- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts...
Trong bóng đá chúng ta dễ dàng nhận thấy có fan và anti-fan. Thông thường các fan sẽ cổ vũ hết mình cho đội bóng của mình còn các anti-fan có đôi lúc giống như một con ngựa bất trị mà người cầm dây cương không thể nào điều khiển được. Phải chăng điều này đang diễn ra trên trang mạng xã hội Facebook khi mà nhiều bạn đang để con ngựa của mình đi hoang.
Khi cái tôi lấn át ý thức
Những ngày qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những vụ việc, câu chuyện của các bạn học sinh cấp hai, cấp ba viết nên những câu nói và dòng tin mà sau đó chính các bạn cũng không lường trước được hậu quả. Đầu tiên học sinh Nguyễn Thị Thanh Vi bị đuổi học một năm vì hành vi thóa mạ thầy cô trên facebook. Khi sự việc chưa lắng xuống thì thêm một bạn trẻ lên face mắng chửi thóa mạ người Bà của mình, sau khi những câu nói có phần bất hiếu của bạn trẻ bị truyền đi rất nhiều bạn đã lên án về sự thiếu văn hóa và cái tôi quá lớn của bạn.
Con ngựa và chiếc dây cương
Facebook là một trang mạng xã hội, nơi để bạn sẻ chia những câu chuyện, những vấn đề mà mình đang gặp phải nhưng tính hai mặt của nó thì ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy. Nếu như ví đây là một con ngựa thì người chủ trước khi leo lên lưng ngựa cần được trang bị những thông tin cơ bản, bạn phải làm chủ được dây cương, nếu không làm được điều đó là bạn đang để bản năng hoang dã của con ngựa điều khiển mình. Mọi sự chia sẻ thông qua mạng làm cơn nóng giận của bạn giảm xuống nhưng hậu quả của bạn sẽ chấp nhận là sự thật. Khi có thông tin em Vi bị đuổi học một năm có một bạn trẻ trên facebook nói rằng mình cũng có tư tưởng giống vậy nên mình cũng chấp nhận bị đuổi học để chứng thực cái tôi của mình. Tất cả cần phải có một điểm dừng trước khi các bạn đi qua xa. Chính bạn phải là người nắm dây cương để điều chỉnh hàng vi của con ngựa đi đúng hướng.
Văn hóa facebook
Bên cạnh những bạn trẻ không làm chủ được ý thức của mình thì suốt hai ngày qua cộng đồng mạng lại thêm một lần xôn xao về 4 điều cấm kị khi lên facebook của các teen trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - Hà Nội.
Có lẽ những điều này với một số người là không mới khi họ ý thức được hành vi của mình. Tuy nhiên, có thể thấy những điều các bạn ghi lên câu chữ của mình đã thể hiện văn hóa mà các bạn muốn xây dựng lên. Những câu chữ được viết ra như một lời thức tỉnh cho các teen, những hành vi nào nên và không nên khi tham gia vào một trang mạng xã hội.
Thông báo đưa ra bốn điều cấm kỵ:
Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts... Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
Tuyệt đối không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
Ban đầu những lời cấm kị này chỉ là câu chuyện của riêng các teen trường THPT dân lập Lương Thế Vinh nhưng giờ đây nó đã trở thành của câu chuyện dường như của toàn giới trẻ, nếu bạn tranh thủ đọc những điều cấm kỵ đó thì sẽ nhận ra mình ở đâu đó. Có khi mình lên các trang mạng cứ vô thức like mà vô tình không biết nội dung nó ra như thế nào. Có khi chỉ là một click nhỏ nhưng nó cũng thể hiện văn hóa của người đọc.
4 Điều cấm kị khi lên facebook của học sinh một trường nhưng là sự thể hiện ý thức của các bạn trẻ. Những suy nghĩ của tuổi mới lớn, lứa tuổi mà các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục thường gọi là “nửa trẻ con, nửa người lớn”. Để các bạn đi đúng hướng và có những cái nhìn khách quan về các vấn đề xã hội đòi hỏi phải là một quá trình lâu dài và toàn diện. Không phải chỉ vì một câu chuyện mẫu tin mà chúng ta đốt cháy giai đoạn trong giáo dục trẻ. Ông bà ta xưa thường có câu: “mưa dầm thấm lâu”. Hãy xây dựng cho các bạn trẻ những ý thức lành mạnh bắt đầu từ những câu chuyện nhẹ nhàng trong cuộc sống, hãy cho các bạn biết được những thông tin về những con ngựa trước khi các bạn được đặt lên mình ngựa. Tin rằng dưới sự định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường và toàn xã hội những người cầm cương sẽ luôn là những người có ý thức và hành vi đúng chuẩn mực xã hội, thể hiện mình là một người trẻ có văn hóa.
Trong bóng đá chúng ta dễ dàng nhận thấy có fan và anti-fan. Thông thường các fan sẽ cổ vũ hết mình cho đội bóng của mình còn các anti-fan có đôi lúc giống như một con ngựa bất trị mà người cầm dây cương không thể nào điều khiển được. Phải chăng điều này đang diễn ra trên trang mạng xã hội Facebook khi mà nhiều bạn đang để con ngựa của mình đi hoang.
Khi cái tôi lấn át ý thức
Những ngày qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những vụ việc, câu chuyện của các bạn học sinh cấp hai, cấp ba viết nên những câu nói và dòng tin mà sau đó chính các bạn cũng không lường trước được hậu quả. Đầu tiên học sinh Nguyễn Thị Thanh Vi bị đuổi học một năm vì hành vi thóa mạ thầy cô trên facebook. Khi sự việc chưa lắng xuống thì thêm một bạn trẻ lên face mắng chửi thóa mạ người Bà của mình, sau khi những câu nói có phần bất hiếu của bạn trẻ bị truyền đi rất nhiều bạn đã lên án về sự thiếu văn hóa và cái tôi quá lớn của bạn.
Con ngựa và chiếc dây cương
Facebook là một trang mạng xã hội, nơi để bạn sẻ chia những câu chuyện, những vấn đề mà mình đang gặp phải nhưng tính hai mặt của nó thì ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy. Nếu như ví đây là một con ngựa thì người chủ trước khi leo lên lưng ngựa cần được trang bị những thông tin cơ bản, bạn phải làm chủ được dây cương, nếu không làm được điều đó là bạn đang để bản năng hoang dã của con ngựa điều khiển mình. Mọi sự chia sẻ thông qua mạng làm cơn nóng giận của bạn giảm xuống nhưng hậu quả của bạn sẽ chấp nhận là sự thật. Khi có thông tin em Vi bị đuổi học một năm có một bạn trẻ trên facebook nói rằng mình cũng có tư tưởng giống vậy nên mình cũng chấp nhận bị đuổi học để chứng thực cái tôi của mình. Tất cả cần phải có một điểm dừng trước khi các bạn đi qua xa. Chính bạn phải là người nắm dây cương để điều chỉnh hàng vi của con ngựa đi đúng hướng.
Bên cạnh những bạn trẻ không làm chủ được ý thức của mình thì suốt hai ngày qua cộng đồng mạng lại thêm một lần xôn xao về 4 điều cấm kị khi lên facebook của các teen trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - Hà Nội.
Có lẽ những điều này với một số người là không mới khi họ ý thức được hành vi của mình. Tuy nhiên, có thể thấy những điều các bạn ghi lên câu chữ của mình đã thể hiện văn hóa mà các bạn muốn xây dựng lên. Những câu chữ được viết ra như một lời thức tỉnh cho các teen, những hành vi nào nên và không nên khi tham gia vào một trang mạng xã hội.
Thông báo đưa ra bốn điều cấm kỵ:
Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts... Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
Tuyệt đối không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
4 Điều cấm kị khi lên facebook của học sinh một trường nhưng là sự thể hiện ý thức của các bạn trẻ. Những suy nghĩ của tuổi mới lớn, lứa tuổi mà các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục thường gọi là “nửa trẻ con, nửa người lớn”. Để các bạn đi đúng hướng và có những cái nhìn khách quan về các vấn đề xã hội đòi hỏi phải là một quá trình lâu dài và toàn diện. Không phải chỉ vì một câu chuyện mẫu tin mà chúng ta đốt cháy giai đoạn trong giáo dục trẻ. Ông bà ta xưa thường có câu: “mưa dầm thấm lâu”. Hãy xây dựng cho các bạn trẻ những ý thức lành mạnh bắt đầu từ những câu chuyện nhẹ nhàng trong cuộc sống, hãy cho các bạn biết được những thông tin về những con ngựa trước khi các bạn được đặt lên mình ngựa. Tin rằng dưới sự định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường và toàn xã hội những người cầm cương sẽ luôn là những người có ý thức và hành vi đúng chuẩn mực xã hội, thể hiện mình là một người trẻ có văn hóa.
Theo Mực Tím