất, tự nhiên, là nền tảng văn hoá, đạo đức của xã hội. Không thể nói rằng một người bất hiếu cũng là người tốt được.
Thế nhưng cha mẹ là tấm gương phản ánh vào cuộc đời con cái. Có câu: “Cha nào con nấy” là vì thế. Muốn con cái hiếu thuận, cha mẹ cũng phải làm một người tốt, thiện lương mới được.
Ngày xưa, sở dĩ Mạnh Tử có thể trở thành thánh nhân (được phong là “á thánh” chỉ sau Khổng Tử) chính bởi mẹ của ông giáo dưỡng vô cùng nghiêm khắc. Bà tên là Chương Thị, sau gọi là Mạnh Mẫu, từng chuyển nhà tới 3 lần để con trai mình có được môi trường giáo dục tốt nhất.
Một lần, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử liền hỏi mẹ người ta giết lợn để làm gì. Mạnh Mẫu lỡ miệng nói đùa: “Để cho con ăn”. Sau đó, bà liền đi mua thịt lợn về cho con ăn vì nghĩ rằng nếu mình nói dối chẳng khác nào dạy con nói dối.
Lần khác, khi Mạnh Mẫu đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà gọi Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Hối hận và thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Bài học ấy của Mạnh Mẫu đến nay có lẽ vẫn còn là khuôn mẫu cho tất cả các bậc làm cha, làm mẹ vậy.
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, con cái bất hiếu hoá ra hoàn toàn là do cha mẹ “bồi dưỡng” mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại trong tâm con trẻ sự oán trách, ám ảnh, bình thường không dễ biểu hiện ra, chỉ khi chịu sự xung kích mới bộc phát.
Những kiểu bạo hành hay cưng chiều quá mức của cha mẹ đều sẽ dễ dàng tạo nên những hành vi phụ diện cho con trẻ. Dưới đây là một số loại như vậy:
1. Đánh mắng con cái
Nhiều bậc cha mẹ thường vin vào câu: “Thương cho roi cho vọt” để dạy dỗ con cái. Nhưng độ tuổi lên 5, lên 6 lại chính là thời kỳ then chốt nhất quyết định việc trưởng thành tâm lý của con trẻ.
Nếu thường xuyên bị đánh mắng, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
Ảnh minh họa: Dẫn theo giadinhdinhduong.com
2. Thích khoác lác
Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi.
Những kiểu cha mẹ như thế không thể bồi dưỡng nên một đứa con hiếu thuận, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con. Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
3. Hay cằn nhằn
Có câu nói rằng: “Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ. Con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ“. Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.
Con trẻ phần lớn đều có cách nghĩ của riêng mình, đặc biệt là ở tuổi dậy th.ì khi mà th.ân thể và tâm lý của trẻ đều đang ở trong một giai đoạn đặc thù.
Thay đổi đặc trưng về mặt tâm lý của trẻ trong thời gian này biểu hiện ở việc tăng mạnh ý thức tự chủ, lòng tự tôn trở nên mạnh mẽ, mong muốn được tìm tòi khám phá, giao lưu học hỏi. Bởi thế nếu phải nghe nhưng lời cằn nhằn, nhiếc móc, lòng tự tôn ấy có thể sẽ bị đụng chạm, gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực.
Ảnh minh họa: Dẫn theo vf.edu.vn
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như: giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
Có bậc cha mẹ còn thỏa mãn hết thảy mọi yêu cầu của con cái, ví như con cần bao nhiêu tiền thì cho bấy nhiêu. Nếu như trong nhà không có thì hỏi mượn của người thân bạn bè, cốt sao con mình vui vẻ, không nổi nóng, oán trách là được. Như thế thương con mà chẳng bằng hại con vậy.
Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên. Hình tượng “tôi tớ” toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình trung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc.
Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu.
Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là nuôi con đủ đầy, hạnh phúc, đáp ứng mọi đòi hỏi của con trẻ mà là nuôi dạy được một đứa con biết hiếu thuận. Điều đó phải được ươm mầm cho con trẻ từ khi còn rất nhỏ.
