- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Cùng các cập nhật: Theo dõi ung thư bằng tế bào phát sáng, phát hiện nơi bắt đầu sự sống dạng tế bào của Trái đất...
Các chuyên gia sinh vật học Mỹ và Úc nói rằng, có đến 2.500 loài chim có thể bị tuyệt chủng do sự biến đổi khí hậu. Một cuộc đánh giá khoảng 200 nghiên cứu khoa học cho thấy các loài chim nhiệt đới sống ở vùng núi và các khu rừng ven biển có rủi ro cao nhất khi tình trạng biến đổi khí hậu làm mất môi trường sống, gây bệnh tật và tạo ra sự cạnh tranh giữa các loài. Cuộc đánh giá trên do ông Cagan Sekercioglu, Phó giáo sư sinh vật học thuộc Đại học Utah (Mỹ) thực hiện.
Một loài chim nhiệt đới.
Ông Sekercioglu cho biết, khoảng 100 đến 2.500 loài chim có thể bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, tùy vào tính chất nghiêm trọng của tình trạng ấm dần lên toàn cầu, mất môi trường sống do quá trình phát triển vào khả năng tìm nơi ở mới của chúng. Theo dự đoán, khoảng 600-900 loài có thể sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2100.
Điều trị ung thư có thể được biến đổi bởi một kỹ thuật mới, bằng cách xét nghiệm dịch sinh thiết phát sáng của các tế bào ung thư trong máu ở khối u.
Phương pháp mới có thể giúp các bác sĩ làm sáng tỏ những bí ẩn của sự di căn.
Kỹ thuật thử nghiệm thành công trên bệnh nhân ung thư vú, tuyến tiền liệt và tuyến tụy đã cho phép các bác sĩ đánh giá diễn biến của ung thư để đẩy nhanh tiến độ điều trị cho bệnh nhân.
Phương pháp “dịch sinh thiết” nhờ sự phát sáng là một công cụ vô giá để các bác sĩ có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của di căn - sự lây lan nguy hiểm của bệnh ung thư từ địa điểm này sang địa điểm khác trên cơ thể.
Bản chất của phương pháp là sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang có chứa kháng thể liên kết với protein có trong máu của tế bào khối u trong các mẫu xét nghiệm.
Sau khi gắn vào các tế bào ung thư, chúng sẽ phát huỳnh quang có màu sắc khác nhau, chúng ta xác định được các tế bào và protein qua kính hiển vi có độ phân giải cao, trên cơ sở đó đánh giá được chi tiết phức tạp của các tế bào.
Nhờ kỹ thuật này, người ta đã tìm thấy trên 5 tế bào khối u trong mỗi ml máu của 80% trong số 20 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, 70% trong 30 bệnh nhân ung thư vú, và 50% trong 18 bệnh nhân ung thư tụy.
Vừa qua, công báo của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho biết, nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Osnabruck (Đức) khẳng định, các hồ trên đất liền là nơi khởi nguồn của sự sống dạng tế bào trên Trái đất.
Quan điểm khoa học mới này thách thức nhận thức lâu nay trong cộng đồng khoa học toàn cầu cho rằng, đại dương là nơi khởi nguồn của sự sống sơ khai này.
Nghiên cứu khoa học mới khẳng định, các khoáng chất như kẽm, măng-gan, phốt-pho và các hóa chất khác của các hồ ở miệng các núi lửa trên đất liền giàu hơn rất nhiều so với các khu vực biển sâu trên các đại dương. Chúng vốn là những chất rất cần cho sự sống của các tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái đất.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng, các khe nứt dưới đáy biển là cái nôi thích hợp nhất cho sự sống của tế bào.
Nhưng các nhà khoa học Đức đưa ra nghiên cứu mới đây của họ khẳng định, các hồ ở miệng núi lửa trên đất liền lại là nơi thích hợp hơn rất nhiều cho sự phát triển của tế bào vì chúng nhận được một nguồn năng lượng lớn từ ánh sáng Mặt Trời.
Các hồ trên mặt đất rõ ràng tạo được môi trường sống tốt nhất cho sự xuất hiện của các tiền tế bào trên Trái đất buổi sơ khai.
Các hồ nước ở miệng núi lửa được thông với lòng Trái đất đóng vai trò như là nơi ấp và thu nạp các tiền tế bào. Thành phần hóa học của các khí thoát ra từ lòng đất gần như hoàn toàn tương ứng với thành phần hóa học của các tế bào.
Chính quyền Bangladesh tuyên bố thành lập nơi ẩn náu động vật hoang dã mới để bảo vệ loài cá heo nước ngọt ở Sundarbans, khu vực được coi là có hệ sinh thái nước lớn nhất thế giới. Sundarban là nơi ẩn náu của hai loài cá heo nước ngọt ở châu Á, là cá heo ở sông Hằng và cá heo sông Irrawaddy.
