- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
( William R. Klemm, Ph.D in Memory Medic)
Khả năng tập trung là 1 thói quen tâm lý.
Khi còn bé, bạn từng được bố mẹ thầy cô nhắc nhở rất nhiều lần kiểu :” Tập trung nào!”. Bây giờ, khi bạn đã lớn, bạn có thể gặp lại vấn đề đó 1 lần nữa.
Giả định ở đây là mọi người đều học cách tập trung chú ý và họ buộc phải tự nhắc nhở mình thường xuyên để làm chủ kỹ năng tập trung. Khả năng tập trung chú ý là 1 thói quen tâm lý, do đó bạn cần phải thực hành nó trong nhiều năm và tự nhắc nhở. Nếu như thói quen này tệ đi thì nó cũng không quá khó khăn để học lại.
Thời đại ngày nay, nhiều thầy cô giáo than phiền rằng khả năng tập trung chú ý của học sinh rất tệ, và kém hơn thế hệ trước đây. Vấn đề là,chúng ta đang sống trong 1 xã hội công nghệ thông tin, lướt web, chơi game, làm nhiều việc cùng 1 lúc đã khiến cho sự chú ý của trẻ em bị phân tán.
Tất cả mọi người từ tiểu học cho đến trình độ tiến sỹ đều hiểu rằng để học tập và ghi nhớ điều gì đó thì bạn cần tập trung chú ý. Vấn đề là làm thế nào để bạn trở nên tập trung hơn, chú ý hơn. 1 cuốn sách rất hay về chủ đề này là “Rapt. Attention and the focused life “ của tác giả Winifred Gallagher.
Bạn cần phải làm những gì để cải thiện khả năng tập trung ? bạn cần tính kỷ luật, thường xuyên tự nhắc nhở bản thân. Bạn học cách tập trung bằng cách thực hiện nó lắp đi và lặp lại, cho đến khi nó trở thành 1 thói quen, 1 cách thức suy nghĩ. Sau đây là một vài típ:
1. Đánh giá cao sự tập trung chú ý. Bạn cần nhận thức rằng bạn tự tạo ra cuộc sống cá nhân bởi những gì bạn chú ý đến trong thế giới này. Cuộc sống của bạn được xây dựng lên từ những gì mà bạn chú ý. Tất cả chúng ta lấy được từ cuộc sống ít hơn những gì mà chúng ta có thể lấy được bởi vì chúng ta không tập trung chú ý.
2. Sống trong hiện tại. Nhà triết học Eckhart Tolle đã nói rằng “ Chiếc đồng hồ đang dịch chuyển nhưng nó luôn luôn ở hiện tại”. Hãy nắm bắt lấy hiện tại. Bạn không thể biết trước tương lai cũng như không thể làm lại quá khứ. Bạn có thể sửa chữa những khuyết điểm và lỗi lầm trong quá khứ và giảm bớt những lỗi lầm đó trong tương lai, nhưng những việc đó phải được thực hiện trong hiện tại.
3. Có ý thức hơn. Tập trung một cách có ý thức vào những gì bạn đang làm, tại sao và như thế nào. Ý thức hơn về việc bạn đang cảm thấy như thế nào. Những cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý. Nếu những cảm xúc của bạn can thiệp đến khả năng tập trung của bạn thì bạn hãy thay đổi cách thức mà bạn đang cảm ( change how you feel ). Đó là 1 lựa chọn.
4. Chú ý đến những thứ nhỏ bé. Phát triển khả năng tập trung vào chi tiết ( detail ). Nạn nhìn 1 khu rừng nhưng đồng thời bạn cũng nhìn vào những cái cây, những chiếc lá, những con chim, con sóc, côn trùng, tiếng chó sủa và tất cả mọi thứ ở đó. Hãy chú ý đến những thú vui nho nhỏ của cuộc sống. Chúng sẽ dạy bạn cách để tập trung chú ý và làm bạn hạnh phúc hơn. Hãy tập trung vào những thứ vui vẻ vì những thứ ấy sẽ đem lại sự củng cố tích cực.
5. Đặt mục tiêu, theo dõi sự tiến bộ. Theo dõi việc làm thế nào để đạt mục tiêu và những gì cần điều chỉnh.
6. Xác định mục tiêu cần tập trung chú ý. Những mục tiêu cần phải thú vị hoặc chúng có 1 giá trị rõ ràng.
7. Hạn chế những thứu gây mất tập trung.
8. Không làm nhiều việc cùng một lúc ( multitask ). Đây là kẻ thù của việc tập trung chú ý, ngăn cản rất lớn đến khả năng học tập, đặc biệt là việc ghi nhớ. Làm nhiều việc cùng 1 lúc sẽ gây nguy hiểm cho khả năng tư duy sâu sắc, nó tạo ra cách thức suy nghĩ hời hợt ( a superficial way of thinking )
9. Chống lại sự buồn chán. Hãy làm cho những mục tiêu mà bạn cần chú ý trở nên hấp dẫn hơn bằng cách tạo ra sự cạnh tranh hoặc làm cho chúng trở thành 1 phần của trò chơi. Kích thích 1 công việc nhàm chán bằng cách suy nghĩ nó theo những cách thức mới mẻ.
10. Thực hành tập trung chú ý. Nhà tâm lý học Ellen Langer đề nghị 1 cách thức để luyện tập chú ý, đó là nhìn vào ngón tay của bạn. Bạn càng chú ý nhiều thì khả năng tập trung chú ý của bạn sẽ càng được trau dồi. Chú ý những vết bẩn trên ngón tay, những sợi lông, màu sắc của da, hình dạng , đặc trưng của móng tay. Làm bài tập này tương tự với các vật thể khác mà bạn bắt gặp. Bạn sẽ thấy rằng những kinh nghiệm cuộc sống hằng ngày trở nên hấp dẫn hơn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ cuộc sống.
11. Học cách thiền định ( meditate ). Hãy để ý xem bạn có thể tập trung chú ý và hơi thở của mình trong bao lâu và không bị quấy nhiễu bởi những suy nghĩ. Lắng nghe âm thanh không khí chuyển động theo từng nhịp thở. Cảm nhận mạch đập ở cổ. Thực hành thiền định không chỉ dạy bạn cách tập trung chú ý mà nó còn làm hạ huyết áp, đem lại sự bình an nội tâm.
Khả năng tập trung là 1 thói quen tâm lý.
Khi còn bé, bạn từng được bố mẹ thầy cô nhắc nhở rất nhiều lần kiểu :” Tập trung nào!”. Bây giờ, khi bạn đã lớn, bạn có thể gặp lại vấn đề đó 1 lần nữa.
Giả định ở đây là mọi người đều học cách tập trung chú ý và họ buộc phải tự nhắc nhở mình thường xuyên để làm chủ kỹ năng tập trung. Khả năng tập trung chú ý là 1 thói quen tâm lý, do đó bạn cần phải thực hành nó trong nhiều năm và tự nhắc nhở. Nếu như thói quen này tệ đi thì nó cũng không quá khó khăn để học lại.
Thời đại ngày nay, nhiều thầy cô giáo than phiền rằng khả năng tập trung chú ý của học sinh rất tệ, và kém hơn thế hệ trước đây. Vấn đề là,chúng ta đang sống trong 1 xã hội công nghệ thông tin, lướt web, chơi game, làm nhiều việc cùng 1 lúc đã khiến cho sự chú ý của trẻ em bị phân tán.
Tất cả mọi người từ tiểu học cho đến trình độ tiến sỹ đều hiểu rằng để học tập và ghi nhớ điều gì đó thì bạn cần tập trung chú ý. Vấn đề là làm thế nào để bạn trở nên tập trung hơn, chú ý hơn. 1 cuốn sách rất hay về chủ đề này là “Rapt. Attention and the focused life “ của tác giả Winifred Gallagher.
Bạn cần phải làm những gì để cải thiện khả năng tập trung ? bạn cần tính kỷ luật, thường xuyên tự nhắc nhở bản thân. Bạn học cách tập trung bằng cách thực hiện nó lắp đi và lặp lại, cho đến khi nó trở thành 1 thói quen, 1 cách thức suy nghĩ. Sau đây là một vài típ:
1. Đánh giá cao sự tập trung chú ý. Bạn cần nhận thức rằng bạn tự tạo ra cuộc sống cá nhân bởi những gì bạn chú ý đến trong thế giới này. Cuộc sống của bạn được xây dựng lên từ những gì mà bạn chú ý. Tất cả chúng ta lấy được từ cuộc sống ít hơn những gì mà chúng ta có thể lấy được bởi vì chúng ta không tập trung chú ý.
2. Sống trong hiện tại. Nhà triết học Eckhart Tolle đã nói rằng “ Chiếc đồng hồ đang dịch chuyển nhưng nó luôn luôn ở hiện tại”. Hãy nắm bắt lấy hiện tại. Bạn không thể biết trước tương lai cũng như không thể làm lại quá khứ. Bạn có thể sửa chữa những khuyết điểm và lỗi lầm trong quá khứ và giảm bớt những lỗi lầm đó trong tương lai, nhưng những việc đó phải được thực hiện trong hiện tại.
3. Có ý thức hơn. Tập trung một cách có ý thức vào những gì bạn đang làm, tại sao và như thế nào. Ý thức hơn về việc bạn đang cảm thấy như thế nào. Những cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý. Nếu những cảm xúc của bạn can thiệp đến khả năng tập trung của bạn thì bạn hãy thay đổi cách thức mà bạn đang cảm ( change how you feel ). Đó là 1 lựa chọn.
4. Chú ý đến những thứ nhỏ bé. Phát triển khả năng tập trung vào chi tiết ( detail ). Nạn nhìn 1 khu rừng nhưng đồng thời bạn cũng nhìn vào những cái cây, những chiếc lá, những con chim, con sóc, côn trùng, tiếng chó sủa và tất cả mọi thứ ở đó. Hãy chú ý đến những thú vui nho nhỏ của cuộc sống. Chúng sẽ dạy bạn cách để tập trung chú ý và làm bạn hạnh phúc hơn. Hãy tập trung vào những thứ vui vẻ vì những thứ ấy sẽ đem lại sự củng cố tích cực.
5. Đặt mục tiêu, theo dõi sự tiến bộ. Theo dõi việc làm thế nào để đạt mục tiêu và những gì cần điều chỉnh.
6. Xác định mục tiêu cần tập trung chú ý. Những mục tiêu cần phải thú vị hoặc chúng có 1 giá trị rõ ràng.
7. Hạn chế những thứu gây mất tập trung.
8. Không làm nhiều việc cùng một lúc ( multitask ). Đây là kẻ thù của việc tập trung chú ý, ngăn cản rất lớn đến khả năng học tập, đặc biệt là việc ghi nhớ. Làm nhiều việc cùng 1 lúc sẽ gây nguy hiểm cho khả năng tư duy sâu sắc, nó tạo ra cách thức suy nghĩ hời hợt ( a superficial way of thinking )
9. Chống lại sự buồn chán. Hãy làm cho những mục tiêu mà bạn cần chú ý trở nên hấp dẫn hơn bằng cách tạo ra sự cạnh tranh hoặc làm cho chúng trở thành 1 phần của trò chơi. Kích thích 1 công việc nhàm chán bằng cách suy nghĩ nó theo những cách thức mới mẻ.
10. Thực hành tập trung chú ý. Nhà tâm lý học Ellen Langer đề nghị 1 cách thức để luyện tập chú ý, đó là nhìn vào ngón tay của bạn. Bạn càng chú ý nhiều thì khả năng tập trung chú ý của bạn sẽ càng được trau dồi. Chú ý những vết bẩn trên ngón tay, những sợi lông, màu sắc của da, hình dạng , đặc trưng của móng tay. Làm bài tập này tương tự với các vật thể khác mà bạn bắt gặp. Bạn sẽ thấy rằng những kinh nghiệm cuộc sống hằng ngày trở nên hấp dẫn hơn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ cuộc sống.
11. Học cách thiền định ( meditate ). Hãy để ý xem bạn có thể tập trung chú ý và hơi thở của mình trong bao lâu và không bị quấy nhiễu bởi những suy nghĩ. Lắng nghe âm thanh không khí chuyển động theo từng nhịp thở. Cảm nhận mạch đập ở cổ. Thực hành thiền định không chỉ dạy bạn cách tập trung chú ý mà nó còn làm hạ huyết áp, đem lại sự bình an nội tâm.