- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Đừng công kích, tranh luận ôn hòa hoặc đơn giản là lờ đi, bạn sẽ làm chủ những cuộc chiến vô nghĩa trên mạng.
Không hiếm lần, chúng ta đã chứng kiến những cuộc tranh cãi liên miên trên mạng xã hội dù nguyên nhân chẳng đâu vào đâu, do chính những cư dân mạng hiếu chiến châm ngòi Có thể nạn nhân chính là bạn, hoặc bạn chỉ là người quan sát. Nhưng làm thế nào để đối phó với các “anh hùng bàn phím”, bạn đã biết chưa?
Không cố gắng công kích lại
Đôi khi, vấn đề chỉ là chuyện bé xé ra to. Nhiều khi chỉ là trong vài lần lỡ nói điều gì đó nhạy cảm, mọi chuyện có thể xảy ra theo chiều hướng xấu. Khi ấy, đừng chửi bới, cũng đừng sử dụng những lời tục tĩu, vì bạn chỉ tiếp tục làm mất hình ảnh của mình trong mắt người khác, trong khi chưa chắc là mọi thứ đã trở nên ổn thỏa hơn. Hãy nhớ rằng, những cuộc tranh cãi trên mạng thường chẳng có hồi kết nên nghĩ rằng, 9 người 10 ý, và bạn chẳng thể làm dâu trăm họ được.
Liên kết với bạn bè thực sự
Nếu bạn bè xung quanh của bạn là những người bạn thực sự và họ hiểu rõ con người của bạn, họ chắc chắn sẽ không quay lưng với bạn chỉ với 1-2 câu đối chấp từ người lạ - những kẻ cố tình chơi xấu bạn. Tuy nhiều người sẽ nói rằng sử dụng “số đông” thì thật là trẻ con nhưng điều quan trọng là, nếu bạn bè trong đời sống thực của bạn thực sự ủng hộ bạn và không ngần ngại đối chấp với kẻ đặt điều kia.
Đáp lại nếu bị xúc phạm quá mức
''Anh hùng bàn phím'' luôn là những kẻ giấu mặt khó ưa mà bạn không thể kiểm soát được.
Nếu “anh hùng bàn phím” thường xuyên quấy rối, xúc phạm khiến bạn cảm thấy không thể im lặng là vàng được nữa thì hãy dùng lý lẽ ngắn gọn của mình để đáp trả và làm mọi chuyện ra ngô ra khoai. Trên các diễn đàn, hãy bình tĩnh tranh luận cho các thành viên khác thấy ai mới thực sự là người biết lý lẽ, hoặc thẳng tay bấm nút ''report''. Trên Facebook, việc che giấu thân phận không dễ như các diễn đàn, nên cách tốt nhất vẫn là phản biện một cách logic.
Nhớ rằng, trong những cuộc chiến trên mạng, bạn không bao giờ là người thắng - kẻ thua, mà chỉ có thể là người đúng - kẻ sai thông qua trọng tài là những người đang theo dõi cuộc tranh luận. Vì vậy, hãy sử dụng đầu óc phân tích hợp lý và chứng cứ hùng hồn, bạn sẽ là người được số đông khâm phục, chứ không phải là những kẻ thích ''troll'' kia.
Đừng vô tình trở thành 'anh hùng bàn phím'
Đừng biến mình thành một kẻ thích gây chiến đáng ghét.
Khi bạn dày công mỉa mai công kích lại, thậm chí đôi khi vô tình phán xét, chỉ trích cá nhân quá tiêu cực, thì chính bạn cũng sắp sửa trở thành một anh hùng bàn phím khác. Khi tranh chấp với một kẻ lạ mặt nào đó chỉ vì một vấn đề rất nhỏ, hãy tự mình giải quyết lấy vấn đề đó bằng cách ngưng tranh cãi, hoặc tìm ra một bằng chứng nào đó thuyết phục hơn. Bạn cư xử ôn hòa trên mạng thì chẳng có lý do gì để người khác cứ phải tiếp tục gây hấn với bạn cả.
Có thể ban đầu, bạn cảm thấy giải pháp này không giúp bạn bộc phát được cảm xúc như mong muốn. Nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy đây là cách tối ưu, bởi không gì vô nghĩa hơn những trận chiến trên mạng, và đời thực mới là nơi để bạn chứng tỏ mình.
