- Tham gia
- 23/6/2017
- Bài viết
- 521
Có những thói quen có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có thói quen có hại. Và trong vô số việc bạn vẫn làm hàng ngày, vô tình lại có cả những thói quen hại não, khiến não của bạn "chết dần chết mòn".
Bạn chỉ quan tâm đến những điều có thể giúp mình tăng cân, giảm cân, giữ dáng... nói chung là liên quan đến vóc dáng của mình. Chính vì vậy bạn cẩn thận ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và có chế độ tập luyện. Vô tình, những việc này đem lại tác dụng cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, tăng cường năng lực trí tuệ của bạn.
Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có chế độ tập luyện đem lại tác dụng cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Điều gì cũng có nguyên do của nó, đó chính là lý do không phải tự nhiên mà bạn khỏe mạnh. Bởi vậy, khi bạn làm những việc được đánh giá là đem lại lợi ích cho sức khỏe, toàn bộ cơ thể bạn sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, khi bạn làm những việc có hại (thậm chí có khi bạn cũng không nhận ra là nó có hại), cơ thể bạn sẽ phải "chịu trận".
Nếu như bình thường bạn chỉ quan tâm nhiều đến trọng lượng cơ thể thì hôm nay hãy dành thời gian quan tâm đến não bộ - cơ quan điều khiển toàn bộ cơ thể. Những việc bạn làm hàng ngày đều do não chỉ đạo nhưng không có nghĩa là nó không ảnh hưởng gì đến não. Thậm chí có những thói quen hại não vẫn được bạn lặp đi lặp lại.
Điều gì cũng có nguyên do của nó, đó chính là lý do không phải tự nhiên mà não bạn khỏe mạnh.
Bạn khỏe mạnh có nghĩa là chức năng của não bộ hoạt động tốt. Muốn như vậy thì hãy dừng ngay những thói quen hại não này lại nhé.
1. Ăn các thực phẩm chứa nhiều muối
Nếu bạn muốn giữ cho bộ não của mình hoạt động hết công suất, hãy tránh xa các thực phẩm có lượng natri (muối) cao. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 bởi tạp chí Neurology (Thần kinh học), tiêu thụ nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp có thể làm hạn chế lưu lượng máu tới não và ảnh hưởng tiêu cực tới bộ phận cơ thể quan trọng này, nhất là ở chức năng duy trì trí nhớ.
2. Lười vận động
Tập thể dục thường xuyên không chỉ tăng cường cơ bắp mà còn giữ cho tâm bạn khỏe mạnh. Theo Marcel Daane, tác giả của cuốn sách "Headstrong Performance: Improve Your Mental Performance with Nutrition, Exercise, and Neuroscience", vận động giúp cơ thể sản xuất protein và kích thích tố trong não để kích thích trí nhớ và làm cho bạn nhận thức tốt hơn.
Nói vận động ở đây không có nghĩa là bạn cần làm gì to tát, chỉ cần đứng lên đi bộ, leo cầu thang bộ hay làm vài động tác vặn mình mỗi khi rảnh rỗi trong ngày là được.
3. Ngồi cả ngày
Ngồi cả ngày không chỉ ảnh hưởng đến kích cỡ vòng 2 của bạn, điều này là rất rõ ràng. Theo tạp chí The Washington Post, vận động giúp di chuyển cơ bắp bơm máu và oxy tươi qua não và kích hoạt việc giải phóng tất cả các loại chất làm tăng trí não và tâm trạng. Khi chúng ta ngồi yên trong một thời gian dài, mọi thứ đều chậm lại, bao gồm chức năng não.
4. Thường xuyên căng thẳng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychology (Tâm lý phân tử), nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng phải vò đầu bứt tóc, não của bạn cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài dễ gây tổn thương não, thậm chí có thể dẫn đến bệnh tâm thần.
5. Tiêu thụ nhiều đường
Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi "nạp" những thực phẩm có đường vào người vì ngoài vóc dáng bên ngoài, não bộ của bạn cũng phải chịu tác động tiêu cực đấy.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Neuroscience, một chế độ ăn kiêng của phương Tây (có lượng đường và chất béo cao) có thể gây suy giảm nhận thức. Trong khi các món tráng miệng có đường dễ làm giảm khả năng trí nhớ và kỹ năng tư duy của bạn. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại bánh kẹo giàu chất chống oxy hóa như quả mâm xôi và sôcôla đen vì như thế sẽ tốt hơn cho cả bộ não và vòng eo của bạn.
6. Bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ
Theo Marcel Daane, một nghiên cứu cho thấy giấc ngủ bị giảm đi 90 phút thì sẽ làm giảm hiệu suất và sự tỉnh táo của 32%. Đấy là còn chưa kể những tác động lâu dài khác đối với sức khỏe. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng thiếu ngủ mãn tính đã làm giảm đáng kể khối lượng não và trí nhớ. Để bảo vệ não bộ của mình, việc bạn có thể làm hàng ngày là ngủ đủ và ngon giấc.
7. Uống quá nhiều cà phê
Cà phê dần trở thành thức uống không thể thiếu của nhiều người trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn. Mặc dù uống cà phê có thể làm bạn tỉnh táo và tăng năng suất làm việc tạm thời, nhưng một nghiên cứu về Neuropsychopharmacology cho thấy uống nhiều cà phê có lattes có thể làm tăng lượng thụ thể adenosine (hóa chất trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi) về lâu dài.
Theo thời gian, bạn có thể bị phụ thuộc vào cà phê, không có nó thì khó tỉnh táo. Trung tâm y tế Mayo Clinic khuyên bạn không nên uống nhiều hơn 4 cốc cà phê (hoặc 400 miligam caffeine) mỗi ngày.
8. Uống không đủ nước
Không uống đủ nước có thể khiến cả miệng và não của bạn quá khô. Một nghiên cứu trên tạp chí Human Brain Mapping phát hiện ra rằng mất nước gây ra sự co lại của mô não cũng như những ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động nhận thức. Uống nước là việc dễ nhất có thể làm để não khỏe mạnh, vậy tại sao bạn không làm ngay từ bây giờ?
9. Thường để tiếng quá to khi đeo tai nghe
Nghe nhạc ở cường độ âm thanh cao không chỉ không tốt cho tai mà cũng có khả năng gây hại cho não của bạn. Theo một báo cáo của tổ chức Better Hearing Institute, có một mối liên hệ giữa việc mất thính giác ở người già và mất mô não.
Hư hỏng này có thể xuất phát do não phải làm việc nhiều hơn để hiểu các cuộc trò chuyện khi khả năng thính giác giảm đi. Giải pháp cho bạn là không nên nghe với cường độ âm thanh quá 60% mức độ tối đa của thiết bị và nên để tai có thời gian nghỉ ngơi chứ không nghe liền trong nhiều tiếng đồng hồ.
10. Làm mọi thứ trong bóng tối
Nếu bạn làm mọi thứ trong điều kiện không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn dễ bị chán nản và có thể làm chậm bộ não của bạn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ cho não của bạn hoạt động tốt.
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia cho thấy rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ cho não của bạn hoạt động hiệu quả, do đó, không nên tiết kiệm thời gian ở ngoài trời hoặc ít nhất là gần cửa sổ. Nếu là buổi tối, nên để ánh sáng đầy đủ khi làm việc chứ không nên làm mọi thứ trong ánh sáng leo lắt.
Theo Eathis
Bạn chỉ quan tâm đến những điều có thể giúp mình tăng cân, giảm cân, giữ dáng... nói chung là liên quan đến vóc dáng của mình. Chính vì vậy bạn cẩn thận ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và có chế độ tập luyện. Vô tình, những việc này đem lại tác dụng cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, tăng cường năng lực trí tuệ của bạn.
Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có chế độ tập luyện đem lại tác dụng cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Điều gì cũng có nguyên do của nó, đó chính là lý do không phải tự nhiên mà bạn khỏe mạnh. Bởi vậy, khi bạn làm những việc được đánh giá là đem lại lợi ích cho sức khỏe, toàn bộ cơ thể bạn sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, khi bạn làm những việc có hại (thậm chí có khi bạn cũng không nhận ra là nó có hại), cơ thể bạn sẽ phải "chịu trận".
Nếu như bình thường bạn chỉ quan tâm nhiều đến trọng lượng cơ thể thì hôm nay hãy dành thời gian quan tâm đến não bộ - cơ quan điều khiển toàn bộ cơ thể. Những việc bạn làm hàng ngày đều do não chỉ đạo nhưng không có nghĩa là nó không ảnh hưởng gì đến não. Thậm chí có những thói quen hại não vẫn được bạn lặp đi lặp lại.
Điều gì cũng có nguyên do của nó, đó chính là lý do không phải tự nhiên mà não bạn khỏe mạnh.
Bạn khỏe mạnh có nghĩa là chức năng của não bộ hoạt động tốt. Muốn như vậy thì hãy dừng ngay những thói quen hại não này lại nhé.
1. Ăn các thực phẩm chứa nhiều muối
Nếu bạn muốn giữ cho bộ não của mình hoạt động hết công suất, hãy tránh xa các thực phẩm có lượng natri (muối) cao. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 bởi tạp chí Neurology (Thần kinh học), tiêu thụ nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp có thể làm hạn chế lưu lượng máu tới não và ảnh hưởng tiêu cực tới bộ phận cơ thể quan trọng này, nhất là ở chức năng duy trì trí nhớ.
2. Lười vận động
Tập thể dục thường xuyên không chỉ tăng cường cơ bắp mà còn giữ cho tâm bạn khỏe mạnh. Theo Marcel Daane, tác giả của cuốn sách "Headstrong Performance: Improve Your Mental Performance with Nutrition, Exercise, and Neuroscience", vận động giúp cơ thể sản xuất protein và kích thích tố trong não để kích thích trí nhớ và làm cho bạn nhận thức tốt hơn.
Nói vận động ở đây không có nghĩa là bạn cần làm gì to tát, chỉ cần đứng lên đi bộ, leo cầu thang bộ hay làm vài động tác vặn mình mỗi khi rảnh rỗi trong ngày là được.
3. Ngồi cả ngày
Ngồi cả ngày không chỉ ảnh hưởng đến kích cỡ vòng 2 của bạn, điều này là rất rõ ràng. Theo tạp chí The Washington Post, vận động giúp di chuyển cơ bắp bơm máu và oxy tươi qua não và kích hoạt việc giải phóng tất cả các loại chất làm tăng trí não và tâm trạng. Khi chúng ta ngồi yên trong một thời gian dài, mọi thứ đều chậm lại, bao gồm chức năng não.
4. Thường xuyên căng thẳng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychology (Tâm lý phân tử), nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng phải vò đầu bứt tóc, não của bạn cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài dễ gây tổn thương não, thậm chí có thể dẫn đến bệnh tâm thần.
5. Tiêu thụ nhiều đường
Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi "nạp" những thực phẩm có đường vào người vì ngoài vóc dáng bên ngoài, não bộ của bạn cũng phải chịu tác động tiêu cực đấy.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Neuroscience, một chế độ ăn kiêng của phương Tây (có lượng đường và chất béo cao) có thể gây suy giảm nhận thức. Trong khi các món tráng miệng có đường dễ làm giảm khả năng trí nhớ và kỹ năng tư duy của bạn. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại bánh kẹo giàu chất chống oxy hóa như quả mâm xôi và sôcôla đen vì như thế sẽ tốt hơn cho cả bộ não và vòng eo của bạn.
6. Bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ
Theo Marcel Daane, một nghiên cứu cho thấy giấc ngủ bị giảm đi 90 phút thì sẽ làm giảm hiệu suất và sự tỉnh táo của 32%. Đấy là còn chưa kể những tác động lâu dài khác đối với sức khỏe. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng thiếu ngủ mãn tính đã làm giảm đáng kể khối lượng não và trí nhớ. Để bảo vệ não bộ của mình, việc bạn có thể làm hàng ngày là ngủ đủ và ngon giấc.
7. Uống quá nhiều cà phê
Cà phê dần trở thành thức uống không thể thiếu của nhiều người trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn. Mặc dù uống cà phê có thể làm bạn tỉnh táo và tăng năng suất làm việc tạm thời, nhưng một nghiên cứu về Neuropsychopharmacology cho thấy uống nhiều cà phê có lattes có thể làm tăng lượng thụ thể adenosine (hóa chất trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi) về lâu dài.
Theo thời gian, bạn có thể bị phụ thuộc vào cà phê, không có nó thì khó tỉnh táo. Trung tâm y tế Mayo Clinic khuyên bạn không nên uống nhiều hơn 4 cốc cà phê (hoặc 400 miligam caffeine) mỗi ngày.
8. Uống không đủ nước
Không uống đủ nước có thể khiến cả miệng và não của bạn quá khô. Một nghiên cứu trên tạp chí Human Brain Mapping phát hiện ra rằng mất nước gây ra sự co lại của mô não cũng như những ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động nhận thức. Uống nước là việc dễ nhất có thể làm để não khỏe mạnh, vậy tại sao bạn không làm ngay từ bây giờ?
9. Thường để tiếng quá to khi đeo tai nghe
Nghe nhạc ở cường độ âm thanh cao không chỉ không tốt cho tai mà cũng có khả năng gây hại cho não của bạn. Theo một báo cáo của tổ chức Better Hearing Institute, có một mối liên hệ giữa việc mất thính giác ở người già và mất mô não.
Hư hỏng này có thể xuất phát do não phải làm việc nhiều hơn để hiểu các cuộc trò chuyện khi khả năng thính giác giảm đi. Giải pháp cho bạn là không nên nghe với cường độ âm thanh quá 60% mức độ tối đa của thiết bị và nên để tai có thời gian nghỉ ngơi chứ không nghe liền trong nhiều tiếng đồng hồ.
10. Làm mọi thứ trong bóng tối
Nếu bạn làm mọi thứ trong điều kiện không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn dễ bị chán nản và có thể làm chậm bộ não của bạn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ cho não của bạn hoạt động tốt.
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia cho thấy rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ cho não của bạn hoạt động hiệu quả, do đó, không nên tiết kiệm thời gian ở ngoài trời hoặc ít nhất là gần cửa sổ. Nếu là buổi tối, nên để ánh sáng đầy đủ khi làm việc chứ không nên làm mọi thứ trong ánh sáng leo lắt.
Theo Eathis