- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Đơn giản và rất dễ thực hiện, 25 cách để bạn áp dụng vào cuộc sống của mình sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều.
Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể áp dụng 25 điều này vào cuộc sống, nhưng trong hoàn cảnh có thể, hãy thực hiện và hiệu quả là một sự lâu dài.
1. Nấu ăn ở nhà
Bạn nên bắt đầu với thói quen nấu ăn tại nhà mỗi tuần một lần và từ từ tăng tần số cho đến khi bạn tìm thấy một sự cân bằng giữa tiết kiệm với đi ăn uống bên ngoài.
2. Tự pha cà phê
Chi phí cho việc la cà quán xá, cà phê dù bạn cho rằng chẳng đáng bao nhiêu nhưng nếu ngồi tính toán lại trong một tháng, bạn sẽ thấy nó chiếm số lượng khá nhiều đấy.
3. Ăn trưa tại cơ quan vài ngày trong tuần
Những buổi ăn ngoài sẽ khiến bạn tiêu tốn không ít – nhất là khi bạn thường xuyên ăn uống tại nhà hàng. Nếu cơ quan có sẵn cơm trưa, lựa chọn này phù hợp và giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.
4. Không đi mua sắm tạp hóa khi đang vội
Đừng cố ép mình đi mua sắm lúc đang vội vàng bởi bạn sẽ không sáng suốt.
5. Lên danh sách trước khi đi mua sắm
Xác lập lý do mua sắm, điều này giúp bạn khống chế được cảm hứng mua sắm. Lên danh sách các thứ cần thiết giúp bạn tránh được cám dỗ mua sắm và tiết kiệm hơn.
6. Chú ý ngày hết hạn trên sản phẩm
Điều ngạc nhiên là không mấy người chú ý đến hạn sử dụng trên các sản phẩm như: thịt, trứng, sữa chua… Giá trị sức khỏe là trên hết. Đừng vội vàng mua cả những sản phẩm hết hạn – vừa tốn chi phí vừa hại sức khỏe.
7. Mua số lượng lớn bất cứ khi nào có thể
Những đợt khuyến mãi của siêu thị là cơ hội cho bạn mua sắm giá rẻ. Bạn có thể mua một lượng lớn sản phẩm cần thiết để lâu dài như: bột giặt, gạo, mì, sữa tắm…
8. Mua chung
Nhiều người thích chọn mua sản phẩm theo từng thương hiệu riêng. Bạn có thể mua chung ở một nơi thay vì phân chia thời gian mua mỗi cửa hàng một ít. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm tiền và thời gian.
9. Tận dụng túi xách để đựng rác
Những túi đựng hàng tạp hóa bằng giấy, bạn có thể dùng để đựng rác thay vì phải thường xuyên mua túi rác.
10. Trả xong các khoản nợ lớn
Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ nào, hãy tập trung củng cố nó với một lãi suất thấp hơn và trả nó đi càng sớm càng tốt.
11. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Bạn có thể sử dụng các hình thức hóa đơn thanh toán như trừ vào thẻ tín dụng, tài khoản. Đừng dồn các hóa đơn lại và giải quyết cùng lúc bởi bạn sẽ choáng ngợp.
12. Thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng
Xem số dư và kiểm tra thanh toán qua thẻ có chính xác. Bạn nghĩ sao nếu bỏ mặc chúng và một ngày đẹp trời, bạn check lại tài khoản rồi bất ngờ hoảng hốt bởi số tiền lớn đã “không cánh mà bay”.
13. Tránh phí khi sử dụng ATM
Một số ngân hàng không tính phí khi thực hiện giao dịch ATM nhưng một số lại có. Bạn có thể rút trực tiếp tại ngân hàng để tránh mất phí.
14. Phí hàng năm của thẻ tín dụng
Tiền thưởng, điểm thưởng của thẻ tín dụng là cách tuyệt vời để tiết kiệm một số tiền, chỉ có điều bạn nên chắc ăn rằng sẽ không mất lệ phí hàng năm.
15. Ngắt các kết nối nếu không cần thiết
Bạn có con nhỏ hoặc bận rộn với chăm sóc người lớn tuổi, những đường dây cáp hay internet có thực sự cần thiết? Suy nghĩ và giản lược nếu bạn thấy không cần thiết.
16. Mượn sách thay vì mua
Thẻ thư viện khá hữu ích bởi giúp bạn tiết kiệm khoản lớn từ mua sách và lại đọc được nhiều sách hơn.
17. Nếu mua, hãy mua sách giảm giá hoặc sách cũ
Sách giảm giá hay đã qua sử dụng đều rẻ hơn so với sách mới. Bạn cũng có thể lựa chọn.
18. Kiểm tra giá cả trước khi mua
Với những mặt hàng đắt tiền, mặt hàng điện tử… kiểm tra giá trước khi mua giúp bạn theo dõi giá và kiểm soát được tiền.
19. Giữ gìn xe cộ
Hãy thường xuyên bảo trì xe, đừng tiết kiệm khoản này bởi nó giúp kéo dài tuổi thọ của xe.
20. Đi chung phương tiện
Hãy đi chung xe nếu hai vợ chồng có thể sắp xếp được công việc hoặc bạn có thể dùng phương tiện công cộng là xe buýt để tiết kiệm.
21. Xem phim, kịch trước 18h
Đây là một gợi ý mềm cho tiết kiệm chi tiêu. Vé xem trước 18h thường rẻ hơn so với buổi tối.
22. Quy định sử dụng điện
Khi không sử dụng điện, rút phích cắm các thiết bị điện. Tắt đèn và quạt, rút phích ti vi thay vì chuyển chế độ tắt màn hình.
23. Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trước thời hạn
Lập kế hoạch, đặt phòng và vé máy bay trước thời hạn sẽ giúp bạn đỡ tốn kém hơn.
24. Giới hạn
Nếu bạn có những người bạn xa hoa và thường chi trả vượt quá khả năng của mình, chẳng việc gì phải chạy theo họ. Hãy làm những điều vừa sức với giới hạn của bạn.
25. Lập bảng theo dõi thu – chi
Đây là việc nhiều phụ nữ thường làm để kiểm soát tài chính tốt hơn. Lập ra danh mục những khoản cần chi và chi phí dự trù cho khoản này.
Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể áp dụng 25 điều này vào cuộc sống, nhưng trong hoàn cảnh có thể, hãy thực hiện và hiệu quả là một sự lâu dài.
1. Nấu ăn ở nhà
Bạn nên bắt đầu với thói quen nấu ăn tại nhà mỗi tuần một lần và từ từ tăng tần số cho đến khi bạn tìm thấy một sự cân bằng giữa tiết kiệm với đi ăn uống bên ngoài.
2. Tự pha cà phê
Chi phí cho việc la cà quán xá, cà phê dù bạn cho rằng chẳng đáng bao nhiêu nhưng nếu ngồi tính toán lại trong một tháng, bạn sẽ thấy nó chiếm số lượng khá nhiều đấy.
3. Ăn trưa tại cơ quan vài ngày trong tuần
Những buổi ăn ngoài sẽ khiến bạn tiêu tốn không ít – nhất là khi bạn thường xuyên ăn uống tại nhà hàng. Nếu cơ quan có sẵn cơm trưa, lựa chọn này phù hợp và giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.
4. Không đi mua sắm tạp hóa khi đang vội
Đừng cố ép mình đi mua sắm lúc đang vội vàng bởi bạn sẽ không sáng suốt.
5. Lên danh sách trước khi đi mua sắm
Xác lập lý do mua sắm, điều này giúp bạn khống chế được cảm hứng mua sắm. Lên danh sách các thứ cần thiết giúp bạn tránh được cám dỗ mua sắm và tiết kiệm hơn.
6. Chú ý ngày hết hạn trên sản phẩm
Điều ngạc nhiên là không mấy người chú ý đến hạn sử dụng trên các sản phẩm như: thịt, trứng, sữa chua… Giá trị sức khỏe là trên hết. Đừng vội vàng mua cả những sản phẩm hết hạn – vừa tốn chi phí vừa hại sức khỏe.
7. Mua số lượng lớn bất cứ khi nào có thể
Những đợt khuyến mãi của siêu thị là cơ hội cho bạn mua sắm giá rẻ. Bạn có thể mua một lượng lớn sản phẩm cần thiết để lâu dài như: bột giặt, gạo, mì, sữa tắm…
Nhiều người thích chọn mua sản phẩm theo từng thương hiệu riêng. Bạn có thể mua chung ở một nơi thay vì phân chia thời gian mua mỗi cửa hàng một ít. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm tiền và thời gian.
9. Tận dụng túi xách để đựng rác
Những túi đựng hàng tạp hóa bằng giấy, bạn có thể dùng để đựng rác thay vì phải thường xuyên mua túi rác.
10. Trả xong các khoản nợ lớn
Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ nào, hãy tập trung củng cố nó với một lãi suất thấp hơn và trả nó đi càng sớm càng tốt.
11. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Bạn có thể sử dụng các hình thức hóa đơn thanh toán như trừ vào thẻ tín dụng, tài khoản. Đừng dồn các hóa đơn lại và giải quyết cùng lúc bởi bạn sẽ choáng ngợp.
12. Thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng
Xem số dư và kiểm tra thanh toán qua thẻ có chính xác. Bạn nghĩ sao nếu bỏ mặc chúng và một ngày đẹp trời, bạn check lại tài khoản rồi bất ngờ hoảng hốt bởi số tiền lớn đã “không cánh mà bay”.
13. Tránh phí khi sử dụng ATM
Một số ngân hàng không tính phí khi thực hiện giao dịch ATM nhưng một số lại có. Bạn có thể rút trực tiếp tại ngân hàng để tránh mất phí.
14. Phí hàng năm của thẻ tín dụng
Tiền thưởng, điểm thưởng của thẻ tín dụng là cách tuyệt vời để tiết kiệm một số tiền, chỉ có điều bạn nên chắc ăn rằng sẽ không mất lệ phí hàng năm.
15. Ngắt các kết nối nếu không cần thiết
Bạn có con nhỏ hoặc bận rộn với chăm sóc người lớn tuổi, những đường dây cáp hay internet có thực sự cần thiết? Suy nghĩ và giản lược nếu bạn thấy không cần thiết.
Thẻ thư viện khá hữu ích bởi giúp bạn tiết kiệm khoản lớn từ mua sách và lại đọc được nhiều sách hơn.
17. Nếu mua, hãy mua sách giảm giá hoặc sách cũ
Sách giảm giá hay đã qua sử dụng đều rẻ hơn so với sách mới. Bạn cũng có thể lựa chọn.
18. Kiểm tra giá cả trước khi mua
Với những mặt hàng đắt tiền, mặt hàng điện tử… kiểm tra giá trước khi mua giúp bạn theo dõi giá và kiểm soát được tiền.
19. Giữ gìn xe cộ
Hãy thường xuyên bảo trì xe, đừng tiết kiệm khoản này bởi nó giúp kéo dài tuổi thọ của xe.
20. Đi chung phương tiện
Hãy đi chung xe nếu hai vợ chồng có thể sắp xếp được công việc hoặc bạn có thể dùng phương tiện công cộng là xe buýt để tiết kiệm.
21. Xem phim, kịch trước 18h
Đây là một gợi ý mềm cho tiết kiệm chi tiêu. Vé xem trước 18h thường rẻ hơn so với buổi tối.
22. Quy định sử dụng điện
Khi không sử dụng điện, rút phích cắm các thiết bị điện. Tắt đèn và quạt, rút phích ti vi thay vì chuyển chế độ tắt màn hình.
23. Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trước thời hạn
Lập kế hoạch, đặt phòng và vé máy bay trước thời hạn sẽ giúp bạn đỡ tốn kém hơn.
24. Giới hạn
Nếu bạn có những người bạn xa hoa và thường chi trả vượt quá khả năng của mình, chẳng việc gì phải chạy theo họ. Hãy làm những điều vừa sức với giới hạn của bạn.
25. Lập bảng theo dõi thu – chi
Đây là việc nhiều phụ nữ thường làm để kiểm soát tài chính tốt hơn. Lập ra danh mục những khoản cần chi và chi phí dự trù cho khoản này.
Theo Eva