- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Do tác động của môi trường, khí hậu, các hoạt động nông nghiệp cũng như tác động vô ý thức của khách du lịch, nhiều tiên cảnh sắp biến mất.
Sự xói mòn tự nhiên và vấn nạn ăn trộm gạch từ Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) đang khiến cho di tích này hư hại nặng nề, đến nay đã hỏng tới 2/3.
Đền Taj Mahal, biểu tượng ở Ấn Độ, đang phải đối mặt với sự ô nhiễm và xói mòn suốt nhiều năm. Một số chuyên gia đã cảnh báo rằng di tích này sẽ hư hại, thậm chí là sụp đổ nếu không có biện pháp can thiệt hiệu quả.
Biển Chết, giáp biên giới Jordan và Israel, đã chìm 24m và biến mất một phần ba trong 40 năm qua. Các chuyên gia lo ngại rằng nó sẽ cạn sạch nước và biến mất.
Biến đổi khí hậu đã dẫn đến tan chảy sông băng và khiến mùa tuyết rơi ngắn lại, ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Denali, Bắc Mỹ, khiến chúng có nguy cơ không còn nơi cư trú.
Rặn san hô khổng lồ ở Australia đang phải chịu thiệt hại do nhiệt độ môi trường tăng cao và tăng ô nhiễm axit, dẫn đến hậu quả thảm san hô rực rỡ nổi tiếng chuyển sang màu trắng. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm ARC tiết lộ rằng 93% các rạn san hô đã bị tẩy trắng.
Quần đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Madagascar nổi tiếng là nơi hưởng tuần trăng mật tuyệt vời nhất hành tinh đang biến mất vì xói mòn bờ biển.
The Grand Canyon được liệt kê là một trong 11 địa điểm lịch sử quý hiếm cần bảo tồn nhất ở Mỹ do việc gia tăng các dự án phát triển, bao gồm từ khai thác mỏ uranium tới khu du lịch. Đây có thể dẫn đến việc phá hủy một phần đáng kể của Grand Canyon và nguồn nước chính của nó, sông Colorado.
Thành phố Venice xinh đẹp ở Italy nổi tiếng với những con kênh xanh ngắt kiểu mẫu cũng là một trong những cảnh quan sẽ biến mất trong 50 năm tới do biển xâm thực.
Với hơn 1.120 km đường mòn, Vườn quốc gia Glacier Montana (Mỹ) là một thiên đường cho người đi bộ phượt trekking và tâm hồn yêu thiên nhiên. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, một phần của nó sẽ bắt đầu biến mất trong 15 năm tới.
Maldives, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, nổi lên là thiên đường du lịch giữa biển khơi cũng đang dần chìm do biến đổi khí hậu. Một số nhà khoa học dự đoán rằng trong vòng 100 năm tới, nó sẽ bị ngập hoàn toàn.
Big Sur ở California (Mỹ) là nơi du khách có cơ hội ngắm cá voi nhưng hạn hán và cháy rừng gần đây đã làm tổn hại đến khu vực ven biển, dẫn đến việc phá hủy môi trường sống của loài động vật có vú này.
Diện tích ấn tượng 5,5 triệu km2, rừng Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nơi cư trú của rất đông loài động thực vật trên hành tinh nhưng việc mở rộng diện tích nông nghiệp có thể dẫn đến sự hủy diệt của các khu rừng nhiệt đới.
Bức tranh tuyết đẹp như tranh vẽ ở đỉnh núi Kilimanjaro (Tanzania) có thể chỉ còn là dĩ vãng. Trong những năm giữa 1912 và 2007, lớp băng Kilimanjaro của thu hẹp 85%.
Hang đá tuyệt đẹp Mendenhall Glacier ở Mendenhall Valley, Alaska (Mỹ) sở hữu những mái vòm đá trắng, tuy nhiên, chúng đang tiếp tục tan chảy mỗi năm.
Các thành phố xây dở là một trong những điểm du lịch chính ở Petra, Jordan, nhưng các trang web khảo cổ học nổi tiếng đã cảnh báo rằng sự tác động của của gió, mưa và việc động chạm vào các bức tường của khách du lịch khiến các di tích này bị hư hại nhiều.
Rocks National Lakeshore ở Michigan (Mỹ) được biết đến với những vách đá sa thạch nhiều màu sắc và các thác nước, bãi biển, rừng tuyệt đẹp. Nhưng sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nước khiến giảm diện tích băng đang bắt đầu ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.
Ở độ cao 4.800m, thành phố Potosí ở Bolivia là một trong những nơi cao nhất trên thế giới. Việc khai thác khoáng sản trong khu vực đã đưa thành phố đến nguy cơ sụp đổ.
Công viên quốc gia Grand Teton ở Wyoming, khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan phong phú của nhiều hồ, địa hình núi cao soi bóng. Bên cạnh phong cảnh, công viên cũng là nơi ở của lượng lớn cá hồi. Nhưng việc trái đất ấm lên khiến số lượng loài vật này bị giảm xuống đáng kể.
Sự xói mòn tự nhiên và vấn nạn ăn trộm gạch từ Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) đang khiến cho di tích này hư hại nặng nề, đến nay đã hỏng tới 2/3.
Biến đổi khí hậu đã dẫn đến tan chảy sông băng và khiến mùa tuyết rơi ngắn lại, ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Denali, Bắc Mỹ, khiến chúng có nguy cơ không còn nơi cư trú.
The Grand Canyon được liệt kê là một trong 11 địa điểm lịch sử quý hiếm cần bảo tồn nhất ở Mỹ do việc gia tăng các dự án phát triển, bao gồm từ khai thác mỏ uranium tới khu du lịch. Đây có thể dẫn đến việc phá hủy một phần đáng kể của Grand Canyon và nguồn nước chính của nó, sông Colorado.
Công viên quốc gia Grand Teton ở Wyoming, khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan phong phú của nhiều hồ, địa hình núi cao soi bóng. Bên cạnh phong cảnh, công viên cũng là nơi ở của lượng lớn cá hồi. Nhưng việc trái đất ấm lên khiến số lượng loài vật này bị giảm xuống đáng kể.
Theo Bussiness Insider