Du hoc Nhật là ước mơ của bao thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam. Không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con em mình du học ở một đất nước xa xôi và đắt đỏ như Nhật Bản.
Tuy nhiên du học nhật cũng đã trở thành hiện thực và là niềm tự hào của khá đông các bạn sinh viên trẻ tuổi Việt Nam nói riêng và rất nhiều các bạn sinh viên thuộc quốc gia khác.
“Nhập gia tùy tục” là một câu nói bất hủ của cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ. Việc sinh sống và học tập tại 1 quốc gia ngoài biên giới sẽ là muôn vàn khó khăn cho các bạn.
Thật khó để hoàn hảo và tránh khỏi thiếu xót, tuy nhiên hôm nay Tư vấn du học nhật bản Viet-SSE sẽ chia sẻ cùng các bạn vài nét văn hóa truyền thống đã trở thành thói quen trong văn hóa nhật bản.
1./ Cúi đầu chào hỏi
quy tắc cần biết khi du học nhật bản
Thay vì bắt tay như nhiều quốc gia khác, người Nhật thường cúi đầu để chào hỏi, đây còn là cách bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của con người nhật bản.
Họ sẽ cúi người khoảng 15 độ khi chào hỏi xã giao hàng ngày, khoảng 30 độ khi chào hỏi có phần trang trọng và gập người 45 độ để cảm ơn ai đó.
Vì vậy, đừng quên cúi đầu đáp lễ khi một người Nhật Bản chào bạn.
2. Lưu ý khi ăn
Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kanpai (giống như “dzô” thay lời chúc).
Khi ăn, bạn không dựng đứng đũa trong bát cơm, không ngậm đũa vào miệng, không dùng đũa để truyền thức ăn. Đặc biệt, nếu bạn gác đũa ngang miệng bát nghĩa là chê món ăn dở hoặc thể hiện “tôi không cần nữa”.
Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa phải được đặt trên một cái gác đũa gọi là hashioki hướng về phía bên trái.
3. Đừng đưa “tiền tip”
Ở Nhật, tại một số nơi, bạn sẽ bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền cho lái xe trên taxi, nhân viên phục vụ trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc.
Bạn không cần áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm khoản tiền này. Do đó, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và bị bồi bàn đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa.
4. Luôn đi bên trái
Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia ở châu Á duy trì quy tắc giao thông bên trái. Do đó, khi đi lại ở Nhật, bạn luôn phải đi ở phía bên trái đường.
Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
5. Cởi giày trước khi vào nhà
Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dẹp để ở ngoài cửa.
Ở trong nhà, thường các gia đình có dép đi riêng, nhưng ở những phòng có nền bằng chiếu tatami thì không. Với các phòng này, bạn phải đi lên phần sàn có chiếu tatami. Điều này cũng được áp dụng ở các nhà hàng, khách sạn.
6. Văn hóa xếp hàng
Trong khi hầu hết mọi nơi trên thế giới coi việc phải xếp hàng chờ đợi là một điều khó chịu thì với người Nhật Bản, ý thức xếp hàng được rèn từ nhỏ.
Họ cũng quan niệm rằng, có xếp hàng nghĩa là có thứ đáng để xem. Xếp hàng trong các dịp lễ hội cũng là cơ hội để gần gũi người thân và kể những câu chuyện không bao giờ dứt.
Bởi vậy, bạn hãy kiên nhẫn và xếp hàng khi muốn tham gia một sự kiện nào đó có đông người chờ đợi.
7. Cách thanh toán tiền
Thông thường, ở Tokyo, bạn không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên trong nhà hàng hoặc cửa hàng quần áo mà thả tiền vào chiếc khay nhỏ bên cạnh họ.
Nếu bạn vẫn muốn đưa trực tiếp cho họ vì lo sợ mất, đặc biệt khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đưa bằng cả hai tay và gật đầu nhẹ để thể hiện sự tôn trọng.
8. Văn hóa nhà tắm
Nhà tắm công cộng vẫn phát triển tại Nhật Bản. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần.
Một lưu ý nhỏ là bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã làm sạch sẽ cơ thể, để rồi được trầm mình trong bồn nước nóng tập thể 10 – 30 phút.
9. Giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng
Tại các điểm công cộng như bến tàu, bến ga hoặc trên tàu điện, bạn không nên gọi điện thoại hoặc nói chuyện quá to. Điều này sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Thông thường người Nhật sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng khi sử dụng các phương tiện công cộng.
Ngoài ra, trong quan niệm của người Nhật, mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và chịu khó vứt rác vào đúng nơi quy đình. Vì vậy, mặc dù ở đây có rất ít thùng đựng rác ven đường nhưng khi muốn ném bỏ một vỏ lon nước đã cạn, bạn hãy kiên nhẫn đến khi tìm được thùng rác.
10. Đúng giờ
Khi hội họp, đi làm, đi học người Nhật lúc nào cũng để tâm tới thời gian, khi muốn thăm ai đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn.
Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước. Vì vậy, khi dự tiệc hay tham gia các tour du lịch ở Nhật, bạn phải hết sức chú ý đến quy tắc này.
Nguồn: 10 Quy Tắc Cần Biết Khi Du Học Nhật Bản 2014
Tuy nhiên du học nhật cũng đã trở thành hiện thực và là niềm tự hào của khá đông các bạn sinh viên trẻ tuổi Việt Nam nói riêng và rất nhiều các bạn sinh viên thuộc quốc gia khác.
“Nhập gia tùy tục” là một câu nói bất hủ của cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ. Việc sinh sống và học tập tại 1 quốc gia ngoài biên giới sẽ là muôn vàn khó khăn cho các bạn.
Thật khó để hoàn hảo và tránh khỏi thiếu xót, tuy nhiên hôm nay Tư vấn du học nhật bản Viet-SSE sẽ chia sẻ cùng các bạn vài nét văn hóa truyền thống đã trở thành thói quen trong văn hóa nhật bản.
1./ Cúi đầu chào hỏi
quy tắc cần biết khi du học nhật bản
Thay vì bắt tay như nhiều quốc gia khác, người Nhật thường cúi đầu để chào hỏi, đây còn là cách bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của con người nhật bản.
Họ sẽ cúi người khoảng 15 độ khi chào hỏi xã giao hàng ngày, khoảng 30 độ khi chào hỏi có phần trang trọng và gập người 45 độ để cảm ơn ai đó.
Vì vậy, đừng quên cúi đầu đáp lễ khi một người Nhật Bản chào bạn.
2. Lưu ý khi ăn
Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kanpai (giống như “dzô” thay lời chúc).
Khi ăn, bạn không dựng đứng đũa trong bát cơm, không ngậm đũa vào miệng, không dùng đũa để truyền thức ăn. Đặc biệt, nếu bạn gác đũa ngang miệng bát nghĩa là chê món ăn dở hoặc thể hiện “tôi không cần nữa”.
Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa phải được đặt trên một cái gác đũa gọi là hashioki hướng về phía bên trái.
3. Đừng đưa “tiền tip”
Ở Nhật, tại một số nơi, bạn sẽ bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền cho lái xe trên taxi, nhân viên phục vụ trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc.
Bạn không cần áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm khoản tiền này. Do đó, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và bị bồi bàn đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa.
4. Luôn đi bên trái
Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia ở châu Á duy trì quy tắc giao thông bên trái. Do đó, khi đi lại ở Nhật, bạn luôn phải đi ở phía bên trái đường.
Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
5. Cởi giày trước khi vào nhà
Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dẹp để ở ngoài cửa.
Ở trong nhà, thường các gia đình có dép đi riêng, nhưng ở những phòng có nền bằng chiếu tatami thì không. Với các phòng này, bạn phải đi lên phần sàn có chiếu tatami. Điều này cũng được áp dụng ở các nhà hàng, khách sạn.
6. Văn hóa xếp hàng
Trong khi hầu hết mọi nơi trên thế giới coi việc phải xếp hàng chờ đợi là một điều khó chịu thì với người Nhật Bản, ý thức xếp hàng được rèn từ nhỏ.
Họ cũng quan niệm rằng, có xếp hàng nghĩa là có thứ đáng để xem. Xếp hàng trong các dịp lễ hội cũng là cơ hội để gần gũi người thân và kể những câu chuyện không bao giờ dứt.
Bởi vậy, bạn hãy kiên nhẫn và xếp hàng khi muốn tham gia một sự kiện nào đó có đông người chờ đợi.
7. Cách thanh toán tiền
Thông thường, ở Tokyo, bạn không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên trong nhà hàng hoặc cửa hàng quần áo mà thả tiền vào chiếc khay nhỏ bên cạnh họ.
Nếu bạn vẫn muốn đưa trực tiếp cho họ vì lo sợ mất, đặc biệt khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đưa bằng cả hai tay và gật đầu nhẹ để thể hiện sự tôn trọng.
8. Văn hóa nhà tắm
Nhà tắm công cộng vẫn phát triển tại Nhật Bản. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần.
Một lưu ý nhỏ là bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã làm sạch sẽ cơ thể, để rồi được trầm mình trong bồn nước nóng tập thể 10 – 30 phút.
9. Giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng
Tại các điểm công cộng như bến tàu, bến ga hoặc trên tàu điện, bạn không nên gọi điện thoại hoặc nói chuyện quá to. Điều này sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Thông thường người Nhật sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng khi sử dụng các phương tiện công cộng.
Ngoài ra, trong quan niệm của người Nhật, mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và chịu khó vứt rác vào đúng nơi quy đình. Vì vậy, mặc dù ở đây có rất ít thùng đựng rác ven đường nhưng khi muốn ném bỏ một vỏ lon nước đã cạn, bạn hãy kiên nhẫn đến khi tìm được thùng rác.
10. Đúng giờ
Khi hội họp, đi làm, đi học người Nhật lúc nào cũng để tâm tới thời gian, khi muốn thăm ai đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn.
Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước. Vì vậy, khi dự tiệc hay tham gia các tour du lịch ở Nhật, bạn phải hết sức chú ý đến quy tắc này.
Nguồn: 10 Quy Tắc Cần Biết Khi Du Học Nhật Bản 2014
Hiệu chỉnh: