cogaithang5
Thành viên
- Tham gia
- 22/11/2016
- Bài viết
- 1
10. Freiburg, Đức
Thành phố Freiburg thuộc bang Baden-Wurttemberg, vùng Breisgau, mép phía tây Rừng Đen nổi tiếng của nước Đức. Thành phố được thành lập năm 1920 và sau thế chiến thứ II thì đây là một trong những nơi được tái thiết lại theo cách bền vững và tốt đẹp nhất.
Nơi đây là một sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật, ý thức xã hội và tạo nên lợi nhuận từ cách sống xanh. Mỗi ngôi nhà ở đây với ban công, sân con và vườn cách biệt tốt đều có hệ thống thông gió mát tự động và cửa sổ 3 lớp kính. Mùa đông, nhà được giữ ấm và mùa hè, mái mặt trời ngăn ánh sáng giữ cho không khí mát mẻ. Trong khi ở các nơi khác nhà ở tiêu thụ điện thì 58 ngôi nhà tại làng Solarsiedlun thuộc Freiburg lại sản xuất ra chúng, thậm chí còn đem lại nguồn thu nhập cho các gia đình ở đây. Xe đạp trong thành phố cũng được trang bị những tấm năng lượng mặt trời, người dân luôn được khuyến khích dùng các phương tiện cổ điển như xe điện, xe đạp và đi bộ.
Chính bản thân những người dân nơi đây cũng có ý thức rất cao trong việc giữ gìn và xây dựng thành phố theo hướng xanh – sạch và tiết kiệm cùng với hệ thống Công ty xử lý nước thải tiên tiến bậc nhất thế giới. Năm 1970, một kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây đã phải dừng lại vì biểu tình của người dân. Năm 1986, Freiburg là một trong những thành phố đầu tiên ở Đức áp dụng sản xuất năng lượng địa phương. Một số khu vực được tạo ra, căn hộ được thiết kế và xây dựng bởi các gia đình sống ở đó theo nguyên tắc môi trường. Sự phát triển mới nhất ở đây là “ngôi nhà thụ động”, trong đó sử dụng các ống dẫn khéo léo để loại bỏ những sự không cần thiết của chế độ lò sưởi và máy lạnh. Chỉ mất thêm 10% chi phí để xây dựng ngay từ đầu, việc xây dựng loại nhà này làm giảm tổn thất năng lượng tới 90%.
Cho đến tân bây giờ thành phố vẫn là niềm kiêu hãnh của nước Đức và cả châu Âu, đi đầu trong những dự án thân thiện với môi trường.
9. Barcelona, Tây Ban Nha
Thành phố cổ Barcelona luôn là một điểm du lịch hấp dẫn cả về văn hóa và kiến trúc. Nơi đây cũng rất tiêu biểu cho hình tượng một thành phố vì môi trường. Đặc biệt là khu vực quận Eixample, một quận được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Eixample đc biết đến với lối quy hoạch chia các tòa nhà thành những khối bát giác, truyền cảm hứng cho các nhà quy hoạch đô thị trên thế giới. Nơi đây được quy hoạch thành từng mạng lưới với những con đường dài, đại lộ rộng, và những ngã tư tròn.
Để chuẩn bị cho thế vận hội 1992, thành phố đã đi vào xây dựng và cải cách toàn bộ bao gồm cả những khu vực ít được quan tâm trước đây. Ngắm nhìn thành phố qua các bức ảnh hoặc đoạn phim, bạn có thể nhận ra được thành phố luôn được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh. Nhờ lối quy hoạch đột phá này mà thành phố tuy thuộc một trong những đô thị đông đúc nhất châu Âu, vẫn tiếp tục cải thiện chất lượng sống hằng ngày của dân cư. Nơi đây có khả năng đón một lượng lớn ánh mặt trời hằng ngày, hệ thống thông gió thoáng mát, nhiều mảng xanh công cộng.
Barcelona liên tục cải thiện các thông số sinh thái của thành phố. Người ta ước tính rằng đến năm 2020, 90 % công dân Tây Ban Nha sẽ sống trong vòng 31 dặm (49,9 km) xung quanh một nhà ga xe lửa tốc độ cao. Điều này sẽ giúp cắt giảm chi phí và năng lượng sử dụng cho xe cộ. Trong thành phố sẽ sử dụng chủ yếu là xe buýt công cộng; ngoài ngoại ô thì dùng các phương tiện chạy điện, dầu diesel sinh học và ethanol. Những ứng dụng tái chế cũng được sử dụng nhiều ở thành phố này, mọi nơi đều sử dụng thùng mã màu phân loại rác. Các nhà hoạch luôn thúc đẩy và hỗ trợ các kế hoạch xanh. Tính đến năm 2006, hơn một phần ba tổng số chất thải của thành phố đã được tái chế.
8. Melbourne, Australia
Bản thân đất nước Australia đã là một đất nước nổi tiếng với nhiều nỗ lục bảo vệ màu xanh của trái đất và thành phố Melbourne là nơi tiêu biểu nhất.