Không hiếm lần, chúng ta đã chứng kiến những cuộc tranh cãi liên miên trên mạng xã hội dù nguyên nhân chẳng đâu vào đâu, do chính những cư dân mạng hiếu chiến châm ngòi Có thể nạn nhân chính là bạn, hoặc bạn chỉ là người quan sát. Nhưng làm thế nào để đối phó với các “anh hùng bàn phím”, bạn đã biết chưa?
Không cố gắng công kích lại
Đôi khi, vấn đề chỉ là chuyện bé xé ra to. Nhiều khi chỉ là trong vài lần lỡ nói điều gì đó nhạy cảm, mọi chuyện có thể xảy ra theo chiều hướng xấu. Khi ấy, đừng chửi bới, cũng đừng sử dụng những lời tục tĩu, vì bạn chỉ tiếp tục làm mất hình ảnh của mình trong mắt người khác, trong khi chưa chắc là mọi thứ đã trở nên ổn thỏa hơn. Hãy nhớ rằng, những cuộc tranh cãi trên mạng thường chẳng có hồi kết nên nghĩ rằng, 9 người 10 ý, và bạn chẳng thể làm dâu trăm họ được.
Liên kết với bạn bè thực sự
Nếu bạn bè xung quanh của bạn là những người bạn thực sự và họ hiểu rõ con người của bạn, họ chắc chắn sẽ không quay lưng với bạn chỉ với 1-2 câu đối chấp từ người lạ - những kẻ cố tình chơi xấu bạn. Tuy nhiều người sẽ nói rằng sử dụng “số đông” thì thật là trẻ con nhưng điều quan trọng là, nếu bạn bè trong đời sống thực của bạn thực sự ủng hộ bạn và không ngần ngại đối chấp với kẻ đặt điều kia.
Đáp lại nếu bị xúc phạm quá mức
''Anh hùng bàn phím'' luôn là những kẻ giấu mặt khó ưa mà bạn không thể kiểm soát được.
Nếu “anh hùng bàn phím” thường xuyên quấy rối, xúc phạm khiến bạn cảm thấy không thể im lặng là vàng được nữa thì hãy dùng lý lẽ ngắn gọn của mình để đáp trả và làm mọi chuyện ra ngô ra khoai. Trên các diễn đàn, hãy bình tĩnh tranh luận cho các thành viên khác thấy ai mới thực sự là người biết lý lẽ, hoặc thẳng tay bấm nút ''report''. Trên Facebook, việc che giấu thân phận không dễ như các diễn đàn, nên cách tốt nhất vẫn là phản biện một cách logic.
Nhớ rằng, trong những cuộc chiến trên mạng, bạn không bao giờ là người thắng - kẻ thua, mà chỉ có thể là người đúng - kẻ sai thông qua trọng tài là những người đang theo dõi cuộc tranh luận. Vì vậy, hãy sử dụng đầu óc phân tích hợp lý và chứng cứ hùng hồn, bạn sẽ là người được số đông khâm phục, chứ không phải là những kẻ thích ''troll'' kia.
Đừng vô tình trở thành 'anh hùng bàn phím'
Đừng biến mình thành một kẻ thích gây chiến đáng ghét.
Khi bạn dày công mỉa mai công kích lại, thậm chí đôi khi vô tình phán xét, chỉ trích cá nhân quá tiêu cực, thì chính bạn cũng sắp sửa trở thành một anh hùng bàn phím khác. Khi tranh chấp với một kẻ lạ mặt nào đó chỉ vì một vấn đề rất nhỏ, hãy tự mình giải quyết lấy vấn đề đó bằng cách ngưng tranh cãi, hoặc tìm ra một bằng chứng nào đó thuyết phục hơn. Bạn cư xử ôn hòa trên mạng thì chẳng có lý do gì để người khác cứ phải tiếp tục gây hấn với bạn cả.
Có thể ban đầu, bạn cảm thấy giải pháp này không giúp bạn bộc phát được cảm xúc như mong muốn. Nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy đây là cách tối ưu, bởi không gì vô nghĩa hơn những trận chiến trên mạng, và đời thực mới là nơi để bạn chứng tỏ mình.
Theo ione
Ảnh: Tumblr