Nhân Sâm Khánh Ngân
Thành viên
- Tham gia
- 25/8/2016
- Bài viết
- 0
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, điều quan trọng nhất là cần tạo được sự thích thú cho bé, bằng các món ăn đầy màu sắc chẳng hạn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm “vàng” để bắt đầu quá trình ăn dặm của bé. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có thể làm quen với các thức ăn ngoài sữa mẹ, đồng thời điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé. Đó là lý do, nếu bé nhà bạn có các dấu hiệu đòi ăn dặm vào lứa tuổi này là điều may mắn, một số bé có thể ăn muộn sớm hoặc muộn hơn. Từ 6-7 tuổi được quy chụp là thời điểm để bé làm quen nên khi xây dựng thực đơn ăn dặm, mẹ không nhất thiết phải quá chú trọng đến yếu tố dinh dưỡng, duy trì được sự thích thú của bé mới là điều cốt lõi để tránh tình trạng bé biếng ăn, lười ăn, thậm chí là sợ thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm cân.
1/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6-7 THÁNG TUỔI, CẦN LƯU Ý GÌ?
Vì mới làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Chính vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi cần được xây dựng khéo léo để làm sao bé thích nghi một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài nguyên tắc mà các mẹ bỉm sữa cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé nhà mình ở thời điểm 6-7 tháng tuổi.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu (4-5 cữ/ngày, mỗi cữ từ 150ml-200ml)
- Kết hợp 1-2 bữa ăn dặm/ngày (1 bữa bột/súp, 1 bữa nước ép trái cây, rau củ…)
- Cho bé ăn từng ít một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, mọi thức ăn ở thời điểm này cần được xay nhuyễn, rây mịn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé.
- Thức ăn dặm của bé cần có đủ 4 nhóm chất gồm bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin từ rau củ quả.
- Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, cho bé ăn tập trung, tránh các thiết bị làm xao nhãng khi bé ăn, không nên cho bé ăn dong, ăn kéo dài, điều này sẽ hình thành thói quen ăn uống không tốt sau này.
- Từ 7 tháng tuổi, nếu bé ăn tốt, mẹ có thể tăng thành 2 bữa/ngày, đa dạng các món ăn
- Tránh cho bé ăn lòng trắng trứng trước 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn lòng đỏ hấp chín.
- Nếu bé có thể cầm nắm thức ăn, bốc thức ăn, hãy để bé tự làm, điều này tốt cho quá trình hình thành tính tự lập của trẻ.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi không được sử dụng gia vị, tất cả nên được hấp chín là tốt nhất.
2/ GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6-7 THÁNG TUỔI ĐÚNG CHUẨN DINH DƯỠNG
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi, mẹ chỉ cần duy trì 1-2 bữa bột ngọt kết hợp bú sữa mẹ là được. Để tạo được sự thích thú cho bé, các món súp, bột mẹ có thể kết hợp các rau củ quả nhiều màu sắc như dưới đây.
Thực đơn 1:
- 10h sáng: Bột nấu cà rốt
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa canh gạt bột gạo
- 50g cà rốt
- Nước
Cách nấu: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, nghiền mịn, lọc ray. Cho bột gạo vào nồi nấu chín với ít nước sau đó cho cà rốt vào, khuấy đều là được.
16h chiều: Hồng xiêm nghiền
Thực đơn 2:
10h sáng: Bột nấu ngô bao tử
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa gạt bột gạo
- 50g ngô bao tử
- Ít nước
- Có thể thêm ít đường
Cách nấu: Cho ngô bao tử hấp chín, nghiền mịn. Bột gạo nấu chín thì cho ngô bao tử vào, sau đó thêm đường, nước cho lãng là được.
16h chiều: đu đủ ghiền
Thực đơn 3:
10h sáng: Súp gà ngô ngọt
Mẹ cần chuẩn bị:
50g ngô non
30g thịt gà
4-5 tai nấm rơm
Cách làm: Thịt gà xé nhỏ, băm nhuyễn. Ngô hấp chín, nghiền nhuyễn. Nấm rơm làm sạch, luộc chín, nghiền nhuyễn. Sau đó cho nước luộc gà vào nồi, thêm các nguyên liệu trên nấu thành súp.
16h chiều: Na dầm
Thực đơn 4:
10h sáng: Bột nấu quả bơ
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa canh gạt bột gạo
- 50g bơ chín
- ít đường
Cách nấu: Bơ chín nghiền nhuyễn. Bột nấu chín thì mẹ cho bơ vào nấu sệt, thêm ít đường nếu bé thích.
16h chiều: Nước ép ½ quả cam
Thực đơn 5:
10h sáng: Súp đậu phụ cà chua
Mẹ cần chuẩn bị:
- 50g đậu hũ
- 25g cà chua chín
Cách nấu: Hấp chín cà chua, lột vỏ, nghiền nhuyễn. Đậu hũ hấp chín, nghiền nhuyễn. Sau đó trộn 2 nguyên liệu này với nhau là được.
16h chiều: Súp tôm khoai lang
Mẹ cần chuẩn bị:
2 thìa thịt tôm
50g khoai lang
Cách nấu: Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn, thêm ít nước nấu sệt, sau đó cho tôm vào nấu chín là được.
Thực đơn 6:
10h sáng: Súp rau củ thập cẩm
Mẹ cần chuẩn bị:
- Khoai tây, hành tây, cà rốt, đậu đũa mỗi thứ 15g
- Cách nấu: Hấp chín các loại trên, xay nhuyễn, cho lên bếp với ít nước dùng gà nấu thành súp.
- 16h chiều: Thanh long ghiền sữa chua
- Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số món như sau:
- Bí đỏ nghiền/ Khoai lang nghiền
- Đậu Hà Lan nghiền/ Bí đỏ và đậu Hà Lan ghiền
- Đậu que hấp, xay nhuyễn
- Chuối trộn sữa/Bơ trộn sữa/ Táo đỏ xay lấy nước
- Cháo sườn non khoai tây
- Cháo bông cải
- Cháo thịt gà khoai tây
- Cháo thịt gà, khoai lang tím, bó xôi
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi được quy chụp chung. Tuy nhiên, mẹ cần phân định rõ ràng giữa 6 tháng và 7 tháng. Thời điểm 6 tháng bé mới làm quen, thức ăn dặm chủ yếu là bột ngọt, nhưng khi được 7 tháng tuổi, nhu cầu ăn dặm của bé rất có thể sẽ tăng cao. Chính vì vậy, lúc này, mẹ cần chú ý bổ sung thêm các nhóm chất dinh dưỡng, các loại thịt gà, thịt nạc… để bé chóng lớn.
>>THAM KHẢO : CHIA SẺ 100 THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm “vàng” để bắt đầu quá trình ăn dặm của bé. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có thể làm quen với các thức ăn ngoài sữa mẹ, đồng thời điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé. Đó là lý do, nếu bé nhà bạn có các dấu hiệu đòi ăn dặm vào lứa tuổi này là điều may mắn, một số bé có thể ăn muộn sớm hoặc muộn hơn. Từ 6-7 tuổi được quy chụp là thời điểm để bé làm quen nên khi xây dựng thực đơn ăn dặm, mẹ không nhất thiết phải quá chú trọng đến yếu tố dinh dưỡng, duy trì được sự thích thú của bé mới là điều cốt lõi để tránh tình trạng bé biếng ăn, lười ăn, thậm chí là sợ thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm cân.
1/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6-7 THÁNG TUỔI, CẦN LƯU Ý GÌ?
Vì mới làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Chính vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi cần được xây dựng khéo léo để làm sao bé thích nghi một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài nguyên tắc mà các mẹ bỉm sữa cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé nhà mình ở thời điểm 6-7 tháng tuổi.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu (4-5 cữ/ngày, mỗi cữ từ 150ml-200ml)
- Kết hợp 1-2 bữa ăn dặm/ngày (1 bữa bột/súp, 1 bữa nước ép trái cây, rau củ…)
- Cho bé ăn từng ít một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, mọi thức ăn ở thời điểm này cần được xay nhuyễn, rây mịn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé.
- Thức ăn dặm của bé cần có đủ 4 nhóm chất gồm bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin từ rau củ quả.
- Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, cho bé ăn tập trung, tránh các thiết bị làm xao nhãng khi bé ăn, không nên cho bé ăn dong, ăn kéo dài, điều này sẽ hình thành thói quen ăn uống không tốt sau này.
- Từ 7 tháng tuổi, nếu bé ăn tốt, mẹ có thể tăng thành 2 bữa/ngày, đa dạng các món ăn
- Tránh cho bé ăn lòng trắng trứng trước 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn lòng đỏ hấp chín.
