- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nếu như bạn đang đau đầu, loay hoay tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả, sao không thử áp dụng 3 bí kíp dưới đây. Các bạn sẽ thấy lý thú, đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ!
1. Học theo trình tự
Một nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của chung ta chỉ ra rằng:
- Khi bạn nghe, bạn chỉ nhớ có 5% lượng thông tin.
- Khi bạn nhìn, não sẽ dễ bao quát hơn, nhưng kiến thức chỉ thu nạp được khoảng 20%.
- Khi bạn thảo luận theo kiểu nói lại/ lặp lại những gì đã nghe/ nhìn, bạn sẽ ghi nhận được 50% khối lượng.
- Khi bạn ôn tập lại những gì đã học, học đạt được 70% kiến thức.
- Và khi bạn thực hành, bạn sẽ nhớ đến ngưỡng 95-98% một cách hoàn hảo.
Bộ não chúng ta không thể thu nhận kiến thức một lần mà theo quá trình và sắp xếp theo nhiều lớp. Do đó, thay vì tốn rất nhiều thời gian cho việc lầm rầm đọc thuộc lòng một bài học nào đó, chúng ta nên chia kiến thức thành khoảng 5 "layer" theo thứ tự:
1) Bạn nghe giảng một lần ở lớp.
2) Nhìn và ghi chép lại một lượt.
3) Trao đổi với giáo viên, bạn bè một lần.
4) Học lại một lần tổng quát.
5) Cuối cùng là ôn tập/ thực hành lại sau một thời gian ngắn sau đó. Kiến thức thu nhận sẽ dễ dàng và ổn định hơn.
2. Tập trung theo tỉ lệ 80/20
Theo nguyên lý Pareto, bạn chỉ cần đầu tư 20% thời gian so với bình thường mà đạt được đến 80% hiệu quả. Chúng ta có thể áp dụng nguyên lý trên, khi đối mặt với quá nhiều công việc trong khi lại bị hạn chế về thời gian.
Ví dụ như khi bạn cần đọc một quyển sách, thay vì cắm cúi đọc từ trang này sang trang khác và lãng phí rất nhiều thời gian của mình. Trong khi 80% những thông tin giá trị nằm trong 20% sách, bạn có thể đọc từ mục lục và phần giới thiệu đầu tiên, xem qua các biểu đồ hình vẽ, đọc kỹ phần kết luận từng chương, sau đó có thể xem chi tiết những phần bạn cần tìm hiểu.
Đôi khi bạn cần một thông tin tham khảo trong khi lại có quá nhiều nguồn, hãy thử áp dụng phương thức tìm kiếm 80/20 xem, tiết kiệm thời gian hiệu quả lắm đấy!
3. Kiểm soát tâm trạng bản thân
Bạn có thắc mắc tại sao khi chúng ta ngồi nghe giảng 1, 2 tiếng liên tục, thường cảm thấy rất mệt mỏi, không chịu đựng nổi và buồn ngủ. Trong khi vui chơi thì cả ngày bạn vẫn không chán? Bạn đã bao giờ nghe thấy rằng việc kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn chưa?
Thực tế là, tất cả mọi việc bạn thực hiện đều do tâm lý và tâm lý thì cứ khoảng 10 phút lại thay đổi lên xuống theo hình dạng biểu đồ hình sin. Và khi ngồi học yên ổn trong lớp, thì chúng ta gần như không thay đổi trạng thái, do đó tâm lý chúng ta cứ đi xuống dần.
Do đó, bạn có thể tìm cho mình một cách học khiến bản thân vừa thu nạp kiến thức vừa được giải trí. Ví dụ như kết hợp vừa nghe nhạc vừa luyện nghe tiếng Anh, giải Toán với một thách thức nhỏ trong khoảng thời gian cố định, hay làm các bài mô phỏng, biểu đồ hay tận dụng màu sắc, hình ảnh cho các môn học thuộc lòng.
Tất cả những điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn và hoàn toàn không cảm thấy việc học căng thẳng.
Cố gắng cho kỳ thi sắp tới teen nhé!
1. Học theo trình tự
Một nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của chung ta chỉ ra rằng:
- Khi bạn nghe, bạn chỉ nhớ có 5% lượng thông tin.
- Khi bạn nhìn, não sẽ dễ bao quát hơn, nhưng kiến thức chỉ thu nạp được khoảng 20%.
- Khi bạn thảo luận theo kiểu nói lại/ lặp lại những gì đã nghe/ nhìn, bạn sẽ ghi nhận được 50% khối lượng.
- Khi bạn ôn tập lại những gì đã học, học đạt được 70% kiến thức.
- Và khi bạn thực hành, bạn sẽ nhớ đến ngưỡng 95-98% một cách hoàn hảo.
Bộ não chúng ta không thể thu nhận kiến thức một lần mà theo quá trình và sắp xếp theo nhiều lớp. Do đó, thay vì tốn rất nhiều thời gian cho việc lầm rầm đọc thuộc lòng một bài học nào đó, chúng ta nên chia kiến thức thành khoảng 5 "layer" theo thứ tự:
1) Bạn nghe giảng một lần ở lớp.
2) Nhìn và ghi chép lại một lượt.
3) Trao đổi với giáo viên, bạn bè một lần.
4) Học lại một lần tổng quát.
5) Cuối cùng là ôn tập/ thực hành lại sau một thời gian ngắn sau đó. Kiến thức thu nhận sẽ dễ dàng và ổn định hơn.
2. Tập trung theo tỉ lệ 80/20
Theo nguyên lý Pareto, bạn chỉ cần đầu tư 20% thời gian so với bình thường mà đạt được đến 80% hiệu quả. Chúng ta có thể áp dụng nguyên lý trên, khi đối mặt với quá nhiều công việc trong khi lại bị hạn chế về thời gian.
Ví dụ như khi bạn cần đọc một quyển sách, thay vì cắm cúi đọc từ trang này sang trang khác và lãng phí rất nhiều thời gian của mình. Trong khi 80% những thông tin giá trị nằm trong 20% sách, bạn có thể đọc từ mục lục và phần giới thiệu đầu tiên, xem qua các biểu đồ hình vẽ, đọc kỹ phần kết luận từng chương, sau đó có thể xem chi tiết những phần bạn cần tìm hiểu.
Đôi khi bạn cần một thông tin tham khảo trong khi lại có quá nhiều nguồn, hãy thử áp dụng phương thức tìm kiếm 80/20 xem, tiết kiệm thời gian hiệu quả lắm đấy!
3. Kiểm soát tâm trạng bản thân
Bạn có thắc mắc tại sao khi chúng ta ngồi nghe giảng 1, 2 tiếng liên tục, thường cảm thấy rất mệt mỏi, không chịu đựng nổi và buồn ngủ. Trong khi vui chơi thì cả ngày bạn vẫn không chán? Bạn đã bao giờ nghe thấy rằng việc kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn chưa?
Thực tế là, tất cả mọi việc bạn thực hiện đều do tâm lý và tâm lý thì cứ khoảng 10 phút lại thay đổi lên xuống theo hình dạng biểu đồ hình sin. Và khi ngồi học yên ổn trong lớp, thì chúng ta gần như không thay đổi trạng thái, do đó tâm lý chúng ta cứ đi xuống dần.
Do đó, bạn có thể tìm cho mình một cách học khiến bản thân vừa thu nạp kiến thức vừa được giải trí. Ví dụ như kết hợp vừa nghe nhạc vừa luyện nghe tiếng Anh, giải Toán với một thách thức nhỏ trong khoảng thời gian cố định, hay làm các bài mô phỏng, biểu đồ hay tận dụng màu sắc, hình ảnh cho các môn học thuộc lòng.
Tất cả những điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn và hoàn toàn không cảm thấy việc học căng thẳng.
Cố gắng cho kỳ thi sắp tới teen nhé!