101 thắc mắc về hiến máu nhân đạo

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Bạn rất muốn hiến máu nhưng băn khoăn không biết hiến máu có hại đến sức khỏe không? Tại sao lại cần nhiều máu đến thế? Giải đáp dưới đây của các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có thêm động lực để tham gia hiến máu.
51397-eabcho-mau-16211-20110218084541.jpg

Rất nhiều người bệnh đang cần được sẻ chia những giọt máu quý giá của bạn

Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có chứng minh thư?
Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định, đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.
Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?
Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.
Về khoa học thì máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Về cơ sở thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.
Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?
Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì:
- Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá ...
- Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông...
Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép
tạng...
Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.
Ngay sau khi hiến máu nên làm gì?
Nên:
Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.
Tránh:
- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu như thế nào?
- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
- Tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể
lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
- Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp

Viện Huyết học - Truyền máu TƯ
 
×
Quay lại
Top Bottom