Gia Cát Lợi
Thành viên
- Tham gia
- 17/5/2021
- Bài viết
- 2
Trong thời điểm Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp như hiện nay, thị trường cà phê trở nên năng động trở lại do người tiêu dùng chuyển sang uống cà phê tại nhà. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu chừng 169.424 tấn cà phê, tăng 38% so với cùng kỳ 2020. Từ những số liệu này, có thể thấy rằng năm 2021 là một năm phục hồi của ngành cà phê tại Việt Nam. Dưới đây là những phân tích về thị trường cà phê Việt Nam trong năm nay.
Thị trường cà phê ở Việt Nam
Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam
Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6-11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD), các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu. Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành Cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, thông qua các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.
Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) nhận định với một năm đầy biến động từ dịch bệnh đến thiên tai cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành cà phê về mặt năng suất, sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê Việt là trong thời gian phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển sang uống cà phê tại nhà. Điều này đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với một số loại cà phê pha chế và khiến thị trường cà phê năng động trở lại.
Các hình thức kinh doanh cà phê tại Việt Nam
Kinh doanh cà phê rang xay, hòa tan
- Thị trường nội địa: Trong đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Khi xảy ra dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ cà phê tự pha tại nhà càng tăng cao. Đây là cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam trong thời điểm này. Mặt khác, trước đây sản phẩm cà phê tiêu thụ nội địa chỉ có ít thương hiệu doanh nghiệp trong nước nhưng trong vòng 5 năm gần đây, cùng với sự phát triển tiêu thụ cà phê nội địa thì hàng loạt các thương hiệu cà phê Việt Nam xuất hiện và được người tiêu dùng biết đến.
- Thị trường xuất khẩu: Cà phê rang xay, hoà tan của Việt Nam cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê cả nước. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.
Kinh doanh quán cà phê
Có 8 hình thức kinh doanh mở quán cà phê phổ biến sau:Cà phê vỉa hè, bệt: Còn được gọi là cà phê cóc, đây là loại hình cà phê bình dân, phổ biến.
Cà phê mang đi – take away: Đây là mô hình mang hơi hướng hiện đại du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Take away khá phù hợp với nhịp sống nhanh và thoải mái của người dân bởi cách gọi món và thanh toán tại quầy, sau đó khách hoàn toàn có thể lựa chọn chỗ ngồi hoặc dùng sản phẩm tại một nơi khác.
Cà phê thương hiệu: Chỉ những quán cà phê nổi tiếng, sang trọng dành cho các buổi gặp mặt, bàn công việc của tầng lớp cao.
Cà phê sân vườn: Là loại hình cà phê với không gian thoáng đãng, hoà hợp với thiên nhiên chim muông.
Cà phê “hộp”: Là nơi dành cho sự tĩnh lặng, riêng tư, một chút nghệ thuật. Loại hình cà phê này thường nép mình trong các chung cư cổ, hoặc những con hẻm nhỏ, tránh xa sự ồn ào của thành phố.
Cà phê sách, kịch, cá, mèo…: Đây là loại hình cà phê thu hút khách không phải bằng nước uống mà bằng các sản phẩm giải trí kèm theo như: Các vở kịch, các buổi acoustic, các loài động vật nuôi trong quán…
Cà phê văn phòng: Là nơi dân văn phòng thường hẹn hò dùng cơm trưa hoặc gặp gỡ bạn bè trong giờ nghỉ giải lao.
Cà phê sân thượng: Là loại hình cà phê nhắm vào vị trí khá đắc địa, rooftop – sân thượng các tòa nhà lớn.
Tại Việt Nam, các cụm từ "đi cà phê" hay "cà phê nhé!" được dùng không chỉ riêng cho việc uống cà phê mà còn mang ý nghĩa đặt một điểm hẹn để làm việc, chia sẻ và kết nối. Vì thế, nhu cầu về quán cà phê với vị trí, không gian đẹp, thiết kế bắt mắt rất được ưa thích. Để phù hợp với nhu cầu khách hàng, nhiều loại hình quán cà phê được mở ra. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng 20.000 quán cà phê lớn nhỏ và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Những rủi ro trong sản xuất cà phê
Đối với người nông dân
- Rủi ro do sâu bệnh hại cà phê và do thời tiết: Sâu bệnh hại là một vấn đề mà người trồng cà phê đặc biệt quan tâm vì nó thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây làm giảm năng suất, chất lượng quả cà phê. Các loại sâu bệnh hại này chủ yếu gồm rệp sáp mềm xanh, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ, sâu đục thân, mọt đục cành, đục quả cà phê.
- Rủi ro do thiên tai, thời tiết: Với tình trạng thời tiết thay đổi thất thường, mưa đến sớm khi thu hoạch và hạn hán khi cà phê đang phát triển nên nhiều vùng không đủ nước tưới. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê.
- Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường trong sản xuất cà phê liên quan chủ yếu đến việc tiêu thụ sản phẩm, biến động giá yếu tố đầu vào và giá sản phẩm cà phê. Phân bón là mặt hàng vật tư nông nghiệp rất nhạy cảm đối với nông dân trồng cà phê. Khi giá cà phê cao nông dân có xu hướng sử dụng phân bón cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo chung của các cơ quan chuyên môn. Ngược lại khi giá cà phê xuống thấp thì nông dân lại giảm lượng phân bón.