Dưới đây là một số kỹ năng tâm lý học, các bậc cha mẹ có thể áp dụng ngay để dưỡng thành một đứa con ngoan:
1. Bồi dưỡng lòng thương xót với kẻ yếu
Chỉ khi con biết thương xót kẻ yếu thì mới có thể hiếu thuận với cha mẹ. Sau khi con cái lớn lên, cha mẹ sẽ dần dần già đi, cũng sẽ trở thành một người yếu đuối.
Đối với xã hội mà nói, người yếu là nhóm người đòi hỏi ít, nhưng lại cống hiến nhiều. Còn đối với con cái mà nói, cha mẹ cũng là thuộc dạng người đòi hỏi ít mà cống hiến nhiều.
Vậy nên, người không biết tôn trọng người yếu thế, nghèo khổ thường thường sẽ không hiếu thuận với cha mẹ.
Ảnh minh họa: Dẫn theo TamSuGiaDinh.vn
2. Bồi dưỡng những cảm xúc đạo đức tốt đẹp cho trẻ
Bạn giúp một người già bị ngã đứng dậy, đưa đến bệnh viện và nhận được lời khen. Lúc này sẽ có một cảm giác trải nghiệm đạo đức tốt đẹp sinh ra, từ đó về sau khiến bạn không ngừng làm việc tốt.
Bồi dưỡng lòng hiếu thảo của con trẻ cũng giống như vậy. Vậy nên, cha mẹ ngày thường nên để con cái làm thêm một số việc vặt trong nhà. Hãy khen ngợi con trẻ đúng lúc, đồng thời cũng là đang bồi dưỡng lòng cảm ân của trẻ.
3. Biết giả ốm, giả mệt đúng lúc
Giả ốm là để tạo cơ hội cho con cái chăm sóc cha mẹ, giả mệt là để tạo cơ hội cho con cái làm thêm nhiều việc nhà và thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ.
Thay vì ôm đồm làm tất cả mọi thứ, bạn cần biết “buông” đúng lúc, đúng chỗ. Ví như có thể nói những câu như: “Mẹ/bố mệt quá! Con giúp mẹ/bố nấu cơm nhé!“, hoặc giả như: “Mẹ/bố cảm thấy không khoẻ lắm. Hôm nay con ăn cơm rồi tự rửa bát nhé!“.
Trẻ con vốn thích hoạt động. Sở dĩ trẻ trở nên lười biếng là bởi cha mẹ không tạo ra cơ hội lao động cho chúng. Đoán chắc rằng sau khi nghe được những lời như trên, đứa trẻ nào cũng đều hào hứng làm theo. Chúng sẽ không coi đó là lao động cưỡng bách mà là một thứ niềm vui.
***
Người xưa giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu). Con cái hiếu thuận với cha mẹ là lẽ của trời đất, tự nhiên, là nền tảng văn hoá, đạo đức của xã hội. Không thể nói rằng một người bất hiếu cũng là người tốt được.
Thế nhưng cha mẹ là tấm gương phản ánh vào cuộc đời con cái. Có câu: “Cha nào con nấy” là vì thế. Muốn con cái hiếu thuận, cha mẹ cũng phải làm một người tốt, thiện lương mới được.
Ngày xưa, sở dĩ Mạnh Tử có thể trở thành thánh nhân (được phong là “á thánh” chỉ sau Khổng Tử) chính bởi mẹ của ông giáo dưỡng vô cùng nghiêm khắc. Bà tên là Chương Thị, sau gọi là Mạnh Mẫu, từng chuyển nhà tới 3 lần để con trai mình có được môi trường giáo dục tốt nhất.
Một lần, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử liền hỏi mẹ người ta giết lợn để làm gì. Mạnh Mẫu lỡ miệng nói đùa: “Để cho con ăn”. Sau đó, bà liền đi mua thịt lợn về cho con ăn vì nghĩ rằng nếu mình nói dối chẳng khác nào dạy con nói dối.
Lần khác, khi Mạnh Mẫu đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà gọi Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Hối hận và thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Bài học ấy của Mạnh Mẫu đến nay có lẽ vẫn còn là khuôn mẫu cho tất cả các bậc làm cha, làm mẹ vậy.
Nguồn: langnhincuocsong.com