- Tham gia
- 12/1/2010
- Bài viết
- 968
(Toquoc)- Một du khách nước ngoài đã nhận xét: Việt Nam là đất nước tươi đẹp nhưng môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức nghiêm trọng.
Điều này không phải chờ đến lời nhận xét thẳng thắn ấy chúng ta mới nhận ra. Hầu như ai cũng biết môi trường sống quanh mình đang bị huỷ hoại nhưng có vẻ như người nào cũng nghĩ công việc bảo vệ môi trường sống cho mình là việc của quốc gia, việc của ai đó, không phải trách nhiệm của mình.
Rác được mọi người cứ xả vô tư ra bất kể nơi đâu có thể miễn là trong nhà mình, chỗ mình ngồi, chỗ mình làm việc không có là được.
Chúng ta cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Song, cái lệnh cấm ấy dường như chỉ tồn tại trên văn bản giấy tờ, trên các pano dán khắp nơi. Ở khắp mọi nơi, trên ô tô, trên đường phố, nhà hàng, khách sạn, sân ga… khói thuốc lá vẫn vô tư bay cuồn cuộn.
Còn bụi thì từ lâu đã trở thành người “bạn đồng hành” của mọi người dân trên khắp các nẻo đường. Thật đau đớn cho những thiếu nữ xinh đẹp khi ra đường, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt lá dăm và lông mày lá liễu lại phải giấu kín trong những chiếc khăn che mặt chẳng khác mấy đàn bà con gái mấy nước theo đạo Hồi.
Nước thải các loại cũng vô tư xả ra bất cứ nơi nào. Do đó, đến hôm nay, chẳng riêng gì sông Thị Vải, hầu như “tất cả các dòng sông đều chết”.
Rác thải cũng vô tư nằm trên mọi nẻo đường. Số lượng được một đội quân vô cùng hùng hậu của các Công ty môi trường thu gom thì lại được “chôn sống” ở các bãi khổng lồ và đến lượt nó, các bãi rác này lại trở thành nhân tố chủ yếu để tàn phá môi trường sống!
Hồi cuối năm 2008, tôi may mắn được cùng một đoàn cán bộ, doanh nhân Việt Nam sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm về quản lý ở bang Thuringen (CHLB Đức). Thật kinh ngạc khi chứng kiến môi trường sống đã và đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt ở vùng đất này.
Trước hết là cuộc chiến với khói và bụi. Không có luật cấm hút thuốc lá, chỉ cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, nhưng ý thức giữ vệ sinh được thực hiện một cách tuyệt đối. Trên đường phố, cứ khoảng 100m lại có một ô với một chiếc gạt tàn to tướng dành cho những người hút thuốc lá thỏa mãn cơn nghiền của mình. Nếu hút ở nơi khác, ngoài nơi quy định, sẽ bị phạt ngay với mức không nhẹ nhàng chút là 10 euro, tương đương với hơn 200.000 đồng cho một lần vi phạm.
Đường phố luôn luôn sạch bóng, không có tình trạng bụi cuốn theo sau xe chạy. Trên hàng nghìn kilômét mà chúng tôi đã đi qua trong suốt thời gian tham quan, không có bất kỳ một nơi nào đốt lửa với khói bay mù mịt như cảnh “ngồi buồn đốt một đống rơm” hay “quạt than tổ ong” như ở nước ta.
Vĩ đại hơn cả là việc xử lý nước thải và chất thải. Bang Thuringen có 5 tỉnh thì cũng có 5 trạm xử lý nước thải quy mô lớn được xây dựng. Chẳng hạn như trạm xử lý nước thải ở tỉnh Rudolstadt. Trạm này có diện tích khoảng 5ha với rất nhiều bể xử lý trong một chu trình kín. Bể đầu nguồn có dung tích lớn nhất, chứa khoảng 10.000m3 nước thải ở các nơi trong phạm vi quy hoạch dồn về. Tiếp sau đó là hàng chục bể xử lý theo các nguyên tắc cơ, lý, hóa, sinh, nối tiếp nhau trên một chiều dài tới 5km. Nước ở bể đầu nguồn thì đen ngòm, đặc quánh, bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Nước đã xử lý và được phép xả ra sông thì trong vắt, không kém gì nước tinh khiết đóng chai ta vẫn thường dùng.
Tai nạn giao thông làm cho con người chết và thương vong ngay lập tức, còn ô nhiễm môi trường sống thì làm cho con người chết từ từ và chết từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đã đến lúc, cần gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về tình trạng này. Cần nhanh chóng có những biện pháp nghiêm khắc, có chiến lược và quy hoạch tổng thể để bảo vệ môi trường sống, trong đó, quan trọng nhất và trước hết phải giải quyết là ý thức tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.
Bảo vệ môi trường sống là lĩnh vực bao gồm một phạm vi rất rộng. Thái độ đối với khói, bụi, nước thải và rác thải là những vấn đề quan trọng nhất, phức tạp nhất.
Như các cụ ta vẫn nói, hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Trong khi chờ đợi Nhà nước có kế hoạch, chính sách xây dựng các nhà máy xử lý chất thải hiện đại, mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta hãy tự ý thức và hành động bằng những việc làm nhỏ nhất của mình, trước hết từ việc gạt tàn thuốc lá, để rác đúng nơi quy định.
Khi tất cả đều có chung hành động, chúng ta sẽ có một cuộc sống văn minh, một môi trường trong lành. Và mỗi khi có dịp ra nước ngoài tham quan sẽ chẳng có ai còn phải buồn như tôi mà than “trông người rồi ngẫm đến ta...”