- Rủi ro tài chính: Trong sản xuất cà phê Ở Việt Nam, phần lớn người sản xuất cà phê thiếu vốn do tính bấp bênh, biến động bất ổn của giá cả mặt hàng này. Cây cà phê cần có chế độ chăm sóc theo một quy trình khép kín mới đảm bảo chất lượng của vườn cà phê và chất lượng của sản phẩm nên khi thiếu vốn cho sản xuất sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng của cây.
Đối với doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng nhưng giá bán chỉ khoảng 65% - 85% giá xuất khẩu các nước khác. Do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất cà phê chỉ mới định hướng ngắn hạn trong việc kinh doanh: buôn bán để kiếm lợi nhuận theo mùa vụ, bán đồng loạt với số lượng lớn ngay đầu mùa vụ,...Hơn nữa, trong bối cảnh Covid-19 hiện nay, chi phí vận chuyển cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Điều này cũng khiến chi phí xuất khẩu cà phê thay đổi. Khi giá xăng dầu tăng cao, đẩy giá bán cà phê lên cao. Có thể thấy rằng giá bán cà phê phụ thuộc vào sự biến động của giá xăng dầu. Với sự bất ổn về giá như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam.
Thị trường giao dịch hàng hóa - một giải pháp “sáng giá” cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam tránh được những rủi ro. Khi tham gia vào thị trường này, đồng nghĩa với việc đã giải quyết đầu ra cho ngành cà phê, ổn định giá bán và giảm thiểu rủi ro khâu thương mại, tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định về giá, khuyến khích doanh nghiệp và nông dân Việt Nam yên tâm tập trung sản xuất, khai thác hiệu quả nguồn lợi cây cà phê mang lại. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về Thị trường giao dịch hàng hóa mặt hàng cà phê.
Đầu tư cà phê trong thị trường giao dịch hàng hoá
1. Thị trường giao dịch hàng hoá là gì?
Giao dịch hàng hoá là hình thức mua - bán một khối lượng hàng hóa ở mức giá xác định và hàng hóa sẽ được giao dịch trong tương lai trên sàn giao dịch hàng hóa và được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam điều hành, quản lý. Đây là thị trường 2 chiều (mua-bán) giúp tiền về túi người tham gia dù cho thị trường có đi lên hay đi xuống và khác với chứng khoán thông thường, khi giao dịch bạn sẽ không chịu bất kỳ lãi suất qua đêm nào vì giao dịch hàng hóa thanh toán ngày.Trong thời gian gần đây, thị trường này đang trên đà phát triển và dần nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không tự nhiên thị trường mới nổi này lại nhận được những ưu ái như vậy mà bởi những ưu điểm và lợi ích không ngờ mà nó mang lại.
2. Cần gì khi tham gia đầu tư cà phê trong thị trường giao dịch hàng hoá?
Trước tiên, cần biết ai có thể tham gia thị trường giao dịch hàng hóa. Câu trả lời là tất cả mọi người: kể cả bạn là nông dân hay là doanh nghiệp hoặc cũng có thể bạn là một người làm việc trong lĩnh vực nào đó nhưng mong muốn tăng thêm tài sản cá nhân.Không có loại đầu tư nào mà không có rủi ro, chỉ là mức rủi ro ở thị trường đó đạt mức tối thiểu hay tối đa mà thôi. Đối với đầu tư cà phê cũng vậy, nhưng nó mang lại tiềm năng lợi nhuận cao cho người tham gia bởi các lý do sau:
- Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh cà phê
- Đảm bảo hơn về đầu ra cho cà phê Việt.
- Đối với Nhà đầu tư
- Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
Như vậy, để việc đầu tư thực sự hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư cà phê, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất cà phê. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá cà phê trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường cà phê hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ các chuyên viên trong nghề có uy tín.
3. Đặc tả hợp đồng cà phê Arabica ICE US
Hàng hóa giao dịch | Cà phê Arabica ICE US (Coffee C) |
Mã hàng hóa | KCE |
Độ lớn hợp đồng | 37 500 pounds/Lot |
Đơn vị yết giá | cent/pound |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: 15:15 - 0:30 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.05 cent/pound |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | 07 ngày làm việc trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | 08 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Cà phê Arabica loại 1, loại 2, loại 3 |
4. Đặc tả hợp đồng Cà phê Robusta ICE
Hàng hóa giao dịch | Cà phê Arabica ICE |
Mã hàng hóa | LRC |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn / lot |
Đơn vị yết giá | USD / tấn |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: 15:00 - 23:30 |
Bước giá | 1 USD / tấn |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 với tổng số tháng được niêm yết là 10 |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc thứ 04 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 04 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn vào lúc 19:30 |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Cà phê Robusta loại 1, loại 2, loại 3 |
Trong quá khứ, cà phê có thể được trồng bởi người nông dân và được sản xuất bởi doanh nghiệp. Nhưng trong thời buổi bất ổn về giá như hiện nay, cần có biện pháp giúp nông dân và doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro do sự bất ổn này. Do vậy, thị trường giao dịch hàng hóa xuất hiện như “một chiếc phao cứu sinh” giúp nông dân và doanh nghiệp được bảo hiểm về giá, đồng thời giải quyết được vấn đề đầu ra. Từ đó góp phần giúp cho họ yên tâm sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ cà phê mang lại.