17 tips tránh ngộ độc thực phẩm Tết này

trangpham1990

Let it be
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/6/2010
Bài viết
1.010
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ nhân nào trong mấy ngày Tết nếu ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Đặc biệt với những nhân có hệ miễn dịch yếu thì tình trạng ngộ độc này sẽ nặng nề hơn.
Điều quan trọng là bạn và người thân nên biết cách tự bảo vệ mình khi ở nhà và khi ăn uống ở bên ngoài trong những ngày Tết nhất sắp đến nhé.


1. Nấu thức ăn thật kỹ: Để thức ăn không bị sống, bạn nên đảm bảo nấu các món ăn ở nhiệt độ nhất định.

2. Để riêng biệt rau tươi và thịt sống khi chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ ngăn ngừa lây nhiễm chéo cho các thực phẩm khi sơ chế.

3. Rửa tất cả các loại rau sạch sẽ trước khi sử dụng bởi vì các loại côn trùng nhỏ thường trú ngụ nhiều trong các loại rau xanh.

4. Rửa sạch và khử trùng các loại hoa quả, việc làm này không chỉ giúp bạn tránh khỏi các vi trùng mà còn tránh được nhiều loại thuốc trừ sâu có trong trái cây.

5. Tất cả các loại thực phẩm cần phải được giữ lạnh ngay từ khi bạn mua chúng từ các cửa hàng tạp hóa về nhà.

6. Giữ cho nhà bếp sạch sẽ bằng cách lau chùi sạch sẽ bằng dấm hoặc bằng những hóa chất mạnh.

7. Luôn rửa tay khi nấu ăn và trước khi ăn: Sử dụng xà phòng để rửa tay trong mọi trường hợp khi bạn kết thúc một công việc nào đó. Điều này sẽ giúp trừ khử hàng trăm hàng ngàn vi trùng cho thực phẩm.

8. Hâm nóng lại thức ăn thừa triệt để, đặc biệt là bất kỳ loại thực phẩm như thịt bò, thịt gia cầm.

9. Tránh uống các loại nước ép trái cây, nhất là nước trái cây được tiệt trùng bằng cách kiểm tra các nhãn mác nhằm đảm bảo chúng không hết hạn sử dụng.

10. Hãy cẩn thận khi măm những món ăn như sushi và bít tết vì chúng có chứa thịt sống, dễ gây ngộ độc.

11. Không ăn động vật sống có vỏ như trai, sò, hến

12. Tránh ăn uống ở những nhà hàng nhìn bẩn mắt bởi vì nơi đó có thể không đảm bảo được những tiêu chí vệ sinh thực phẩm cần thiết và điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

13. Không nên ăn bất kỳ loại bột có chứa trứng sống ngay cả khi bạn đang làm các loại bánh ngọt.

14. Lau rửa sạch thớt gỗ hoặc nhựa sau khi thái thức ăn bằng dung dịch thuốc tẩy không mùi. Ngoài ra, sau khi rửa sạch thớt, bạn nên để chúng tự khô hoàn toàn, tránh để thớt bị ẩm vì chúng có thể chứa vi trùng.

15. Tránh để lại thức ăn thừa trong thời gian dài hơn 1 giờ sau bữa ăn bởi vì vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh trong điều kiện thức ăn không quá lạnh hoặc quá nóng. Vì vậy, để thịt gà nướng sau 4 giờ là môi trường sẽ cho phép vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng.

16. Không để vật nuôi nhà bạn liếm láp thức ăn trừ khi bạn có ý định không ăn chúng nữa. Nếu bạn để cho chó, mèo liếm vào đĩa thức ăn, hãy chắc chắn để chúng ăn hết đĩa thức ăn này luôn nhằm tránh vi khuẩn lây lan.

17. Luôn để nhiệt độ tủ lạnh ở 4°C, điều này sẽ ngăn chặn các vi khuẩn phát triển. Bởi vì những vi khuẩn có thể tồn tại và tăng trưởng ở nhiệt độ tủ lạnh đặt dưới 10°C.


Lưu ý:

Thực hành theo những biện pháp trên đây sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bị ngộ độc thực phẩm ghé thăm. Nhưng nếu bạn có những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức vì các triệu chứng ngộ độc có thể trở nên rất nặng nề và nhanh chóng nếu các biện pháp không được điều trị đúng cách.

Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo hiện tượng có máu trong phân, đau đầu, cứng cổ, sốt kéo dài hơn một ngày, nhịp tim đập nhanh, chóng mặt, cơ thể yếu ớt, ngứa ran, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày, bạn cũng cần phải cấp cứu ngay lập tức.
 
×
Quay lại
Top Bottom