1000 chiếc áo ấm, thảm tấm xốp, chăn ấm đến với trẻ em vùng cao

phuchiepit

chúc một ngày tốt lành!
Tham gia
23/7/2020
Bài viết
0
Cho đi là còn mãi! Sống một cuộn ý nghĩa với những việc làm thiện nguyện giúp đỡ trẻ em vùng cao. Hơn 1000 chiếc áo ấm, thảm tấm xốp, chăn ấm đã được đội thiện nguyện của chị Trần Thị thanh tại Hà Nội gửi đến người dân và trẻ em ở vùng miền núi tỉnh Hà Giang:

Trong đợt rét vừa qua, chị Trần Thị Thanh (39 tuổi, trú tại Hà Nội) và các nhóm thiện nguyện đã đại diện trao hơn 1.000 chiếc áo ấm, chăn ấm cho trẻ em, người dân ở một xã miền núi của tỉnh Hà Giang.

trao-ao-am-tre-em-ha-giang-3-1611170813883502094649-265-44-836-956-crop-1611203970162867162092.jpg


Chị Trần Thị Thanh (áo bò), Trưởng Nhóm Thiện nguyện Bắc - Trung - Nam mặc áo ấm cho trẻ tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Pải Lủng (Mèo Vạc, Hà Giang). Ảnh: NVCC​

Trao hơn 1.000 chiếc áo ấm, thảm tấm xốp, chăn ấm:

Theo đó, từ ngày 16 - 17/1, Nhóm Thiện nguyện Bắc - Trung - Nam đã phối hợp cùng nhiều hội nhóm, cá nhân thiện nguyện tổ chức chương trình "Đông ấm nơi bản cao", trao 1.071 suất quà với tổng kinh phí 310 triệu đồng cho trẻ em, hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).

Trong đó, 771 suất quà (gồm áo ấm, ba lô, vở, bút mực, dép, tất, sữa, bánh kẹo, gối, thảm xốp trải sàn nhà) cho học sinh Trường Mầm non xã Pải Lủng, Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS xã Pải Lủng. 300 suất quà còn lại (gồm tiền mặt, gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm, bột canh, sữa, mì chính, chăn ấm) cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất trên địa bàn xã.

Chia sẻ về chương trình này, chị Trần Thị Thanh (Thanh Trần), Trưởng Nhóm Thiện nguyện Bắc - Trung - Nam cho biết, tham gia chuyến đi này có 28 người, các thành viên đến từ nhiều tỉnh thành ở cả 3 miền. Họ hội tụ tại đây với mong muốn chia sẻ một phần nào đó những khó khăn vất vả của người dân và trẻ em, đặc biệt trong mùa giá rét.

"Dưới cái lạnh xuống tới 0 độ, trẻ em nơi đây ăn mặc rất phong phanh, không có dép, chân không xỏ tất. Tay chân các con vì vậy mà bị tím tái. Tôi đã trào nước mắt khi thấy cảnh này. Lắm những cái tay non nớt ấy, càng thôi thúc tôi cần phải làm thêm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa dành cho các con", chị Thanh nghẹn ngào nói.

Đó cũng là lý do chị Thanh phối hợp để tổ chức "Đông ấm nơi bản cao". Thông qua chương trình này, các tình nguyện viên ở các vùng miền có dịp được đi và cảm nhận một cách chân thực nhất về khó khăn, thiếu thốn của trẻ em, người dân các tỉnh vùng cao Tây Bắc.

trao-ao-am-tre-em-ha-giang-7-1611171084332353568040.jpg


Các thành viên trong đoàn thiện nguyện trao áo ấm, đồ dùng học tập cho trẻ. Ảnh: NVCC​

"Khi đã cảm nhận được rồi, mọi người sẽ lan tỏa ra cộng đồng những trải nghiệm này, để cho những người xung quanh mình có thể hình dung một phần nào cuộc sống nơi đó. Rồi từng người sẽ hướng cái tâm của mình về những hoàn cảnh khó khăn, để họ được hỗ trợ nhiều hơn", chị Thanh bày tỏ.

Xúc động trước tấm lòng của đoàn tình nguyện, bà Trương Thị Lưu, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Pải Lủng, chia sẻ, trong đợt rét vừa rồi, đoàn thiện nguyện đã lên trực tiếp để trao 441 suất quà cho các em học sinh khối tiểu học của nhà trường. "Các em học sinh chủ yếu là người Mông (chiếm 99%), nhiều em có hoàn cảnh khó khăn – mồ côi cả bố lẫn mẹ, điều kiện ăn mặc còn thiếu thốn – nhất vào mùa Đông. Trước tình cảnh như vậy, đoàn đã không quản ngại đường xa và thời tiết giá rét để trao cho các em, chúng tôi vô cùng xúc động và trân quý nghĩa cử cao đẹp này".

Vì điều kiện cơ sở của trường còn nhiều thiếu thốn, trong thời gian tới, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Pải Lủng rất mong được các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ loại đệm nỉ 1,2m để trang bị trên gi.ường tầng, cùng với đó là quạt sưởi để trong lớp, góp phần đảm bảo sức khỏe cho các em. Những chiếc chăm ấm, thảm tấm ghép sàn, ... tuy đơn giản nhưng chan chứa tình cảm chia sẻ phần nào vơi đi cái lạnh cho các bé tại vùng cao.

trao-ao-am-tre-em-ha-giang-4-16111714025371533331701.jpg

Bà Trương Thị Lưu (áo trắng, ở giữa, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Pải Lủng) và đoàn tình nguyện. Ảnh: NVCC

Sống sao cho có ý nghĩa nhất

Được biết, đây là năm thứ 3 liên tiếp, chị Thanh đứng ra phối hợp tổ chức chương trình "Đông ấm" cho trẻ em và người dân các tỉnh vùng cao. Cùng với đó, trong hơn 2 năm qua, kể từ khi Nhóm Thiện nguyện Bắc - Trung - Nam được thành lập, chị và các thành viên, tình nguyện viên của mình đã giúp đỡ hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em nghèo, người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị tai nạn giao thông…).

Việc các thành viên ở các vùng miền, giúp cho quá trình nắm bắt và xác minh đối với những hoàn cảnh khó khăn được thuận tiện hơn. Sau đó, chị Thanh sẽ viết bài kêu gọi quyên góp thông qua trang facebook cá nhân vào buổi sáng, buổi trưa hàng ngày. Tuy công việc bận rộn, nhưng hoạt động thiện nguyện này không gây những thay đổi lớn trong công việc, đời sống gia đình của chị.

trao-ao-am-tre-em-ha-giang-12-16111717763661628988729.jpg


Chị Thanh (áo đỏ) trao các suất quà hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Pải Lủng. Ảnh: NVCC​

Chia sẻ về cơ duyên đến với hoạt động này, chị Thanh cho biết, bản thân bén duyên với từ thiện từ năm 2016. Khi đó, chị vừa sinh xong bé thứ 2 và tình cờ biết đến câu chuyện bé Phạm Đức Lộc (huyện Bình Đại, Bến Tre) dũng cảm chiến đấu với căn bệnh não úng thủy trong suốt 3 năm.

"Tôi tự nhiên khóc suốt, có bao nhiêu tiền chúc mừng sinh con thì tôi đều ủng hộ hết để bé chữa bệnh. Thậm chí, bản thân còn bế con đi đế từng hộ dân gần nhà để quyên tiền giúp bé. Về sau, tuy bé không qua khỏi, nhưng tinh thần của bé vẫn còn sống mãi và bé chính là thiên sứ thiện nguyện nối duyên tôi với công việc từ thiện hiện nay", chị Thanh bộc bạch.

Với chị Thanh, quan điểm về thiện nguyện là "tâm an vạn sự an", giúp người cũng chính là giúp chính mình. Bởi những điều tốt đẹp mình cho đi, chắc chắn sẽ quay trở lại với mình vào một thời điểm nào đó. Và cũng bởi, nếu muốn được người khác yêu mến, giúp đỡ thì trước hết bản thân cần phải yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ họ.

"Hương vị của cuộc đời là giúp đỡ, và vẻ đẹp của cuộc đời là cho đi. Tôi quan niệm như thế, nên mỗi ngày đều cố gắng sống sao cho có ý nghĩa nhất", chị Thanh hạnh phúc nói.

>> Xem thêm: Kích thước thảm trải sàn được sử dụng phổ biến hiện nay.
 
×
Quay lại
Top Bottom