Bangladesh đã thiết lập 3 khu bảo tồn động vật hoang dã mới để giúp bảo vệ cá heo nước ngọt ở sông Hằng và Irrawaddy.
Cá heo nước ngọt là loài động vật hoang dã bị đe dọa cao nhất trong tự nhiên vì môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hoạt động của con người, đặc biệt là việc xây dựng đập ngăn nước và nghề đánh bắt cá của ngư dân. Ngoài ra, cá heo nước ngọt còn bị đe dọa bởi các thiết bị đánh bắt cá và sự dâng lên của mực nước biển.
2.500 loài chim có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Các chuyên gia sinh vật học Mỹ và Úc nói rằng, có đến 2.500 loài chim có thể bị tuyệt chủng do sự biến đổi khí hậu. Một cuộc đánh giá khoảng 200 nghiên cứu khoa học cho thấy các loài chim nhiệt đới sống ở vùng núi và các khu rừng ven biển có rủi ro cao nhất khi tình trạng biến đổi khí hậu làm mất môi trường sống, gây bệnh tật và tạo ra sự cạnh tranh giữa các loài. Cuộc đánh giá trên do ông Cagan Sekercioglu, Phó giáo sư sinh vật học thuộc Đại học Utah (Mỹ) thực hiện.
Một loài chim nhiệt đới.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Theo dõi ung thư bằng tế bào phát sáng
Điều trị ung thư có thể được biến đổi bởi một kỹ thuật mới, bằng cách xét nghiệm dịch sinh thiết phát sáng của các tế bào ung thư trong máu ở khối u.
Phương pháp mới có thể giúp các bác sĩ làm sáng tỏ những bí ẩn của sự di căn.
Phương pháp “dịch sinh thiết” nhờ sự phát sáng là một công cụ vô giá để các bác sĩ có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của di căn - sự lây lan nguy hiểm của bệnh ung thư từ địa điểm này sang địa điểm khác trên cơ thể.
Bản chất của phương pháp là sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang có chứa kháng thể liên kết với protein có trong máu của tế bào khối u trong các mẫu xét nghiệm.
Sau khi gắn vào các tế bào ung thư, chúng sẽ phát huỳnh quang có màu sắc khác nhau, chúng ta xác định được các tế bào và protein qua kính hiển vi có độ phân giải cao, trên cơ sở đó đánh giá được chi tiết phức tạp của các tế bào.
Nhờ kỹ thuật này, người ta đã tìm thấy trên 5 tế bào khối u trong mỗi ml máu của 80% trong số 20 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, 70% trong 30 bệnh nhân ung thư vú, và 50% trong 18 bệnh nhân ung thư tụy.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Đại dương không phải nơi bắt đầu sự sống dạng tế bào
Vừa qua, công báo của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho biết, nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Osnabruck (Đức) khẳng định, các hồ trên đất liền là nơi khởi nguồn của sự sống dạng tế bào trên Trái đất.
Quan điểm khoa học mới này thách thức nhận thức lâu nay trong cộng đồng khoa học toàn cầu cho rằng, đại dương là nơi khởi nguồn của sự sống sơ khai này.
Nghiên cứu khoa học mới khẳng định, các khoáng chất như kẽm, măng-gan, phốt-pho và các hóa chất khác của các hồ ở miệng các núi lửa trên đất liền giàu hơn rất nhiều so với các khu vực biển sâu trên các đại dương. Chúng vốn là những chất rất cần cho sự sống của các tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái đất.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng, các khe nứt dưới đáy biển là cái nôi thích hợp nhất cho sự sống của tế bào.
Nhưng các nhà khoa học Đức đưa ra nghiên cứu mới đây của họ khẳng định, các hồ ở miệng núi lửa trên đất liền lại là nơi thích hợp hơn rất nhiều cho sự phát triển của tế bào vì chúng nhận được một nguồn năng lượng lớn từ ánh sáng Mặt Trời.
Các hồ trên mặt đất rõ ràng tạo được môi trường sống tốt nhất cho sự xuất hiện của các tiền tế bào trên Trái đất buổi sơ khai.
Các hồ nước ở miệng núi lửa được thông với lòng Trái đất đóng vai trò như là nơi ấp và thu nạp các tiền tế bào. Thành phần hóa học của các khí thoát ra từ lòng đất gần như hoàn toàn tương ứng với thành phần hóa học của các tế bào.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Bangladesh lập khu bảo tồn mới để bảo vệ cá heo quý hiếm
Bangladesh đã thiết lập 3 khu bảo tồn động vật hoang dã mới để giúp bảo vệ cá heo nước ngọt ở sông Hằng và Irrawaddy.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: