- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Từ chối cũng phải rất khéo léo, không thì sẽ khổ lắm nhé các bạn.
1. Xác định điều bạn muốn
Xác định điều bạn thực sự muốn rất quan trọng. Khi bạn đã xác định được điều gì là quan trọng trong cuộc đời bạn, sự nghiệp, các mối quan hệ và cả trong những tình huống cụ thể, quyết định từ chối hay không một yêu cầu sẽ không phải là chuyện phải suy nghĩ nhiều nữa.
2. Gật đầu đôi khi là gánh nặng
Bạn thường gật đầu đồng ý khi ai đó nhờ bạn những việc vặt vãnh, thường là không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng nhiều việc không tốn thời gian sẽ chất chồng thành một khối lượng việc lớn và chắc chắn sẽ lạm vào quỹ thời gian của bạn.
Vì vậy, khi bạn được nhờ làm gì đó, hãy nghĩ kỹ trước khi trả lời có hay không. Nếu bạn nói có thì sao? Việc đó có mất thời gian không? Bạn sẽ được gì? Bạn sẽ mất gì nếu bạn đồng ý? Bạn có thật sự muốn nói có hay không? Điều gì ngăn cản bạn nói có?
Thời gian quý giá hơn tiền bạc rất nhiều, bạn có thể kiếm được tiền nhưng không bao giờ lấy lại được thời gian đã mất. Vì vậy, hãy quý trọng thời gian của riêng bạn. Nếu cảm thấy một việc nào đó có khả năng làm mất đi quỹ thời gian quý giá của bạn, hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời nhé.
Không phải lúc nào cũng gật đầu được đâu nhé.
3. Cho dù bạn nói "không", mọi chuyện vẫn sẽ ổn thôi
Đừng nghĩ nếu bạn lắc đầu, đối phương sẽ bị tổn thương, tức giận, còn bạn sẽ phải đóng vai xấu xa hay thô lỗ. Nếu bạn từ chối với ý định tốt đẹp, những nỗi sợ đó là do bạn tự nghĩ ra thôi. Nếu đối phương là người cởi mở và hiểu chuyện, họ sẽ thông cảm với bạn thôi mà.
Nói không cũng là một phần của cuộc sống. Không ai có thể lúc nào cũng gật đầu hoặc lắc đầu cả, và vì thế, bạn không phải là người duy nhất lắc đầu với một ai đó đâu. Đừng quá lo lắng đấy nhé.
4. Phương tiện đóng vai trò quan trọng
Hãy sử dụng phương thức phù hợp để trả lời đối phương. Nếu người nhờ bạn là đứa bạn chí cốt, bạn có thể nhắn tin hay gọi điện. Nhưng nếu là người lớn tuổi hoặc sếp bạn, email hoặc gặp mặt trực tiếp vẫn tốt hơn đấy. Chọn phương thức nào là tùy vào bạn, tình huống và mối quan hệ của bạn với người nhờ bạn. Hãy chọn thật sáng suốt và lịch sự.
5. Đơn giản thôi
Hãy truyền đạt thông điệp cốt lõi là bạn không thể làm được và đưa ra một lời giải thích ngắn gọn. Đừng dài dòng quá, điều đó không thật sự cần thiết và cũng không liên quan đến người đối diện lắm. Đừng làm mất thời gian của đôi bên.
Nếu có thể, hãy đưa ra phương án thay khi bạn từ chối một ai đó. Ảnh: Hoklife
6. Tôn trọng
Rất nhiều trường hợp sợ từ chối vì cảm thấy điều đó không lịch sự lắm hoặc thiếu tôn trọng với người nhờ mình, đặc biệt trong trường hợp với người lớn tuổi. Tuy nhiên, vấn đề ở cách nói chứ không phải hành động. Khi bạn trả lời một cách tôn trọng và đặt mình vào hoàn cảnh người đối diện, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
7. Nếu có thể, hãy đưa ra phương án thay thế
Nhưng nếu bạn không biết thì cũng không sao cả. Đừng gánh lấy trách nhiệm với người bạn đã từ chối chỉ vì bạn cảm thấy áy náy và muốn đền bù. Bản thân việc từ chối không phải là vấn đề to tát gì cả đâu.
8. Xây dựng pháo đài của bạn
Nếu bạn thuộc tuýp người hay bị sai vặt và bạn không thể dễ dàng từ chối, hãy tự xây một pháo đài xung quanh bạn. Kéo dài thời gian trả lời, từ chối dứt khoát và không để mọi người dễ dàng tìm thấy bạn khi cần nhờ gì đó. Họ sẽ chuyển mục tiêu từ bạn sang một ai đó khác nhanh thôi.
9. Tâm sự với... giấy
Đây cũng là một phương án khá hiệu quả đấy. Bạn có thể viết ra giấy tất cả những suy nghĩ của bạn, những điều bạn nghĩ bạn thật sự muốn nói với người kia. Mỗi khi bạn bối rối không biết phải từ chối ra sao, thực hiện cách này, câu trả lời sẽ hình thành trong quá trình bạn trút bầu tâm sự với tờ giấy đấy.
Hoãn trả lời cũng là một cách từ chối đấy. Ảnh: Internet
10. Hoãn trả lời
Bạn có thể hoãn trả lời một thời gian, người kia sẽ tự động biết được bạn không hào hứng với việc này lắm. Và khi bạn thực sự trả lời, họ sẽ không nài nỉ bạn thêm nhiều nữa.
12. Đôi khi, không trả lời cũng là một cách từ chối
Nếu bạn nhận một yêu cầu làm việc không quan trọng và bạn cũng không muốn mất thời gian vào nó, đừng nghĩ về nó nữa. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, với bạn và cả người đã đưa ra yêu cầu với bạn. Không có câu trả lời quá lâu, họ sẽ tự động biết câu trả lời thực sự của bạn rồi.
1. Xác định điều bạn muốn
Xác định điều bạn thực sự muốn rất quan trọng. Khi bạn đã xác định được điều gì là quan trọng trong cuộc đời bạn, sự nghiệp, các mối quan hệ và cả trong những tình huống cụ thể, quyết định từ chối hay không một yêu cầu sẽ không phải là chuyện phải suy nghĩ nhiều nữa.
2. Gật đầu đôi khi là gánh nặng
Bạn thường gật đầu đồng ý khi ai đó nhờ bạn những việc vặt vãnh, thường là không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng nhiều việc không tốn thời gian sẽ chất chồng thành một khối lượng việc lớn và chắc chắn sẽ lạm vào quỹ thời gian của bạn.
Vì vậy, khi bạn được nhờ làm gì đó, hãy nghĩ kỹ trước khi trả lời có hay không. Nếu bạn nói có thì sao? Việc đó có mất thời gian không? Bạn sẽ được gì? Bạn sẽ mất gì nếu bạn đồng ý? Bạn có thật sự muốn nói có hay không? Điều gì ngăn cản bạn nói có?
Thời gian quý giá hơn tiền bạc rất nhiều, bạn có thể kiếm được tiền nhưng không bao giờ lấy lại được thời gian đã mất. Vì vậy, hãy quý trọng thời gian của riêng bạn. Nếu cảm thấy một việc nào đó có khả năng làm mất đi quỹ thời gian quý giá của bạn, hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời nhé.
Không phải lúc nào cũng gật đầu được đâu nhé.
3. Cho dù bạn nói "không", mọi chuyện vẫn sẽ ổn thôi
Đừng nghĩ nếu bạn lắc đầu, đối phương sẽ bị tổn thương, tức giận, còn bạn sẽ phải đóng vai xấu xa hay thô lỗ. Nếu bạn từ chối với ý định tốt đẹp, những nỗi sợ đó là do bạn tự nghĩ ra thôi. Nếu đối phương là người cởi mở và hiểu chuyện, họ sẽ thông cảm với bạn thôi mà.
Nói không cũng là một phần của cuộc sống. Không ai có thể lúc nào cũng gật đầu hoặc lắc đầu cả, và vì thế, bạn không phải là người duy nhất lắc đầu với một ai đó đâu. Đừng quá lo lắng đấy nhé.
4. Phương tiện đóng vai trò quan trọng
Hãy sử dụng phương thức phù hợp để trả lời đối phương. Nếu người nhờ bạn là đứa bạn chí cốt, bạn có thể nhắn tin hay gọi điện. Nhưng nếu là người lớn tuổi hoặc sếp bạn, email hoặc gặp mặt trực tiếp vẫn tốt hơn đấy. Chọn phương thức nào là tùy vào bạn, tình huống và mối quan hệ của bạn với người nhờ bạn. Hãy chọn thật sáng suốt và lịch sự.
5. Đơn giản thôi
Hãy truyền đạt thông điệp cốt lõi là bạn không thể làm được và đưa ra một lời giải thích ngắn gọn. Đừng dài dòng quá, điều đó không thật sự cần thiết và cũng không liên quan đến người đối diện lắm. Đừng làm mất thời gian của đôi bên.
Nếu có thể, hãy đưa ra phương án thay khi bạn từ chối một ai đó. Ảnh: Hoklife
6. Tôn trọng
Rất nhiều trường hợp sợ từ chối vì cảm thấy điều đó không lịch sự lắm hoặc thiếu tôn trọng với người nhờ mình, đặc biệt trong trường hợp với người lớn tuổi. Tuy nhiên, vấn đề ở cách nói chứ không phải hành động. Khi bạn trả lời một cách tôn trọng và đặt mình vào hoàn cảnh người đối diện, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
7. Nếu có thể, hãy đưa ra phương án thay thế
Nhưng nếu bạn không biết thì cũng không sao cả. Đừng gánh lấy trách nhiệm với người bạn đã từ chối chỉ vì bạn cảm thấy áy náy và muốn đền bù. Bản thân việc từ chối không phải là vấn đề to tát gì cả đâu.
8. Xây dựng pháo đài của bạn
Nếu bạn thuộc tuýp người hay bị sai vặt và bạn không thể dễ dàng từ chối, hãy tự xây một pháo đài xung quanh bạn. Kéo dài thời gian trả lời, từ chối dứt khoát và không để mọi người dễ dàng tìm thấy bạn khi cần nhờ gì đó. Họ sẽ chuyển mục tiêu từ bạn sang một ai đó khác nhanh thôi.
9. Tâm sự với... giấy
Đây cũng là một phương án khá hiệu quả đấy. Bạn có thể viết ra giấy tất cả những suy nghĩ của bạn, những điều bạn nghĩ bạn thật sự muốn nói với người kia. Mỗi khi bạn bối rối không biết phải từ chối ra sao, thực hiện cách này, câu trả lời sẽ hình thành trong quá trình bạn trút bầu tâm sự với tờ giấy đấy.
Hoãn trả lời cũng là một cách từ chối đấy. Ảnh: Internet
10. Hoãn trả lời
Bạn có thể hoãn trả lời một thời gian, người kia sẽ tự động biết được bạn không hào hứng với việc này lắm. Và khi bạn thực sự trả lời, họ sẽ không nài nỉ bạn thêm nhiều nữa.
12. Đôi khi, không trả lời cũng là một cách từ chối
Nếu bạn nhận một yêu cầu làm việc không quan trọng và bạn cũng không muốn mất thời gian vào nó, đừng nghĩ về nó nữa. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, với bạn và cả người đã đưa ra yêu cầu với bạn. Không có câu trả lời quá lâu, họ sẽ tự động biết câu trả lời thực sự của bạn rồi.
Theo Ione