13 dấu hiệu ngôn ngữ tồn tại nhưng ít được sử dụng

minho

hello there!
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2013
Bài viết
518
Trong ngôn ngữ viết, không thể thiếu được các dấu hiệu ngôn ngữ như dấu chấm, phẩy, chấm hỏi hay chấm than…Tuy nhiên, có những dấu câu khá đặc biệt mà người ta rất ít sử dụng hoặc đã bị lãng quên.

Dấu câu nghi vấn
dau-hieu-ngon-ngu.jpg

Dấu câu này là sự kết hợp giữa dấu chấm hỏi và dấu chấm than để biểu thị ý ngạc nhiên hay nghi vấn. Thông thường, có thể viết tách 2 ký hiệu “?!”, thế nhưng cách viết gộp như trong hình khá độc đáo.

Dấu hỏi ngược
dau-hieu-ngon-ngu1.jpg

Henry Denham đã phát minh ra dấu câu này năm 1580 để kết thúc câu hỏi tu từ. Dấu hỏi ngược này đã được sử dụng khá phổ biến cho tới đầu những năm 1600.

Dấu câu châm biếm
dau-hieu-ngon-ngu3.jpg

Về hình thức, dấu câu châm biếm khá giống với dấu hỏi ngược cho câu hỏi tu từ. Tuy nhiên, nó có kích thước nhỏ hơn, nằm ở phía trên cao hơn và được đặt ở đầu câu để thể hiện ẩn ý của tác giả trước khi bắt đầu câu nói. Alcater de Brahm đã đưa ra ý tưởng về dấu này vào thế kỷ 19, và vào năm 1966 nhà văn Pháp Herve Bazin đã đề xuất một dấu tương tự trong cuốn sách của ông, Plumons l’Oiseau cùng với 5 dấu câu mới lạ khác.

Dấu câu tình yêu
Một trong những dấu câu mới của Bazin chính là dấu câu tình yêu được tạo thành từ 2 dấu hỏi ghép lại ngược chiều nhau dùng để biểu thị cảm xúc tình yêu. Nếu dấu câu này dễ dàng được thực hiện qua thao tác tin nhắn, hẳn là bây giờ nó đã rất phổ biến.

Dấu câu hoan nghênh
dau-hieu-ngon-ngu4.jpg

Từ phải qua trái: Dấu câu tình yêu, dấu nghi vấn, dấu khẳng định và dấu hoan nghênh​

Đây cũng là một phát kiến của Bazin dùng để thể hiện sự tung hô hay hoan nghênh, chào đón một sự kiện nào đó. Bạn có thể dùng dấu câu này trong các khẩu hiệu hoặc câu chúc mừng.

Dấu khẳng định
Bạn cần khẳng định điều gì đó “chắc như đinh đóng cột". hãy dùng dấu khẳng định của Bazin cuối câu viết của bạn để tăng thêm “sức mạnh” cho chúng.

Dấu nghi vấn
Ngược lại với dấu khẳng định, dấu câu nghi vấn thể hiện sự nghi ngờ về tính chính xác của câu lệnh vừa truyền đạt.

Dấu quyền lực
dau-hieu-ngon-ngu5.jpg

Bazin còn có một thiết kế độc nhất vô nhị nữa với dấu quyền lực, dùng để kết thúc các chỉ thị, mệnh lệnh từ chính phủ với ý nghĩa cần thực hiện nghiêm túc các lệnh đã được đưa ra.

Dấu mỉa mai
dau-hieu-ngon-ngu6.jpg

Các dấu mỉa mai được Paul Sak phát minh và giữ bản quyền. Ông cho biết dấu câu này được dùng ở cuối các câu nói có tính châm biếm để làm rõ ẩn ý này vì không phải câu nói châm biếm nào cũng rõ nghĩa. Tuy nhiên, dấu câu này rất ít được sử dụng.

Dấu nghĩa bóng
dau-hieu-ngon-ngu7.jpg

Cũng giống như dấu mỉa mai, dâu câu này dùng để ký hiệu câu cần được hiểu theo nghĩa bóng. Chỉ khác là dấu câu này không có bản quyền và khá dễ nhớ. Nó chỉ gồm một dấu chấm và một dấu ngã.

Ba hoa thị
dau-hieu-ngon-ngu8.jpg

Dấu câu có hình thức rất đẹp này dùng để kết thúc các chương nhỏ trong một cuốn sách hoặc để chỉ sự kết thúc ý trong một văn bản dài. Dấu câu này giờ đây đã khá lạc hậu khi người ta thường sử dụng ba dấu hoa thị xếp theo hàng “***” để cách dòng.

Dấu Chấm than dấu phẩy & Dấu hỏi phẩy
dau-hieu-ngon-ngu9.jpg

2 dấu câu này dùng để biểu thị sự háo hức hoặc nghi vấn. Nó đã được xin cấp bằng sáng chế vào năm 1992 nhưng sau đó bằng đã hết hiệu lực vào năm 1995.


Theo ANTĐ
 
×
Quay lại
Top Bottom