4 điểm yếu không thể chối cãi của startup Việt

haidesigner93

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/4/2019
Bài viết
43
Startup Việt thường được đánh giá là những người nhiều ý tưởng độc đáo và luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng đương đầu mọi thử thách để đạt được mục tiêu.

diemyeu.jpg



Thế nhưng, số lượng những startup Việt Nam thành công không nhiều, Rehoboth Việt Nam gửi đến bạn 4 điểm yếu thường gặp? Hãy xem mình cần cải thiện điều gì nhé!

Nhiều startup Việt Nam đánh mất cơ hội được rót vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài do khả năng Tiếng Anh kém khiến họ gặp khó khăn khi trình bày ý tưởng/ sản phẩm và mất tự tin trong giao tiếp.

diemyeu1-1024x1024.jpg


Điều này cũng thể hiện sự thiếu sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Không một nhà đầu tư hay đối tác nào nghi ngờ về tầm nhìn toàn cầu nếu bạn sở hữu một đội ngũ tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với họ.

Thực tế, những nhóm Startup Việt Nam bắt đầu xây dựng một chút tiếng tăm hay thành công trên thị trường quốc tế đều là những nhóm sở hữu những nhân viên có trình độ tiếng Anh tốt.

Startup Việt Nam thường thiếu kiến thức về những vấn đề có liên quan đến kinh doanh, trong đó có hiểu biết về tài chính, luật pháp và thị trường.

diemyeu2-1024x1024.jpg


– Họ thiếu hiểu biết về tài chính trong khi các nhà đầu tư cần con số về tiềm năng công việc kinh doanh một cách thực tiễn để có thể ra những quyết định trên khoản tiền đầu tư của họ.
– Họ thiếu hiểu biết nên vướng vào nhiều vấn đề như thiếu cân nhắc về loại hình công ty khi thành lập, không bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ.
– Họ thiếu hiểu biết về thị trường, các con số về đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng.

Với điểm yếu là thường thiếu thông số thị trường, thiếu cái nhìn tổng quan, thiếu ý thức về việc phải nghiên cứu thông số thị trường trước khi bắt đầu, các startup Việt Nam khó có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường nước ngoài.

Đa phần các startup Việt Nam đều sở hữu rất nhiều ý tưởng, kinh doanh nhiều thứ khác nhau cùng một lúc, cho ra đời những thành công nho nhỏ, hoặc rất nhiều thất bại và đôi khi các doanh nghiệp khởi nghiệp dậm chân tại chỗ với một mớ ý tưởng.

diemyeu3-1024x1024.jpg


Việc có quá nhiều ý tưởng là một điểm yếu lớn, khi có quá nhiều ý tưởng, nguồn lực triển khai thường bị phân tán và khó đạt được hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, việc phân tán cho nhiều ý tưởng thường khiến các nhóm khởi nghiệp có nguy cơ tan rã sớm do mâu thuẫn về tầm nhìn và tập trung nguồn lực cả đội. Nguyên nhân của việc có nhiều ý tưởng thì có nhiều, nhưng mặt trái của nó về lãng phí thời gian và chi phí cơ hội thì không phải doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng nhận ra.

Để khắc phục, cách quan trọng là phải có tiêu chí lựa chọn ý tưởng, ưu tiên những ý tưởng mang tính khả thi, có khả năng tiến xa và đặc biệt phù hợp với đam mê và năng lực của cả nhóm.

Công thức chung cho việc phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập trung chính là cách để một khởi nghiệp tìm được tiếng nói đồng thuận, tầm nhìn của cả đội.

diemyeu4-1024x1024.jpg


Rất nhiều sản phẩm/ dịch vụ độc đáo và xuất sắc không thành công như mong đợi vì chiến lược tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả.

Khi không chú trọng đến khâu tiếp thị và bán hàng, các startup thường phạm phải các sai lầm:

– Không cạnh tranh nổi với các đối thủ: 19%
– Chiến lược marketing nghèo nàn: 14%
– Bỏ qua khách hàng tiềm năng: 14%

Cách khắc phục: hãy chi trả xứng đáng để tìm được nhân viên tiếp thị và nhân viên bán hàng giỏi, bởi vì vai trò của họ trong công ty cũng quan trọng không kém các kỹ sư.
 
Mình nghĩ, mỗi start up khi bắt đầu đều cần đi với một nền tảng căn bản nhất. Đi từ đam mê nhưng cần có căn cớ, và thực tế tiếng Anh là điều cần thiết hiện tại không chỉ với start up.
 
×
Quay lại
Top Bottom