Sau đợt hạn hán nghiêm trọng năm 1997, bảo tồn nguồn nước sạch đã trở thành nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu thành phố và đã rất thành công trong việc này. Melbourne còn được nhắc đến như thành phố cây xanh của nước Úc. Có rất nhiều công viên và vườn cây gần khu trung tâm với nhiều chủng loại cây; từ cây thường đến quý hiếm ở giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, những vỉa hè, những đại lộ với những hàng cây đã làm Melbourne trở nên một trong những thành phố xanh tươi nhất thế giới. Thành phố được trang bị một hệ thống giao thông công cộng. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Nhưng không dừng lại ở đó, nơi đây còn đặt ra mục tiêu đến năm 2020 lượng khí carbon thải ra sẽ bằng 0.
Năm 2002, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị, cùng đưa ra ý kiến, soạn thảo và chấp nhận “nguyên tắc Melbourne”. Nội dung của nguyên tắc này xoay quanh nhiều vấn đề quan trọng của thành phố trong đó có đề cập tới việc nhận ra giá trị của đa dạng sinh họ và hệ sinh thái tự nhiên, cùng bảo vệ và khôi phục chúng Việc đẩy mạnh tính năng cộng đồng để giảm thiểu những hệ quả do con người tác động cũng được chú trọng đến. Thành phố được xây dựng và phát triển một môi trường lành mạnh, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển dài hạn. Ngoài ra nơi đây còn mở rộng hình thức liên kết giữa người dân và các tổ chức phi lợi nhuận.
Hội nghị tại Melbourne đã dẫn đầu phong trào tổ chức sự kiện về ý thức sinh thái.
7. Bogotá, Colombia
Bogotá là thành phố lớn nhất ở Colombia. Và nơi đây trở thành một điển hình “xanh” nhờ công lớn từ ông Enrique Peñalosa , cựu Thị trưởng của Bogotá. Cho đến nay ông vẫn được ca ngợi vì thực hiện được nhiều sáng kiến có cách giải quyết vấn đề sáng tạo trong thời gian đương chức. Ông đã mang lại sự thay đổi bằng tư duy xây dựng thành phố dựa trên nền tảng hạnh phúc của con người chứ không đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu.
Ông Peñalosa đã cung cấp để đầu tư một khoản tiền lớn cho đường bộ nhưng ông đã mạnh dạn đầu tư để thiết lập hệ thống xe buýt. Không gian xanh của thành phố được hồi sinh bằng những tuyến đường xe đạp (bikeway). Những tuyến đường này dần đã trở thành một biểu tượng và nét văn hóa trên thành phố. Nó cho thấy một công dân trên một chiếc xe đạp trị giá không cao cũng không kém phần quan trọng so với những người đi trên những chiếc xe đắt tiền bởi họ đã góp phần xây dựng nên một thành phố xinh đẹp và thân thiện với môi trường. Không gian của Bogotá được phát triển với ưu tiên là trẻ em, từ những khu vực vui chơi, trường học đến công viên … Peñalosa cho rằng một thành phố thành công cho trẻ em thì sẽ thành công với tất cả mọi người khác.
Ngoài ra thành phố còn hưởng ứng “ngày không ô tô” vì sức khỏe cộng đồng. Trong ngày này, mọi người không sử dụng ôtô và ra đường tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí. Các cửa hàng cũng đóng cửa trong vài giờ đồng hồ để tham gia các hoạt động trên đường phố. Với tất cả những nỗ lực thì thành phố không chỉ “xanh” mà còn trở nên rất “vui vẻ” cho mọi công dân.
6. Curitiba, Brazil
Thành phố này là một điển hình cho sự ưu đãi về thuế để phát triển các dự án về môi trường, sinh thái. Lãnh đạo thành phố đã định hướng cho thành phố phát triển theo hướng đi của tương lai. Hồ và công viên ở nơi đây không chỉ đơn thuần là để thưởng thức mà còn giúp giải quyết vấn đề lũ lụt. Thành phố có hơn 30 công viên và một lượng cây xanh đáng kể. Trong vòng 30 năm, Curitiba đã tăng không gian xanh trung bình từ 1 mét vuông mỗi công dân lên 52 mét vuông mỗi người, và con số này hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Curitiba
Cựu thị trường Jamie Lerner là người đã có cái nhìn xa và phù hợp với thành phố. Ông tạo ra nguồn cảm hứng cho cả cộng đồng để cùng chung tay vào kế hoạch xanh hóa nơi mình sinh sống. Nhân dân thành phố cùng nhau trồng 1,5 triệu cây xanh dọc theo đường cao tốc của thành phố. Thuế tài sản được loại bỏ hoàn toàn cho những trường hợp chủ đất duy trì từ 70% đến 100% rừng bản địa.
Một chương trình được thành lập năm 1991 đã liên tục khuyến khích các hoạt động tái chế và sử dụng các nguồn lãi hỗ trợ vé xe buýt và thực phẩm cho các hộ gia đình. Có tới 70% rác thải ở Curitiba được tái chế, một lượng giấy tương đương khoảng 1200 cây được tái chế mỗi ngày. Khu vực trung tâm thành phố hầu như không có xe hơi mà trở thành khu đi bộ, tập trung hàng loạt các cửa hàng tiện ích.
