10 ván cờ hay nhất lịch sử

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Những cuộc so tài của những kỳ thủ vĩ đại nhất thế giới được xem là kinh điển của trong lịch sử môn cờ vua.

1-jpg-1363422342-1363422384_500x0.jpg
Kasparov và Deep Blue.​

1- Deep Blue - Garry Kasparov

New York, 1997. 19 nước. Deep Blue thắng

Trong cuộc so tài mang tính lịch sử này, Kasparov đã trở thành nhà vô địch đầu tiên thua một máy tính. Ở thời điểm đó, Kasparov vẫn được xem là kỳ thủ số 1, trong khi Deep Blue là một dự án mang tính thử nghiệm của hãng IBM.

Trong 5 ván đầu tiên giữa người và máy, mỗi bên thắng 1 và hòa 3. Ở ván thứ 6 mang tính quyết định, Kasparov (đi quân đen) đã triển khai lối chơi phòng ngự Caro-Kann, một lối chơi mà ông không thường sử dụng với ý nghĩ máy tính sẽ không chấp nhận mất quân. Ý đồ này của Kasparov đã thất bại bởi Deep Blue chấp nhận mất quân và giành thắng lợi sau đó.


2- Anatoly Karpov - Garry Kasparov

Moscow, 1985. 42 nước. Kasparov thắng

Đây là cuộc so tài giữa hai trong số những kỳ thủ vĩ đại nhất. Karpov, vô địch từ năm 1975 đến 1985, cần phải thắng ván này để giữ lại danh hiệu.

Kasparov (quân đen) đã triển khai thế phòng ngự ưa thích của ông là Sicilian Najdorf, trước khi ông thực hiện nhiều nước đi biến hóa khác, trong đó có khả năng sử dụng hiệu quả quân Xe. Về sau, Karpov đều bất lực trước thế cờ này của đối thủ.


3- Boris Spassky - David Bróntein

Leningrad, 1960. 23 nước. Spassky thắng

Ván cờ này diễn ra khi Nga thống trị làng cờ vua thế giới. Spassky lúc đó là đại kiện tướng Liên Xô và một nhà vô địch thế giới tương lai (1969-72), trong khi Bronstein cũng được đánh giá rất cao. Năm 1951, Bronstein suýt trở thành nhà vô địch thế giới.

Ván cờ bắt đầu khi Spassky (quân trắng) sử dụng thế khai cờ King's Gambit. Những nước đi của ông diễn ra rất nhanh. Ông kết thúc ván cờ bằng một nước tấn công đẹp, hy sinh quân Mã để mở đường chiếu Tướng. Ván cờ này sau được sử dụng trong cảnh quay của bộ phim James Bond là From Russia With Love.

1-3-jpg-1363422840-1363422979_500x0.jpg
Magnus Carlsen.​


4- Magnus Carlsen - đội tuyển thế giới

New York, 2009. 44 nước. Carlsen thắng

Kỳ thủ người Na Uy được đánh giá rất cao và ở tuổi 19 đã là kỳ thủ số 1 thế giới. Liên minh Thế giới gồm 3 kỳ thủ hàng đầu là Hikaru Nakamura (Mỹ), Maxime Vachier-Lagrave (Pháp) và Judit Polgar (Hungary). Cuộc so tài giữa họ được truyền trực tiếp trên internet.

Về lý thuyết, liên minh Thế giới được đánh giá cao nhưng với 3 kỳ thủ, rất khó để họ đi đến một ý kiến thống nhất. Vì thế mà dù triển khai thế phòng ngự King's Indian, Carlsen đã thắng một cách ngoạn mục.


5- Adolf Andersen - Lionel Kieseritzky

London, 1851. 23 nước. Anderssen thắng

Được xem như là ván cờ bất diệt, ván cờ này diễn ra ở một giải cờ quốc tế đầu tiên. Anderssen, kiện tướng của Đức, đối đầu với Kieseritzky, một trong 4 kiện tướng hàng đầu của Pháp.

Ưu thế thuộc về Andersen nhưng ý nghĩ của ván cờ nằm ở những nước đi kết thúc. Anderssen chấp nhận mất gần hết quân gồm 2 Xe, 1 Tượng và Hậu. Tưởng như Kieseritzky sẽ giành phần thắng, Anderssen bất ngờ chiếu Tướng bằng số quân ít ỏi còn lại gồm 1 Tượng và 2 Mã.

1-4-jpg-1363422957-1363422980_500x0.jpg
Bobby Fischer.​

6- Bobby Fischer - Boris Spassky

Reykjavik, 1972. 41 nước. Fischer thắng

Ở ván thứ 6 và là ván cờ trước đương kim thế giới Spassky, Fischer đã phá vỡ ưu thế thống trị của Nga. Điều đáng nói là Fischer sử dụng thế Queen's Gambit mà ông chưa từng sử dụng trong những cuộc đối đầu đỉnh cao trước đây.