- Nếu bé có thể cầm nắm thức ăn, bốc thức ăn, hãy để bé tự làm, điều này tốt cho quá trình hình thành tính tự lập của trẻ.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi không được sử dụng gia vị, tất cả nên được hấp chín là tốt nhất.
2/ GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6-7 THÁNG TUỔI ĐÚNG CHUẨN DINH DƯỠNG
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi, mẹ chỉ cần duy trì 1-2 bữa bột ngọt kết hợp bú sữa mẹ là được. Để tạo được sự thích thú cho bé, các món súp, bột mẹ có thể kết hợp các rau củ quả nhiều màu sắc như dưới đây.
Thực đơn 1:
- 10h sáng: Bột nấu cà rốt
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa canh gạt bột gạo
- 50g cà rốt
- Nước
Cách nấu: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, nghiền mịn, lọc ray. Cho bột gạo vào nồi nấu chín với ít nước sau đó cho cà rốt vào, khuấy đều là được.
16h chiều: Hồng xiêm nghiền
Thực đơn 2:
10h sáng: Bột nấu ngô bao tử
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa gạt bột gạo
- 50g ngô bao tử
- Ít nước
- Có thể thêm ít đường
Cách nấu: Cho ngô bao tử hấp chín, nghiền mịn. Bột gạo nấu chín thì cho ngô bao tử vào, sau đó thêm đường, nước cho lãng là được.
16h chiều: đu đủ ghiền
Thực đơn 3:
10h sáng: Súp gà ngô ngọt
Mẹ cần chuẩn bị:
50g ngô non
30g thịt gà
4-5 tai nấm rơm
Cách làm: Thịt gà xé nhỏ, băm nhuyễn. Ngô hấp chín, nghiền nhuyễn. Nấm rơm làm sạch, luộc chín, nghiền nhuyễn. Sau đó cho nước luộc gà vào nồi, thêm các nguyên liệu trên nấu thành súp.
16h chiều: Na dầm
Thực đơn 4:
10h sáng: Bột nấu quả bơ
- Mẹ cần chuẩn bị:
- 5 thìa canh gạt bột gạo
- 50g bơ chín
- ít đường
Cách nấu: Bơ chín nghiền nhuyễn. Bột nấu chín thì mẹ cho bơ vào nấu sệt, thêm ít đường nếu bé thích.
16h chiều: Nước ép ½ quả cam
Thực đơn 5:
10h sáng: Súp đậu phụ cà chua
Mẹ cần chuẩn bị:
- 50g đậu hũ
- 25g cà chua chín
Cách nấu: Hấp chín cà chua, lột vỏ, nghiền nhuyễn. Đậu hũ hấp chín, nghiền nhuyễn. Sau đó trộn 2 nguyên liệu này với nhau là được.
16h chiều: Súp tôm khoai lang
Mẹ cần chuẩn bị:
2 thìa thịt tôm
50g khoai lang
Cách nấu: Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn, thêm ít nước nấu sệt, sau đó cho tôm vào nấu chín là được.
Thực đơn 6:
10h sáng: Súp rau củ thập cẩm
Mẹ cần chuẩn bị:
- Khoai tây, hành tây, cà rốt, đậu đũa mỗi thứ 15g
- Cách nấu: Hấp chín các loại trên, xay nhuyễn, cho lên bếp với ít nước dùng gà nấu thành súp.
- 16h chiều: Thanh long ghiền sữa chua
- Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số món như sau:
- Bí đỏ nghiền/ Khoai lang nghiền
- Đậu Hà Lan nghiền/ Bí đỏ và đậu Hà Lan ghiền
- Đậu que hấp, xay nhuyễn
- Chuối trộn sữa/Bơ trộn sữa/ Táo đỏ xay lấy nước
- Cháo sườn non khoai tây
- Cháo bông cải
- Cháo thịt gà khoai tây
- Cháo thịt gà, khoai lang tím, bó xôi
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi được quy chụp chung. Tuy nhiên, mẹ cần phân định rõ ràng giữa 6 tháng và 7 tháng. Thời điểm 6 tháng bé mới làm quen, thức ăn dặm chủ yếu là bột ngọt, nhưng khi được 7 tháng tuổi, nhu cầu ăn dặm của bé rất có thể sẽ tăng cao. Chính vì vậy, lúc này, mẹ cần chú ý bổ sung thêm các nhóm chất dinh dưỡng, các loại thịt gà, thịt nạc… để bé chóng lớn.
>>THAM KHẢO : CHIA SẺ 100 THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG