- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tài liệu gồm 200 câu giải đáp y học
1. Lớn nhanh nhất ở tuổi nào?
"Xin cho chúng em biết, từ nhỏ đến khi thành người lớn, cơ thể phát triển nhanh nhất về chiều cao vào lúc nào?".
Chưa có thống kê lớn nào ở nước ta về vấn đề mà các em quan tâm. Gần đây, một nghiên cứu của Nhật Bản tiến hành trên hơn 200 sinh viên (cả nam lẫn nữ) cho thấy: Ở con gái 8 tuổi và con trai 11 tuổi có bước ngoặt về phát triển chiều cao. Đến 15 tuổi (gái) hoặc 17 tuổi (trai), tốc độ giảm xuống, mỗi năm cơ thể chỉ cao thêm chưa đầy 1 cm.
Số liệu trên là của nước ngoài, nhưng các em có thể tham khảo vận dụng cho bản thân và gia đình nhằm có một chế độ ăn uống, rèn luyện thể lực thích hợp trong bước ngoặt quan trọng đó.
3. Sống lâu có di truyền không?
"Đặc điểm sống lâu có di truyền không? Ông nội tôi, ba tôi đều thọ ngoài 80 tuổi. Liệu anh em tôi có thừa hưởng được điều đó?".
Nhiều thống kê khoa học cho thấy trong một số dòng họ, có những thế hệ sống lâu liên tiếp. Những thế hệ này gần như cùng có các đặc điểm là: điều độ về mọi mặt, ăn nhiều rau quả, không hút thuốc, không nghiện rượu, ưa hoạt động, sống nơi thoáng đãng...
Các nhà khoa học Canada đã tìm ra một gene của người mang tên gene SOSI mà họ cho là có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hiện tượng ôxy hóa. Họ đưa gene này vào tế bào thần kinh của một loài ruồi nhỏ và thấy chúng sống lâu gần gấp rưỡi bình thường.
Thí nghiệm trên đang được tiếp tục, được cải tiến để một ngày nào đó có thể ứng dụng cho con người nhằm kéo dài tuổi thọ.
Vậy là các thành viên trong gia đình bạn có cơ sở để hy vọng sống lâu, với điều kiện là biết giữ gìn và đảm bảo cuộc sống an toàn.
4. Đi bộ đều đặn giúp sống lâu
"Ở khu phố chúng tôi có một cặp vợ chồng viên chức về hưu tuy đã trên 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh. Họ cho biết 10 năm về trước đã bán xe đạp để đi bộ đến cơ quan nhằm rèn luyện thể lực, và hiện họ vẫn nghiện đi bộ. Xin cho biết đi bộ nhiều có lợi ích gì?".
Cách đây chừng hai chục năm, ở Hà Nội và một số thành phố khác có "phong trào" đi bộ trong viên chức, nhất là lứa tuổi 45-50. Họ tính toán chính xác, đi bộ thong dong, đến cơ quan rất đúng giờ, tan tầm cũng đi bộ về nhà. Có lẽ họ chỉ thấy đi bộ làm con người khỏe ra, hoạt bát, yêu đời, thế thôi. Vì khoa học ngày đó chưa thấy được gì hơn.
Phải đến đầu năm 1998 mới có kết quả nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về vấn đề này. Trong suốt 19 năm, các nhà khoa học thuộc Đại học Helsinki (Phần Lan) đã theo dỗi 16.000 anh chị em song sinh và nhận thấy đi bộ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Ở những người đi bộ mỗi tháng 6 lần, mỗi lần nửa giờ (bước đều chân), tỷ lệ tử vong chỉ bằng non một nửa so với người không đi bộ. Hiện tượng này không phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Một nghiên cứu thực hiện trên gần 26.000 phụ nữ được các nhà khoa học Nauy công bố năm 1999 cho thấy, ở những chị em vận động thể lực tối thiểu 4 giờ/tuần (dù chỉ là đi bộ), tỷ lệ ung thư vú giảm 37%. Theo một nghiên cứu của Viện ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ này giảm 60% ở những chị em có vận động thể lực.
.....
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
1. Lớn nhanh nhất ở tuổi nào?
"Xin cho chúng em biết, từ nhỏ đến khi thành người lớn, cơ thể phát triển nhanh nhất về chiều cao vào lúc nào?".
Chưa có thống kê lớn nào ở nước ta về vấn đề mà các em quan tâm. Gần đây, một nghiên cứu của Nhật Bản tiến hành trên hơn 200 sinh viên (cả nam lẫn nữ) cho thấy: Ở con gái 8 tuổi và con trai 11 tuổi có bước ngoặt về phát triển chiều cao. Đến 15 tuổi (gái) hoặc 17 tuổi (trai), tốc độ giảm xuống, mỗi năm cơ thể chỉ cao thêm chưa đầy 1 cm.
Số liệu trên là của nước ngoài, nhưng các em có thể tham khảo vận dụng cho bản thân và gia đình nhằm có một chế độ ăn uống, rèn luyện thể lực thích hợp trong bước ngoặt quan trọng đó.
3. Sống lâu có di truyền không?
"Đặc điểm sống lâu có di truyền không? Ông nội tôi, ba tôi đều thọ ngoài 80 tuổi. Liệu anh em tôi có thừa hưởng được điều đó?".
Nhiều thống kê khoa học cho thấy trong một số dòng họ, có những thế hệ sống lâu liên tiếp. Những thế hệ này gần như cùng có các đặc điểm là: điều độ về mọi mặt, ăn nhiều rau quả, không hút thuốc, không nghiện rượu, ưa hoạt động, sống nơi thoáng đãng...
Các nhà khoa học Canada đã tìm ra một gene của người mang tên gene SOSI mà họ cho là có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hiện tượng ôxy hóa. Họ đưa gene này vào tế bào thần kinh của một loài ruồi nhỏ và thấy chúng sống lâu gần gấp rưỡi bình thường.
Thí nghiệm trên đang được tiếp tục, được cải tiến để một ngày nào đó có thể ứng dụng cho con người nhằm kéo dài tuổi thọ.
Vậy là các thành viên trong gia đình bạn có cơ sở để hy vọng sống lâu, với điều kiện là biết giữ gìn và đảm bảo cuộc sống an toàn.
4. Đi bộ đều đặn giúp sống lâu
"Ở khu phố chúng tôi có một cặp vợ chồng viên chức về hưu tuy đã trên 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh. Họ cho biết 10 năm về trước đã bán xe đạp để đi bộ đến cơ quan nhằm rèn luyện thể lực, và hiện họ vẫn nghiện đi bộ. Xin cho biết đi bộ nhiều có lợi ích gì?".
Cách đây chừng hai chục năm, ở Hà Nội và một số thành phố khác có "phong trào" đi bộ trong viên chức, nhất là lứa tuổi 45-50. Họ tính toán chính xác, đi bộ thong dong, đến cơ quan rất đúng giờ, tan tầm cũng đi bộ về nhà. Có lẽ họ chỉ thấy đi bộ làm con người khỏe ra, hoạt bát, yêu đời, thế thôi. Vì khoa học ngày đó chưa thấy được gì hơn.
Phải đến đầu năm 1998 mới có kết quả nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về vấn đề này. Trong suốt 19 năm, các nhà khoa học thuộc Đại học Helsinki (Phần Lan) đã theo dỗi 16.000 anh chị em song sinh và nhận thấy đi bộ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Ở những người đi bộ mỗi tháng 6 lần, mỗi lần nửa giờ (bước đều chân), tỷ lệ tử vong chỉ bằng non một nửa so với người không đi bộ. Hiện tượng này không phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Một nghiên cứu thực hiện trên gần 26.000 phụ nữ được các nhà khoa học Nauy công bố năm 1999 cho thấy, ở những chị em vận động thể lực tối thiểu 4 giờ/tuần (dù chỉ là đi bộ), tỷ lệ ung thư vú giảm 37%. Theo một nghiên cứu của Viện ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ này giảm 60% ở những chị em có vận động thể lực.
.....
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
ST