Điều này không phải chờ đến lời nhận xét thẳng thắn ấy chúng ta mới nhận ra. Hầu như ai cũng biết môi trường sống quanh mình đang bị huỷ hoại nhưng có vẻ như người nào cũng nghĩ công việc bảo vệ môi trường sống cho mình là việc của quốc gia, việc của ai đó, không phải trách nhiệm của mình.
Rác được mọi người cứ xả vô tư ra bất kể nơi đâu có thể miễn là trong nhà mình, chỗ mình ngồi, chỗ mình làm việc không có là được.
Chúng ta cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Song, cái lệnh cấm ấy dường như chỉ tồn tại trên văn bản giấy tờ, trên các pano dán khắp nơi. Ở khắp mọi nơi, trên ô tô, trên đường phố, nhà hàng, khách sạn, sân ga… khói thuốc lá vẫn vô tư bay cuồn cuộn.
Còn bụi thì từ lâu đã trở thành người “bạn đồng hành” của mọi người dân trên khắp các nẻo đường. Thật đau đớn cho những thiếu nữ xinh đẹp khi ra đường, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt lá dăm và lông mày lá liễu lại phải giấu kín trong những chiếc khăn che mặt chẳng khác mấy đàn bà con gái mấy nước theo đạo Hồi.
Nước thải các loại cũng vô tư xả ra bất cứ nơi nào. Do đó, đến hôm nay, chẳng riêng gì sông Thị Vải, hầu như “tất cả các dòng sông đều chết”.
Rác thải cũng vô tư nằm trên mọi nẻo đường. Số lượng được một đội quân vô cùng hùng hậu của các Công ty môi trường thu gom thì lại được “chôn sống” ở các bãi khổng lồ và đến lượt nó, các bãi rác này lại trở thành nhân tố chủ yếu để tàn phá môi trường sống!
Hồi cuối năm 2008, tôi may mắn được cùng một đoàn cán bộ, doanh nhân Việt Nam sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm về quản lý ở bang Thuringen (CHLB Đức). Thật kinh ngạc khi chứng kiến môi trường sống đã và đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt ở vùng đất này.
Trước hết là cuộc chiến với khói và bụi. Không có luật cấm hút thuốc lá, chỉ cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, nhưng ý thức giữ vệ sinh được thực hiện một cách tuyệt đối. Trên đường phố, cứ khoảng 100m lại có một ô với một chiếc gạt tàn to tướng dành cho những người hút thuốc lá thỏa mãn cơn nghiền của mình. Nếu hút ở nơi khác, ngoài nơi quy định, sẽ bị phạt ngay với mức không nhẹ nhàng chút là 10 euro, tương đương với hơn 200.000 đồng cho một lần vi phạm.
Đường phố luôn luôn sạch bóng, không có tình trạng bụi cuốn theo sau xe chạy. Trên hàng nghìn kilômét mà chúng tôi đã đi qua trong suốt thời gian tham quan, không có bất kỳ một nơi nào đốt lửa với khói bay mù mịt như cảnh “ngồi buồn đốt một đống rơm” hay “quạt than tổ ong” như ở nước ta.
Vĩ đại hơn cả là việc xử lý nước thải và chất thải. Bang Thuringen có 5 tỉnh thì cũng có 5 trạm xử lý nước thải quy mô lớn được xây dựng. Chẳng hạn như trạm xử lý nước thải ở tỉnh Rudolstadt. Trạm này có diện tích khoảng 5ha với rất nhiều bể xử lý trong một chu trình kín. Bể đầu nguồn có dung tích lớn nhất, chứa khoảng 10.000m3 nước thải ở các nơi trong phạm vi quy hoạch dồn về. Tiếp sau đó là hàng chục bể xử lý theo các nguyên tắc cơ, lý, hóa, sinh, nối tiếp nhau trên một chiều dài tới 5km. Nước ở bể đầu nguồn thì đen ngòm, đặc quánh, bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Nước đã xử lý và được phép xả ra sông thì trong vắt, không kém gì nước tinh khiết đóng chai ta vẫn thường dùng.
Tai nạn giao thông làm cho con người chết và thương vong ngay lập tức, còn ô nhiễm môi trường sống thì làm cho con người chết từ từ và chết từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đã đến lúc, cần gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về tình trạng này. Cần nhanh chóng có những biện pháp nghiêm khắc, có chiến lược và quy hoạch tổng thể để bảo vệ môi trường sống, trong đó, quan trọng nhất và trước hết phải giải quyết là ý thức tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.
Bảo vệ môi trường sống là lĩnh vực bao gồm một phạm vi rất rộng. Thái độ đối với khói, bụi, nước thải và rác thải là những vấn đề quan trọng nhất, phức tạp nhất.
Như các cụ ta vẫn nói, hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Trong khi chờ đợi Nhà nước có kế hoạch, chính sách xây dựng các nhà máy xử lý chất thải hiện đại, mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta hãy tự ý thức và hành động bằng những việc làm nhỏ nhất của mình, trước hết từ việc gạt tàn thuốc lá, để rác đúng nơi quy định.
Khi tất cả đều có chung hành động, chúng ta sẽ có một cuộc sống văn minh, một môi trường trong lành. Và mỗi khi có dịp ra nước ngoài tham quan sẽ chẳng có ai còn phải buồn như tôi mà than “trông người rồi ngẫm đến ta...”