7- Nhà du hành vũ trụ Frank Poole - Hal

2001: A Space Odyssey, 1968. 15 nước. Hal thắng

Frank Poole đối đầu với chiếc máy tính HAL 9000 trong tàu vũ trụ của ông. Ván cờ kết thúc chỉ sau 15 nước khi Hal triển khai tấn công bằng 1 Tượng, Hậu và 2 Mã.


8- Garry Kasparov - Veselin Topalov

Wijk aan Zee, Hà Lan, 1999. 44 nước. Kasparov thắng

Đây được xem là một trong những ván cờ tấn công hay nhất khi Kasparov so tài với kỳ thủ người Bulgaria là Veselin Topalov, đứng thứ 5 thế giới.

Ngày nay người ta không được chứng kiến một ván cờ như thế nữa bởi vì các kỳ thủ thường có xu hướng phòng ngự. Còn Kasparov (quân trắng) đã theo đuổi Vua của Topalov ở khắp mọi nơi.


9- Stefan Levitsky - Frank Marshall

Breslau, Đức, 1912. 23 nước. Marshall thắng

Marshall là nhà vô địch của Mỹ từ 1909 đến 1936. Trong ván cờ này, ông đã có một nước đi táo bạo và khiến Levitsky phải chịu thua. Ván cờ diễn ra trong một quán café, và người xem thích thú đến nỗi họ đã vứt lên bàn những đồng tiền vàng.


10- Howard Staunton - Pierre Saint-Amant

London, 1843. 30 nước. Staunton thắng

Một ván cờ không chính thức để quyết định kỳ thủ mạnh nhất giữa Howard Staunton, một kiện tướng Anh và Pierre Charles Fournier de Saint-Amant, một kiện tướng Pháp. Staunton giành phần thắng nhờ hiểu rõ của việc triển khai quân linh hoạt. Thời nay thì điều đó là bình thường như ở thế kỷ 19 thì là một cuộc cách mạng.
Anh Hào
Vnexpress
Tìm hiểu về cờ vua
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Không có Fujiwara no Sai và Kouyo Touya nhỉ? :KSV@05:
 
thì có để tiêu đề là cờ vua đâu? :KSV@05:
lúc này lười qua yahoo nhỉ?
Những cuộc so tài của những kỳ thủ vĩ đại nhất thế giới được xem là kinh điển của trong lịch sử môn cờ vua.
cái gì đây troày:KSV@08: câu đầu tiên luôn kà
từ đầu đến cuối toàn nói về cờ vua:KSV@05:
oh, còn đỡ hơn hồn ma:KSV@05:, lâu lâu hiện hồn:KSV@08:
 


cái gì đây troày:KSV@08: câu đầu tiên luôn kà
từ đầu đến cuối toàn nói về cờ vua:KSV@05:
oh, còn đỡ hơn hồn ma:KSV@05:, lâu lâu hiện hồn:KSV@08:

eeeeeeeeeeeeee! thế cái tiêu đề đầu tiên là gì kia? :KSV@13: có chữ cờ vua ko? :KSV@13:

hồn ma gì hả? :KSV@07:
 
cái tiêu đề với cái nội dung chẳng ăn nhập gì với nhau cả
 
=.=' quảng cáo ms ghê
quảng cáo gì em:KSV@08:
ss lấy ví dụ về ván cờ hay đó thôi mà:KSV@05:
bàn cờ này đã kết thúc rồi mà, ss chỉ nói là ai muốn thử tài thì vào chơi thôi:KSV@04:
 

quảng cáo gì em:KSV@08:
ss lấy ví dụ về ván cờ hay đó thôi mà:KSV@05:
bàn cờ này đã kết thúc rồi mà, ss chỉ nói là ai muốn thử tài thì vào chơi thôi:KSV@04:
:)) cơ mà cho cái link luôn thì hơi ghê:))
 
:)) cơ mà cho cái link luôn thì hơi ghê:))
ghê gì chứ:))
Nói có sách mách có chứng:KSV@05:
Mình xem được thì đem về share cho mọi người luôn có gì đâu em:D
p.s Ngủ sớm đi cô nương, khuya roài:-w
 

ghê gì chứ:))
Nói có sách mách có chứng:KSV@05:
Mình xem được thì đem về share cho mọi người luôn có gì đâu em:D
p.s Ngủ sớm đi cô nương, khuya roài:-w
e đi ngủ đây
pppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp:D
 
×
Quay lại
Top Bottom