Thành phố đã thành công và vẫn đang tiếp tục những quy hoạch, cải tiến giúp cho cuộc sống nơi đây ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.
5. Malmö, Thụy Điển
Đây là thành phố lớn thứ ba ở Thụy điển và là nơi sinh sống của hơn 280.000 người dân. Thành phố nằm ở phía nam Skane. Nơi đây có nhiều công viên, kênh rạch, bến cảng và cả bãi biển nhưng vẫn mang dáng vẻ của một thành phố cổ kính từ lâu đời. Thành phố được phát triển theo mục tiêu trở thành một thành phố sinh thái.
Đất nước Thụy Điển vốn có một nền tảng tốt về các giải pháp năng lượng, môi trường. Hầu hết điện của quốc gia này đều từ hạt nhân và thủy điện. Những thành phố như Malmo đã góp phần lớn cho công cuộc này khi giảm được lượng khí thải carbon dioxide 25% năm 2008, vượt chỉ tiêu đề ra hơn 5%.
Vùng ngoại ô phía Tây thành phố mang phong cách kiến trúc của những tòa nhà mái ngói đỏ. Trên đó còn có phủ một lớp rau xanh vì trồng rau trên nóc nhà là một phương pháp kinh tế rất hiệu quả. Số lượng rau trồng trên mái nhà sẽ hút hết 50% lượng nước mưa đổ xuống và vào mùa đông, những luống đất trồng trên mái nhà sẽ giúp căn nhà được giữ ấm hơn. Đến mùa hè, lớp đất này lại có thể hấp thu nhiệt năng làm mát nhiệt độ trong nhà. Trồng rau trên mái nhà là một trong những phương thức xanh hóa điển hình của thành phố.
Để đáp ứng được mục tiêu ngày càng phát triển về kinh tế nhưng cũng đi kèm với mục tiêu gìn giữ môi trường, các khu phố trên khắp thành phố đều dần được chuyển đổi theo một quy hoạch ổn định và bền vững nhất. Đặc biệt ở ở các khu vực West Harbour, Sege Park và Augustenborg.
West Habour, khu vực cảng đóng tàu được chạy 100% bằng năng lượng tái tạo : gió , mặt trời và thủy điện cũng như nguồn nhiên liệu sinh học hữu cơ. Các tòa nhà ở nơi đây được xây dựng bằng những vật liệu bền, sạch, tiết kiệm. Phương tiện giao thông cũng rất thân thiện với môi trường. Còn với Sege Park, đây là khu vực sử dụng năng lượng điện mặt trời và gió. Quận Augustenborg trong một thập kỉ qua luôn được phủ kín một màu xanh của cây cỏ. Có đến hơn chục nhà máy tái chế ở đây, giúp xử lý đến 70% rác thải.
4. Copenhagen, Đan Mạch
Các thành phố luôn tìm cách sáng tạo để bảo vệ và tăng khu vực cây xanh trong đô thị. Như năm 2000, thành phố Chicago đã trồng vườn trên một tòa nhà chính quyền thành phố, thúc đẩy việc trồng cây trên cao, vừa là lớp cách nhiệt, giữ ấm mùa đông và mát vào mùa hè, giảm thiểu chi phí năng lượng.
Điển hình hơn cả là thủ đô của Đan Mạch – Copenhagen. Không cần đến những nhà chức trách phải can thiệp, từ lâu đời nhân dân ở đây đã hình thành những thói quen xanh. Nếu đến đây du lịch, bạn sẽ phải bất ngờ khi lượng xe đạp nơi đây còn nhiều hơn ô tô, các khu phố luôn sạch sẽ, bầu không khí mát mẻ. Theo một thống kê thì Copenhagen là thành phố có lượng không khí ô nhiễm thấp nhất. Năm 2006, thành phố đã giành giải thưởng môi trường Châu Âu cho việc quy hoạch môi trường đường thủy sạch. Luôn có một hệ thống giám sát và cảnh báo về chất lượng nước, nỗ lực giữ gìn vùng biển nơi đây thật đáng để ghi nhận.
Copenhagen còn nổi tiếng với hình ảnh cối xay gió. Thành phố có hơn 5600 chiếc cối xay gió, cung cấp khoảng 10% tổng điện năng. Vào năm 2001, Copenhagen còn khai trương thêm một công viên cối xay gió ở ngoài biển và nơi đây cung cấp được 3% năng lượng cho thành phố.
3. Portland, Oregon, Hoa Kỳ
Portland là một thành phố nằm nơi giao tiếp của hai con sông Willamette và Columbia trong tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Với dân số 562.690 nó là thành phố đông dân nhất Oregon. Portland nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Tây, ấm vào mùa hè và có mưa nhưng mùa đông thì ôn hòa. Thời tiết lý tưởng cho trồng hoa hồng và hơn một thế kỷ qua Portland được mệnh danh là Thành phố Hoa hồng vì có rất nhiều vườn hoa hồng (Wikipedia). Nhưng không chỉ có thế, thành phố này cũng là một thành phố xanh tiêu biểu trên thế giới.
Do lượng dân cư đông đúc và vị trí địa lý nằm ở vùng giao giữa hai con sông, thành phố đã phải phát triển theo hướng bền vững, pha trộn giữa không gian đô thị và ngoài trời. Màu xanh ở đây luôn được duy trì, nó đã tạo niềm cảm hứng cho nhiều thành phố khác trên Hoa Kì nói riêng và thế giới nói chung học tập theo. Hơn 30 năm trước, Portland đã dẫn đầu quy hoạch xanh bằng cách phá bỏ một tuyến đường cao tốc sáu làn và phát triẻn một công viên bờ sông tại đó. Hiện tại ở Portland có khoảng 92.000 mẫu Anh không gian xanh ( 1 mẫu anh = 0,4 hecta), 119km đường đi bộ, đi xe đạp, hơn 25 triệu héc ta rừng và trang trại. Và ít ai biết rằng trước đây Portland là thành phố nằm thứ hai trong danh sách “Những thành phố gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới”.
Portland cũng là thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ lập ra kế hoạch giảm thải chất gây hiệu ứng nhà kính, trở thành thành phố xanh nhất Hoa Kỳ trong nhiều năm. Thành phố có 50 công trình đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn của Hội đồng Công trình Xanh Mỹ. Khoảng một phần tư người dân ở đây đi xe đạp để làm việc [nguồn: Popular Science ]. Năm 2010, thành phố đã cung cấp 100 % năng lượng từ các nguồn tái tạo, bao gồm các phương pháp tiếp cận sáng tạo như đỗ xe năng lượng mặt trời .
2. Vancouver, Canada
Vancouver là một thành phố ven biển, nơi sinh sống của hơn 560.000 người. Nơi đây được cho là thành phố dễ sống nhất thế giới do tạp chí Economist bình chọn. Nhưng thật sự rằng nơi đây không chỉ dễ sống nhất mà còn cực kì thích hợp để có một cuộc sống tươi đẹp với môi trường xanh và những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo rất tuyệt vời.
Về môi trường thiên nhiên, Vancouver được bao phủ bởi những bãi biển thơ mộng và những khu rừng nguyên sinh và những thảm cỏ rộng lớn. Thành phố có một kế hoạch dài 100 năm cho để xây dựng cuộc sống xanh – sạch. Nhiên liệu hóa thạch sẽ được giảm sử dụng tới mức tối đa và đầu tư mạnh vào các hệ thống năng lượng thay thế như gió, mặt trời …. Năng lượng thủy điện chiếm tới 90% nguồn cung cấp năng lượng ở đây.
Một phần quan trọng của kế hoạch và việc tiết kiệm năng lượng. Vancouver đã không ngại ngần trong việc thực hiện các công nghệ mới. Các máy ép rác từ năng lượng mặt trời đã mọc quanh thành phố rất nhiều, kích thước của chúng chỉ như một cái thùng rác bình thường nhưng lại có khả năng chứa nhiều gấp 5 lần.
Bằng những kế hoạch và việc làm cụ thể, Vancouver đã thực sự tạo dựng được thương hiệu “thành phố lý tưởng” và vẫn tiếp tục duy trì nó, thu hút một lượng lớn khách du lịch.
1. Reykjavik, Iceland
Dẫn đầu danh sách là thành phố Reykjavik, thành phố lớn nhất và cũng là thủ đô của Iceland. Bản thân Iceland cũng là quốc gia sống xanh nhất hành tinh nên chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ đô của nước này là thành phố xanh nhất thế giới.
Các biện pháp xây dựng cuộc sống xanh ở đây được thực hiện rất nghiêm túc. Tuy cư dân ở đây chỉ khoảng 115.000 người nhưng những thành quả xanh thành phố đạt được là cực kì ấn tượng và có sức tác động đến thế giới. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2050 trở thành thành phố Hydro, không sử dụng nhiên liẹu hóa thạch. Cac năng lượng điện, nhiệt ở nơi đây hiện tại đã được cung cấp hoàn toàn bởi địa nhiệt và thủy điện. Hơn 30 núi lửa hoạt động hai thế kỷ trước và các suối nước nóng cung cấp cho đất nước này một hệ thống sưởi ấm rẻ tiền mà không ô nhiễm. Trong thành phố thậm chí có cả những xe ô tô chạy bằng Hydro rồi, trong đó có xe buýt.
Tuy nhiên, trong tương lai có lẽ vị trí số 1 này sẽ thuộc về Masdar, một thành phố sẽ sớm hoàn thành trong thập kỉ tới với mức đầu tư lên tới 15 tỉ đô la. Masdar sẽ đạt mọi tiêu chuẩn cao nhất về sinh thái như không carbon, không khí thải, nhiên liệu và năng lượng hoàn toàn từ những nguồn tái tạo và thay thế … Thành phố ước tính sẽ là nơi sinh sống cho khoảng 50.000 cư dân. Có vẻ như kỉ nguyên cho các thành phố xanh đã bắt đầu đầy hứa hẹn.
Bài viết liên quan
- Khắc phục những tồn tại của Xử lý môi trường tiết kiệm chi phí nhất.
Thành phố Freiburg thuộc bang Baden-Wurttemberg, vùng Breisgau, mép phía tây Rừng Đen nổi tiếng của nước Đức. Thành phố được thành lập năm 1920 và sau thế chiến thứ II thì đây là một trong những nơi được tái thiết lại theo cách bền vững và tốt đẹp nhất.
Nơi đây là một sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật, ý thức xã hội và tạo nên lợi nhuận từ cách sống xanh. Mỗi ngôi nhà ở đây với ban công, sân con và vườn cách biệt tốt đều có hệ thống thông gió mát tự động và cửa sổ 3 lớp kính. Mùa đông, nhà được giữ ấm và mùa hè, mái mặt trời ngăn ánh sáng giữ cho không khí mát mẻ. Trong khi ở các nơi khác nhà ở tiêu thụ điện thì 58 ngôi nhà tại làng Solarsiedlun thuộc Freiburg lại sản xuất ra chúng, thậm chí còn đem lại nguồn thu nhập cho các gia đình ở đây. Xe đạp trong thành phố cũng được trang bị những tấm năng lượng mặt trời, người dân luôn được khuyến khích dùng các phương tiện cổ điển như xe điện, xe đạp và đi bộ.
Chính bản thân những người dân nơi đây cũng có ý thức rất cao trong việc giữ gìn và xây dựng thành phố theo hướng xanh – sạch và tiết kiệm cùng với hệ thống Công ty xử lý nước thải tiên tiến bậc nhất thế giới. Năm 1970, một kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây đã phải dừng lại vì biểu tình của người dân. Năm 1986, Freiburg là một trong những thành phố đầu tiên ở Đức áp dụng sản xuất năng lượng địa phương. Một số khu vực được tạo ra, căn hộ được thiết kế và xây dựng bởi các gia đình sống ở đó theo nguyên tắc môi trường. Sự phát triển mới nhất ở đây là “ngôi nhà thụ động”, trong đó sử dụng các ống dẫn khéo léo để loại bỏ những sự không cần thiết của chế độ lò sưởi và máy lạnh. Chỉ mất thêm 10% chi phí để xây dựng ngay từ đầu, việc xây dựng loại nhà này làm giảm tổn thất năng lượng tới 90%.
Cho đến tân bây giờ thành phố vẫn là niềm kiêu hãnh của nước Đức và cả châu Âu, đi đầu trong những dự án thân thiện với môi trường.
9. Barcelona, Tây Ban Nha
Thành phố cổ Barcelona luôn là một điểm du lịch hấp dẫn cả về văn hóa và kiến trúc. Nơi đây cũng rất tiêu biểu cho hình tượng một thành phố vì môi trường. Đặc biệt là khu vực quận Eixample, một quận được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Eixample đc biết đến với lối quy hoạch chia các tòa nhà thành những khối bát giác, truyền cảm hứng cho các nhà quy hoạch đô thị trên thế giới. Nơi đây được quy hoạch thành từng mạng lưới với những con đường dài, đại lộ rộng, và những ngã tư tròn.
Để chuẩn bị cho thế vận hội 1992, thành phố đã đi vào xây dựng và cải cách toàn bộ bao gồm cả những khu vực ít được quan tâm trước đây. Ngắm nhìn thành phố qua các bức ảnh hoặc đoạn phim, bạn có thể nhận ra được thành phố luôn được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh. Nhờ lối quy hoạch đột phá này mà thành phố tuy thuộc một trong những đô thị đông đúc nhất châu Âu, vẫn tiếp tục cải thiện chất lượng sống hằng ngày của dân cư. Nơi đây có khả năng đón một lượng lớn ánh mặt trời hằng ngày, hệ thống thông gió thoáng mát, nhiều mảng xanh công cộng.
Barcelona liên tục cải thiện các thông số sinh thái của thành phố. Người ta ước tính rằng đến năm 2020, 90 % công dân Tây Ban Nha sẽ sống trong vòng 31 dặm (49,9 km) xung quanh một nhà ga xe lửa tốc độ cao. Điều này sẽ giúp cắt giảm chi phí và năng lượng sử dụng cho xe cộ. Trong thành phố sẽ sử dụng chủ yếu là xe buýt công cộng; ngoài ngoại ô thì dùng các phương tiện chạy điện, dầu diesel sinh học và ethanol. Những ứng dụng tái chế cũng được sử dụng nhiều ở thành phố này, mọi nơi đều sử dụng thùng mã màu phân loại rác. Các nhà hoạch luôn thúc đẩy và hỗ trợ các kế hoạch xanh. Tính đến năm 2006, hơn một phần ba tổng số chất thải của thành phố đã được tái chế.
8. Melbourne, Australia
Bản thân đất nước Australia đã là một đất nước nổi tiếng với nhiều nỗ lục bảo vệ màu xanh của trái đất và thành phố Melbourne là nơi tiêu biểu nhất.
Sau đợt hạn hán nghiêm trọng năm 1997, bảo tồn nguồn nước sạch đã trở thành nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu thành phố và đã rất thành công trong việc này. Melbourne còn được nhắc đến như thành phố cây xanh của nước Úc. Có rất nhiều công viên và vườn cây gần khu trung tâm với nhiều chủng loại cây; từ cây thường đến quý hiếm ở giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, những vỉa hè, những đại lộ với những hàng cây đã làm Melbourne trở nên một trong những thành phố xanh tươi nhất thế giới. Thành phố được trang bị một hệ thống giao thông công cộng. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Nhưng không dừng lại ở đó, nơi đây còn đặt ra mục tiêu đến năm 2020 lượng khí carbon thải ra sẽ bằng 0.
Năm 2002, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị, cùng đưa ra ý kiến, soạn thảo và chấp nhận “nguyên tắc Melbourne”. Nội dung của nguyên tắc này xoay quanh nhiều vấn đề quan trọng của thành phố trong đó có đề cập tới việc nhận ra giá trị của đa dạng sinh họ và hệ sinh thái tự nhiên, cùng bảo vệ và khôi phục chúng Việc đẩy mạnh tính năng cộng đồng để giảm thiểu những hệ quả do con người tác động cũng được chú trọng đến. Thành phố được xây dựng và phát triển một môi trường lành mạnh, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển dài hạn. Ngoài ra nơi đây còn mở rộng hình thức liên kết giữa người dân và các tổ chức phi lợi nhuận.
Hội nghị tại Melbourne đã dẫn đầu phong trào tổ chức sự kiện về ý thức sinh thái.
7. Bogotá, Colombia
Bogotá là thành phố lớn nhất ở Colombia. Và nơi đây trở thành một điển hình “xanh” nhờ công lớn từ ông Enrique Peñalosa , cựu Thị trưởng của Bogotá. Cho đến nay ông vẫn được ca ngợi vì thực hiện được nhiều sáng kiến có cách giải quyết vấn đề sáng tạo trong thời gian đương chức. Ông đã mang lại sự thay đổi bằng tư duy xây dựng thành phố dựa trên nền tảng hạnh phúc của con người chứ không đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu.
Ông Peñalosa đã cung cấp để đầu tư một khoản tiền lớn cho đường bộ nhưng ông đã mạnh dạn đầu tư để thiết lập hệ thống xe buýt. Không gian xanh của thành phố được hồi sinh bằng những tuyến đường xe đạp (bikeway). Những tuyến đường này dần đã trở thành một biểu tượng và nét văn hóa trên thành phố. Nó cho thấy một công dân trên một chiếc xe đạp trị giá không cao cũng không kém phần quan trọng so với những người đi trên những chiếc xe đắt tiền bởi họ đã góp phần xây dựng nên một thành phố xinh đẹp và thân thiện với môi trường. Không gian của Bogotá được phát triển với ưu tiên là trẻ em, từ những khu vực vui chơi, trường học đến công viên … Peñalosa cho rằng một thành phố thành công cho trẻ em thì sẽ thành công với tất cả mọi người khác.
Ngoài ra thành phố còn hưởng ứng “ngày không ô tô” vì sức khỏe cộng đồng. Trong ngày này, mọi người không sử dụng ôtô và ra đường tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí. Các cửa hàng cũng đóng cửa trong vài giờ đồng hồ để tham gia các hoạt động trên đường phố. Với tất cả những nỗ lực thì thành phố không chỉ “xanh” mà còn trở nên rất “vui vẻ” cho mọi công dân.
6. Curitiba, Brazil
Thành phố này là một điển hình cho sự ưu đãi về thuế để phát triển các dự án về môi trường, sinh thái. Lãnh đạo thành phố đã định hướng cho thành phố phát triển theo hướng đi của tương lai. Hồ và công viên ở nơi đây không chỉ đơn thuần là để thưởng thức mà còn giúp giải quyết vấn đề lũ lụt. Thành phố có hơn 30 công viên và một lượng cây xanh đáng kể. Trong vòng 30 năm, Curitiba đã tăng không gian xanh trung bình từ 1 mét vuông mỗi công dân lên 52 mét vuông mỗi người, và con số này hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Curitiba
Cựu thị trường Jamie Lerner là người đã có cái nhìn xa và phù hợp với thành phố. Ông tạo ra nguồn cảm hứng cho cả cộng đồng để cùng chung tay vào kế hoạch xanh hóa nơi mình sinh sống. Nhân dân thành phố cùng nhau trồng 1,5 triệu cây xanh dọc theo đường cao tốc của thành phố. Thuế tài sản được loại bỏ hoàn toàn cho những trường hợp chủ đất duy trì từ 70% đến 100% rừng bản địa.
Một chương trình được thành lập năm 1991 đã liên tục khuyến khích các hoạt động tái chế và sử dụng các nguồn lãi hỗ trợ vé xe buýt và thực phẩm cho các hộ gia đình. Có tới 70% rác thải ở Curitiba được tái chế, một lượng giấy tương đương khoảng 1200 cây được tái chế mỗi ngày. Khu vực trung tâm thành phố hầu như không có xe hơi mà trở thành khu đi bộ, tập trung hàng loạt các cửa hàng tiện ích.
Thành phố đã thành công và vẫn đang tiếp tục những quy hoạch, cải tiến giúp cho cuộc sống nơi đây ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.
5. Malmö, Thụy Điển
Đây là thành phố lớn thứ ba ở Thụy điển và là nơi sinh sống của hơn 280.000 người dân. Thành phố nằm ở phía nam Skane. Nơi đây có nhiều công viên, kênh rạch, bến cảng và cả bãi biển nhưng vẫn mang dáng vẻ của một thành phố cổ kính từ lâu đời. Thành phố được phát triển theo mục tiêu trở thành một thành phố sinh thái.
Đất nước Thụy Điển vốn có một nền tảng tốt về các giải pháp năng lượng, môi trường. Hầu hết điện của quốc gia này đều từ hạt nhân và thủy điện. Những thành phố như Malmo đã góp phần lớn cho công cuộc này khi giảm được lượng khí thải carbon dioxide 25% năm 2008, vượt chỉ tiêu đề ra hơn 5%.
Vùng ngoại ô phía Tây thành phố mang phong cách kiến trúc của những tòa nhà mái ngói đỏ. Trên đó còn có phủ một lớp rau xanh vì trồng rau trên nóc nhà là một phương pháp kinh tế rất hiệu quả. Số lượng rau trồng trên mái nhà sẽ hút hết 50% lượng nước mưa đổ xuống và vào mùa đông, những luống đất trồng trên mái nhà sẽ giúp căn nhà được giữ ấm hơn. Đến mùa hè, lớp đất này lại có thể hấp thu nhiệt năng làm mát nhiệt độ trong nhà. Trồng rau trên mái nhà là một trong những phương thức xanh hóa điển hình của thành phố.
Để đáp ứng được mục tiêu ngày càng phát triển về kinh tế nhưng cũng đi kèm với mục tiêu gìn giữ môi trường, các khu phố trên khắp thành phố đều dần được chuyển đổi theo một quy hoạch ổn định và bền vững nhất. Đặc biệt ở ở các khu vực West Harbour, Sege Park và Augustenborg.
West Habour, khu vực cảng đóng tàu được chạy 100% bằng năng lượng tái tạo : gió , mặt trời và thủy điện cũng như nguồn nhiên liệu sinh học hữu cơ. Các tòa nhà ở nơi đây được xây dựng bằng những vật liệu bền, sạch, tiết kiệm. Phương tiện giao thông cũng rất thân thiện với môi trường. Còn với Sege Park, đây là khu vực sử dụng năng lượng điện mặt trời và gió. Quận Augustenborg trong một thập kỉ qua luôn được phủ kín một màu xanh của cây cỏ. Có đến hơn chục nhà máy tái chế ở đây, giúp xử lý đến 70% rác thải.
4. Copenhagen, Đan Mạch
Các thành phố luôn tìm cách sáng tạo để bảo vệ và tăng khu vực cây xanh trong đô thị. Như năm 2000, thành phố Chicago đã trồng vườn trên một tòa nhà chính quyền thành phố, thúc đẩy việc trồng cây trên cao, vừa là lớp cách nhiệt, giữ ấm mùa đông và mát vào mùa hè, giảm thiểu chi phí năng lượng.
Điển hình hơn cả là thủ đô của Đan Mạch – Copenhagen. Không cần đến những nhà chức trách phải can thiệp, từ lâu đời nhân dân ở đây đã hình thành những thói quen xanh. Nếu đến đây du lịch, bạn sẽ phải bất ngờ khi lượng xe đạp nơi đây còn nhiều hơn ô tô, các khu phố luôn sạch sẽ, bầu không khí mát mẻ. Theo một thống kê thì Copenhagen là thành phố có lượng không khí ô nhiễm thấp nhất. Năm 2006, thành phố đã giành giải thưởng môi trường Châu Âu cho việc quy hoạch môi trường đường thủy sạch. Luôn có một hệ thống giám sát và cảnh báo về chất lượng nước, nỗ lực giữ gìn vùng biển nơi đây thật đáng để ghi nhận.
Copenhagen còn nổi tiếng với hình ảnh cối xay gió. Thành phố có hơn 5600 chiếc cối xay gió, cung cấp khoảng 10% tổng điện năng. Vào năm 2001, Copenhagen còn khai trương thêm một công viên cối xay gió ở ngoài biển và nơi đây cung cấp được 3% năng lượng cho thành phố.
3. Portland, Oregon, Hoa Kỳ
Portland là một thành phố nằm nơi giao tiếp của hai con sông Willamette và Columbia trong tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Với dân số 562.690 nó là thành phố đông dân nhất Oregon. Portland nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Tây, ấm vào mùa hè và có mưa nhưng mùa đông thì ôn hòa. Thời tiết lý tưởng cho trồng hoa hồng và hơn một thế kỷ qua Portland được mệnh danh là Thành phố Hoa hồng vì có rất nhiều vườn hoa hồng (Wikipedia). Nhưng không chỉ có thế, thành phố này cũng là một thành phố xanh tiêu biểu trên thế giới.
Do lượng dân cư đông đúc và vị trí địa lý nằm ở vùng giao giữa hai con sông, thành phố đã phải phát triển theo hướng bền vững, pha trộn giữa không gian đô thị và ngoài trời. Màu xanh ở đây luôn được duy trì, nó đã tạo niềm cảm hứng cho nhiều thành phố khác trên Hoa Kì nói riêng và thế giới nói chung học tập theo. Hơn 30 năm trước, Portland đã dẫn đầu quy hoạch xanh bằng cách phá bỏ một tuyến đường cao tốc sáu làn và phát triẻn một công viên bờ sông tại đó. Hiện tại ở Portland có khoảng 92.000 mẫu Anh không gian xanh ( 1 mẫu anh = 0,4 hecta), 119km đường đi bộ, đi xe đạp, hơn 25 triệu héc ta rừng và trang trại. Và ít ai biết rằng trước đây Portland là thành phố nằm thứ hai trong danh sách “Những thành phố gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới”.
Portland cũng là thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ lập ra kế hoạch giảm thải chất gây hiệu ứng nhà kính, trở thành thành phố xanh nhất Hoa Kỳ trong nhiều năm. Thành phố có 50 công trình đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn của Hội đồng Công trình Xanh Mỹ. Khoảng một phần tư người dân ở đây đi xe đạp để làm việc [nguồn: Popular Science ]. Năm 2010, thành phố đã cung cấp 100 % năng lượng từ các nguồn tái tạo, bao gồm các phương pháp tiếp cận sáng tạo như đỗ xe năng lượng mặt trời .
2. Vancouver, Canada
Vancouver là một thành phố ven biển, nơi sinh sống của hơn 560.000 người. Nơi đây được cho là thành phố dễ sống nhất thế giới do tạp chí Economist bình chọn. Nhưng thật sự rằng nơi đây không chỉ dễ sống nhất mà còn cực kì thích hợp để có một cuộc sống tươi đẹp với môi trường xanh và những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo rất tuyệt vời.
Về môi trường thiên nhiên, Vancouver được bao phủ bởi những bãi biển thơ mộng và những khu rừng nguyên sinh và những thảm cỏ rộng lớn. Thành phố có một kế hoạch dài 100 năm cho để xây dựng cuộc sống xanh – sạch. Nhiên liệu hóa thạch sẽ được giảm sử dụng tới mức tối đa và đầu tư mạnh vào các hệ thống năng lượng thay thế như gió, mặt trời …. Năng lượng thủy điện chiếm tới 90% nguồn cung cấp năng lượng ở đây.
Một phần quan trọng của kế hoạch và việc tiết kiệm năng lượng. Vancouver đã không ngại ngần trong việc thực hiện các công nghệ mới. Các máy ép rác từ năng lượng mặt trời đã mọc quanh thành phố rất nhiều, kích thước của chúng chỉ như một cái thùng rác bình thường nhưng lại có khả năng chứa nhiều gấp 5 lần.
Bằng những kế hoạch và việc làm cụ thể, Vancouver đã thực sự tạo dựng được thương hiệu “thành phố lý tưởng” và vẫn tiếp tục duy trì nó, thu hút một lượng lớn khách du lịch.
1. Reykjavik, Iceland
Dẫn đầu danh sách là thành phố Reykjavik, thành phố lớn nhất và cũng là thủ đô của Iceland. Bản thân Iceland cũng là quốc gia sống xanh nhất hành tinh nên chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ đô của nước này là thành phố xanh nhất thế giới.
Các biện pháp xây dựng cuộc sống xanh ở đây được thực hiện rất nghiêm túc. Tuy cư dân ở đây chỉ khoảng 115.000 người nhưng những thành quả xanh thành phố đạt được là cực kì ấn tượng và có sức tác động đến thế giới. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2050 trở thành thành phố Hydro, không sử dụng nhiên liẹu hóa thạch. Cac năng lượng điện, nhiệt ở nơi đây hiện tại đã được cung cấp hoàn toàn bởi địa nhiệt và thủy điện. Hơn 30 núi lửa hoạt động hai thế kỷ trước và các suối nước nóng cung cấp cho đất nước này một hệ thống sưởi ấm rẻ tiền mà không ô nhiễm. Trong thành phố thậm chí có cả những xe ô tô chạy bằng Hydro rồi, trong đó có xe buýt.
Tuy nhiên, trong tương lai có lẽ vị trí số 1 này sẽ thuộc về Masdar, một thành phố sẽ sớm hoàn thành trong thập kỉ tới với mức đầu tư lên tới 15 tỉ đô la. Masdar sẽ đạt mọi tiêu chuẩn cao nhất về sinh thái như không carbon, không khí thải, nhiên liệu và năng lượng hoàn toàn từ những nguồn tái tạo và thay thế … Thành phố ước tính sẽ là nơi sinh sống cho khoảng 50.000 cư dân. Có vẻ như kỉ nguyên cho các thành phố xanh đã bắt đầu đầy hứa hẹn.
Bài viết liên quan
- Khắc phục những tồn tại của Xử lý môi trường tiết kiệm chi phí nhất.