- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Khoa học có thể khô khan, nhưng cũng có thể tạo ra phép thuật. Bạn sẽ được thấy điều này trong bài sau.
Chúng ta đã từng thấy những hình ảnh cho thấy khoa học không hề khô khan. Còn bây giờ các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cách thức khoa học tạo ra "phép thuật" ngay giữa đời thường.
Bạn nghĩ tắc kè hoa giỏi ngụy trang? Chắc chắn không thể bằng bạch tuộc. Cơ thể bạch tuộc có các tế bào thay đổi sắc tố mang tên Chromatophores, cho phép chúng thay đổi họa tiết trên cơ thể để hòa mình vào môi trường xung quanh chỉ trong 0,3s. Và cách con bạch tuộc này đổi màu thì giống như... quỷ dữ vậy.
Nhìn giống như "ma thuật" của ông phù thủy nào đó vậy. Nhưng kỳ thực, đây là vũ điệu "múa ballet" do đàn sáo đá tại Scotland tạo ra khi di cư. Chúng có tập tính di cư theo từng đàn khổng lồ để bảo vệ lẫn nhau, tạo thành những hình thù vô cùng đặc biệt trên bầu trời.
Nếu nhìn qua, bạn nghĩ đây là mây hay sóng biển? Câu trả lời là mây - hiện tượng mây Undulatus asperatus với hình ảnh những con sóng cuộn nhấp nhô, hỗn loạn và dữ dội. Có điều, những đám mây này làm chúng ta có cảm giác thành phố bên dưới như đang chìm dưới nước.
Quả bóng rổ như "phát điên" vậy. Đó là kết quả của hiệu ứng Magnus, xảy ra với bất kỳ vật thể nào hình trụ tròn có chuyển động quay và di chuyển trong không khí cùng một lúc. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này tại đây.
Bí quyết của trò ảo thuật là loại "cát không thấm nước" (hydrophobic sand). Để tạo ra loại cát này, chỉ cần phủ lên cát thường một lớp hóa chất kỵ nước là được.
Làm thế nào để tạo ra... vòi voi trong ống nghiệm? Hãy sử dụng oxy già (H2O2), i-ốt và xà phòng. Oxy già trong điều kiện thường phân hủy rất chậm tạo thành oxy và nước. Tuy nhiên, i-ốt đã đẩy nhanh quá trình này, tạo thành "vòi voi" như trong hình.
Một giọt nước mà tạo ra một vụ nổ như... lựu đạn vậy. Đó là vì một hiện tượng mang tên: Nổ hơi nước- Steam Explosion - xảy ra khi nước tiếp xúc với một nhiệt độ cực cao (thường là từ các kim loại nóng chảy), khiến nước bốc hơi quá nhanh. Thông tin chi tiết về hiện tượng này có thể xem tại đây.
Đây là những gì sẽ xảy ra khi quả bóng được bắn với vận tốc bằng vận tốc của xe, nhưng theo hướng ngược lại.
Trông giống như một con quái vật ngoài hành tinh chúng ta vẫn thấy trong phim đúng không? Thực chất, đây là "chất dẻo từ tính" - magnetic putty - được cấu tạo từ hàng triệu triệu nam châm siêu nhỏ. Do đó, nó sẽ phản ứng với bất kỳ kim loại nào, tạo thành hình ảnh giống như... quái vật đồng nát chuyên thu nhặt kim loại.
Bên trong cái bể này là sulphur hexaflouride - một chất khí có mật độ dày đặc hơn không khí rất nhiều, có khả năng nâng được các vật thể nhẹ. Và vì có mật độ dày đặc, chúng ta thậm chí có thể "múc" khí đó ra ngoài, tạo nên cảnh tượng vừa rồi.
Ảo thuật gì đây? Đó là nhờ một trạng thái của nước mang tên nước siêu lạnh - supercooled water. Nước này có thể đạt tới dưới 0 độ C nhưng vẫn không bị đóng băng vì không có các tinh thể lạ trong nước (ví dụ như bụi). Tuy nhiên, chỉ cần một tác động nhỏ, các bong bóng (vật thể lạ) sẽ xuất hiện và nước ngay lập tức bị đóng băng.
Chúng ta đã từng thấy những hình ảnh cho thấy khoa học không hề khô khan. Còn bây giờ các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cách thức khoa học tạo ra "phép thuật" ngay giữa đời thường.
Bạn nghĩ tắc kè hoa giỏi ngụy trang? Chắc chắn không thể bằng bạch tuộc. Cơ thể bạch tuộc có các tế bào thay đổi sắc tố mang tên Chromatophores, cho phép chúng thay đổi họa tiết trên cơ thể để hòa mình vào môi trường xung quanh chỉ trong 0,3s. Và cách con bạch tuộc này đổi màu thì giống như... quỷ dữ vậy.
Nhìn giống như "ma thuật" của ông phù thủy nào đó vậy. Nhưng kỳ thực, đây là vũ điệu "múa ballet" do đàn sáo đá tại Scotland tạo ra khi di cư. Chúng có tập tính di cư theo từng đàn khổng lồ để bảo vệ lẫn nhau, tạo thành những hình thù vô cùng đặc biệt trên bầu trời.
Nếu nhìn qua, bạn nghĩ đây là mây hay sóng biển? Câu trả lời là mây - hiện tượng mây Undulatus asperatus với hình ảnh những con sóng cuộn nhấp nhô, hỗn loạn và dữ dội. Có điều, những đám mây này làm chúng ta có cảm giác thành phố bên dưới như đang chìm dưới nước.
Quả bóng rổ như "phát điên" vậy. Đó là kết quả của hiệu ứng Magnus, xảy ra với bất kỳ vật thể nào hình trụ tròn có chuyển động quay và di chuyển trong không khí cùng một lúc. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này tại đây.
Bí quyết của trò ảo thuật là loại "cát không thấm nước" (hydrophobic sand). Để tạo ra loại cát này, chỉ cần phủ lên cát thường một lớp hóa chất kỵ nước là được.
Làm thế nào để tạo ra... vòi voi trong ống nghiệm? Hãy sử dụng oxy già (H2O2), i-ốt và xà phòng. Oxy già trong điều kiện thường phân hủy rất chậm tạo thành oxy và nước. Tuy nhiên, i-ốt đã đẩy nhanh quá trình này, tạo thành "vòi voi" như trong hình.
Một giọt nước mà tạo ra một vụ nổ như... lựu đạn vậy. Đó là vì một hiện tượng mang tên: Nổ hơi nước- Steam Explosion - xảy ra khi nước tiếp xúc với một nhiệt độ cực cao (thường là từ các kim loại nóng chảy), khiến nước bốc hơi quá nhanh. Thông tin chi tiết về hiện tượng này có thể xem tại đây.
Đây là những gì sẽ xảy ra khi quả bóng được bắn với vận tốc bằng vận tốc của xe, nhưng theo hướng ngược lại.
Trông giống như một con quái vật ngoài hành tinh chúng ta vẫn thấy trong phim đúng không? Thực chất, đây là "chất dẻo từ tính" - magnetic putty - được cấu tạo từ hàng triệu triệu nam châm siêu nhỏ. Do đó, nó sẽ phản ứng với bất kỳ kim loại nào, tạo thành hình ảnh giống như... quái vật đồng nát chuyên thu nhặt kim loại.
Bên trong cái bể này là sulphur hexaflouride - một chất khí có mật độ dày đặc hơn không khí rất nhiều, có khả năng nâng được các vật thể nhẹ. Và vì có mật độ dày đặc, chúng ta thậm chí có thể "múc" khí đó ra ngoài, tạo nên cảnh tượng vừa rồi.
Ảo thuật gì đây? Đó là nhờ một trạng thái của nước mang tên nước siêu lạnh - supercooled water. Nước này có thể đạt tới dưới 0 độ C nhưng vẫn không bị đóng băng vì không có các tinh thể lạ trong nước (ví dụ như bụi). Tuy nhiên, chỉ cần một tác động nhỏ, các bong bóng (vật thể lạ) sẽ xuất hiện và nước ngay lập tức bị đóng băng.
Nguồn: Buzz Feed
Hiệu chỉnh bởi quản lý: