- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Một số lưu ý khi bạn mang theo điện thoại, tablet hay laptop trong chuyến du lịch mùa hè.
Nếu điểm đến là các vùng có tuyết, hãy đảm bảo giữ điện thoại ở túi trong, gần sát cơ thể để ngăn nó bị đóng băng hoặc bị thay đổi nhiệt độ thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến màn hình. Do trời lạnh tác hại xấu tới tuổi thọ pin, bạn nên mang theo pin dự phòng.
Sử dụng đế tản nhiệt khi dùng laptop ngoài trời. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc những chiếc laptop mới cũng dễ bị quá nóng dưới ánh nắng mùa hè. Vệ sinh quạt laptop cũng là một cách giúp thiết bị hoạt động tốt và giữ mát. Cách bảo vệ tốt nhất vẫn là dùng trong bóng râm.
2. Dùng vỏ bảo vệ
Một lo ngại khác là nước. Dù vỏ điện thoại có thể bảo vệ nó khỏi tổn hại khi vô tình làm rơi, nó không giúp ích nhiều khi nói về chất lỏng, bụi hay cát.
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại phụ kiện có thể giúp bạn bảo vệ thiết bị khỏi những kẻ thù này. Đặc biệt, hãng Smartskin Condoms for Smartphone còn giới thiệu loại vỏ nhựa dẻo siêu mỏng bao bọc điện thoại, khiến bạn không có cảm giác như đang dùng bất cứ vỏ bảo vệ nào.
3. Giữ thiết bị khô ráo
Nếu muốn phòng ngừa “cấp độ 2” cho các hoạt động như chèo thuyền, bơi lội, hãy thử loại vỏ chống nước “hạng nặng” của hãng DryCase. Chiếc túi này đủ lớn để bỏ vừa bất cứ smartphone nào và được bao kín, thậm chí còn bảo vệ cả khe cắm jack headphone.
Với thiết bị lớn hơn như laptop hay máy ảnh chuyên nghiệp, DryCase cũng có loại balo chống nước riêng.
Nếu không may đánh rơi điện thoại vào nước, hãy nhanh chóng nhấc điện thoại ra, tháo pin, thẻ SIM rồi đặt vào túi gạo qua đêm để hút hết độ ẩm hoặc nhanh chóng đưa tới cửa hàng sửa chữa gần nhất.
4. Bao trong bao
Những người leo núi thường đựng laptop trong các loại túi đã được đệm bên trong để tránh những tác động gặp phải ở địa hình phức tạp. Với điện thoại, tablet, bạn nên dùng vỏ và cả miếng dán màn hình để tránh va đập, trầy xước. Nếu thực sự muốn thiết bị được an toàn, hãy cân nhắc dùng các loại vỏ “nồi đồng cối đá” thay vì các loại vỏ nhựa “hàng mã”.
Theo The box
Nếu điểm đến là các vùng có tuyết, hãy đảm bảo giữ điện thoại ở túi trong, gần sát cơ thể để ngăn nó bị đóng băng hoặc bị thay đổi nhiệt độ thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến màn hình. Do trời lạnh tác hại xấu tới tuổi thọ pin, bạn nên mang theo pin dự phòng.
Sử dụng đế tản nhiệt khi dùng laptop ngoài trời. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc những chiếc laptop mới cũng dễ bị quá nóng dưới ánh nắng mùa hè. Vệ sinh quạt laptop cũng là một cách giúp thiết bị hoạt động tốt và giữ mát. Cách bảo vệ tốt nhất vẫn là dùng trong bóng râm.
2. Dùng vỏ bảo vệ
Một lo ngại khác là nước. Dù vỏ điện thoại có thể bảo vệ nó khỏi tổn hại khi vô tình làm rơi, nó không giúp ích nhiều khi nói về chất lỏng, bụi hay cát.
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại phụ kiện có thể giúp bạn bảo vệ thiết bị khỏi những kẻ thù này. Đặc biệt, hãng Smartskin Condoms for Smartphone còn giới thiệu loại vỏ nhựa dẻo siêu mỏng bao bọc điện thoại, khiến bạn không có cảm giác như đang dùng bất cứ vỏ bảo vệ nào.
3. Giữ thiết bị khô ráo
Nếu muốn phòng ngừa “cấp độ 2” cho các hoạt động như chèo thuyền, bơi lội, hãy thử loại vỏ chống nước “hạng nặng” của hãng DryCase. Chiếc túi này đủ lớn để bỏ vừa bất cứ smartphone nào và được bao kín, thậm chí còn bảo vệ cả khe cắm jack headphone.
Với thiết bị lớn hơn như laptop hay máy ảnh chuyên nghiệp, DryCase cũng có loại balo chống nước riêng.
Nếu không may đánh rơi điện thoại vào nước, hãy nhanh chóng nhấc điện thoại ra, tháo pin, thẻ SIM rồi đặt vào túi gạo qua đêm để hút hết độ ẩm hoặc nhanh chóng đưa tới cửa hàng sửa chữa gần nhất.
4. Bao trong bao
Theo The box