34 nghìn trẻ góp ý về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
882938-8513209be1f8677351ccd0990585c098-xl.jpg
Học sinh trường PT dân tộc bán trú Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nhận tủ sách Cầu Vồng (Ảnh: Ngọc Tuân).


NDĐT- Hôm nay, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tổ chức hội nghị chia sẻ kết quả đợt thăm dò ý kiến trẻ em về một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.



Đợt trưng cầu ý kiến này nhằm thúc đẩy quyền tham gia, tạo điều kiện cho trẻ em đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề ảnh hưởng đến các em. Triển khai trong hai tháng, hoạt động thăm dò được thực hiện trên ba kênh chính: mạng internet, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, phát phiếu trực tiếp tới 40 trường học tại mười tỉnh, thành phố, thu hút hơn 34.500 em tham gia.


Nên tăng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi


Đồng Nguyệt Minh, học sinh lớp 7A9, trường THCS Giảng Võ, Hà Nội chia sẻ, em biết trong quy định hiện nay, trẻ em Việt Nam được công nhận tới 16 tuổi, còn 18 tuổi trở lên mới được coi là công dân. Từ đó đã có một khoảng trống từ năm 16 đến 18 tuổi, trong khi các bạn trẻ vẫn cần được bảo vệ quyền lợi trong thời gian nhạy cảm này. Từ đó, em cũng mong muốn tăng độ tuổi trẻ em đến 18 tuổi.


Kết quả từ cuộc thăm dò ý kiến của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho thấy, 53,5% trẻ em đồng ý với việc điều chỉnh tăng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi.


Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho biết, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định tuổi của trẻ em dưới 16 tuổi, trong khi Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn quy định dưới 18 tuổi. Nâng độ tuổi trẻ em theo Công ước sẽ làm tăng số lượng trẻ em cũng tăng, cần bổ sung cho ngân sách Nhà nước. Tăng độ tuổi sẽ tác động tới đời sống kinh tế - xã hội, trong đó cần lưu ý đến nhóm trẻ em yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ thiệt thòi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn… nên cần có thời điểm và bước đệm cần thiết để chuẩn bị cho sự thay đổi này.
Ngoài ra, cũng cần sửa đổi hệ thống pháp luật, bởi quy định này liên quan tới nhiều văn bản pháp lý khác như Luật Thanh niên, Luật Hôn nhân gia đình…

Từ năm 2004, Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội đã dự kiến nâng độ tuổi trẻ em nhưng còn gặp vướng mắc, bởi nhiều ý kiến cho rằng quy định trẻ em dưới 16 tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thời điểm đó. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được triển khai và đi vào cuộc sống một thời gian. Do đó, quy định tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 cũng phù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện nay.

Việt Nam là nước sớm tham gia Công ước về quyền trẻ em, quốc gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới phê chuẩn văn kiện. Tới nay, trong các quốc gia tham gia Công ước chỉ còn sáu nước quy định độ tuổi trẻ em dưới 16 tuổi, trong ba nước ở châu Á chỉ còn Việt Nam.


Quyền giám đốc chương trình của tổ chức Plan tại Việt Nam Funakoshi Mina, khẳng định, Chính phủ đã có những cải thiện đáng kể trong thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Kết quả thăm dò lần này cho thấy, tiếng nói của trẻ em Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em đã được lắng nghe.


Cần thêm kênh thông tin cho trẻ
Kết quả đợt thăm dò ý kiến lần này cho thấy, gần 59% số trẻ em được hỏi mong muốn được tham gia diễn đàn trẻ em. Điều này chứng tỏ sức thu hút của diễn đàn, lợi ích mà chính sách mang lại.


Với ý kiến cá nhân, Đồng Nguyệt Minh mong muốn em cũng như các bạn nhỏ được tạo cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Những sân chơi thiết thực cho thiếu nhi như câu lạc bộ phóng viên nhỏ, câu lạc bộ quyền trẻ em… sẽ thu hút nhiều bạn nhỏ tham gia. Ngoài ra cũng cần tăng thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho trẻ em. Trên sóng truyền hình hiện nay có nhiều kênh dành cho thiếu nhi nhưng chủ yếu thiên về giải trí, hoạt hình… Trẻ em cũng cần những chương trình chuyên sâu, khai thác các mô hình, hoạt động có tính cộng đồng, thể hiện chân thực những mong muốn, phản ảnh đúng tiếng nói của trẻ em.


Bà Ngô Thị Minh đánh giá, tăng cường quyền tham gia của trẻ em qua các diễn đàn tuổi nhỏ các cấp để nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội của thế hệ trẻ. Diễn đàn trẻ em cần đa dạng hoá, tạo cơ hội tham gia rộng rãi hơn cho trẻ em mọi vùng, miền và mọi đối tượng. Việc trẻ em tham gia các diễn đàn rất tốt, nhưng hình thức tổ chức cần hiệu quả. Thời gian qua, Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chọn TP Hồ Chí Minh triển khai thí điểm chương trình phát triển quyền tham gia của trẻ em. Qua ba năm liên tục thực hiện, TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn thường niên lắng nghe ý kiến trẻ em cấp thành phố. Trong chương trình đối thoại này, tất cả giám đốc các sở, ngành trên địa bàn đều tham gia, trả lời các vấn đề mà trẻ em quan tâm, báo cáo kết quả thực hiện về những kiến nghị của trẻ em trước đó.



Nguồn nhandan.org.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom