- Tham gia
- 5/8/2014
- Bài viết
- 221
Võ Tắc Thiên là hoàng đế nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, còn Thái hậu Lý Trang dạy bảo hai hoàng đế nhà Thanh và biến họ thành minh quân.
1. Võ Tắc Thiên, nhà Đường
Hoàng hậu Võ Tắc Thiên trong một phim của Trung Quốc.
Ảnh: qulishi.com
Võ Tắc Thiên (624-705), hoàng hậu của Hoàng đế Đường Cao Tông, là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà cũng là người lên ngôi ở độ tuổi lớn nhất (67 tuổi) và là một trong những hoàng đế thọ nhất (82 tuổi). Giới học giả đánh giá Võ Tắc Thiên là nữ chính trị gia, chiến lược gia kiệt xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa thời Đường phát triển thịnh vượng.
Vào cung từ năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên xuất thân từ một tài nhân, sau xưng đế "Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế". Bà ghi dấu ấn trong lịch sử bằng việc ổn định biên cương, đóng góp cho nền kinh tế cũng như triều chính thời bấy giờ. Nữ hoàng đế thúc đẩy nông nghiệp phát triển, dạy nông dân trồng trọt, quản lý đất đai, khiến nông dân trồng cấy thuận lợi, thương nhân và nghề thủ công phát đạt, xã hội ổn định, an ninh vững vàng.
Mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Trung Hoa dưới thời Võ Tắc Thiên là 0,7%, một con số cao của thời cổ đại. Người ta cũng đánh giá cao Võ Tắc Thiên vì cách dùng người và góp công cho nền văn hóa đời Đường phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bà cũng để lại nhiều tiếng xấu trong dân gian với việc lộng hành và giết hại những người vô tội.
2. Thái hậu Lý Trang, nhà Thanh
Nhân vật Lý Trang trong một bộ phim của Trung Quốc. Ảnh: qulishi.com
Hoàng hậu Lý Trang (1613-1688), trải qua ba đời hoàng đế, giúp lập nên hai đời, được ca ngợi bởi tài năng và sự đức độ, nhân từ, không buông rèm nhiếp chính và âm thầm, cần mẫn trợ giúp các hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy trị vì đất nước. Hoàng đế Sùng Đức - Hoàng Thái Cực - mắc bệnh qua đời khi chưa chọn được thái tử, đẩy triều đình vào cảnh tranh quyền đoạt ngôi.
Theo sự điều đình sắp đặt hợp lý của Lý Trang, con đẻ của bà lên ngôi và trở thành hoàng đế Thuận Trị khi mới 6 tuổi. Tuy Thuận Trị không thật sự chăm chỉ nhưng dưới sự đốc thúc của thái hậu Lý Trang, hoàng đế cũng học hành thành tài và có những đóng góp lớn cho việc triều chính. Tuy nhiên, Thuận Trị mất sớm.
Trong số các hoàng tôn, thái hậu Lý Trang lựa chọn người kế vị là Huyền Diệp, tức hoàng đế Khang Hy. Một lần nữa, bà lại đảm nhiệm nhiệm vụ nặng nề là dạy bảo, giáo dưỡng một hoàng đế trẻ. Sau này, Khang Hy trở thành một trong những hoàng đế tài năng và kiệt xuất nhất của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc. Dưới triều Khang Hy, xã hội Trung Quốc cũng phồn vinh, ổn định, thịnh vượng và là thời đại hoàng kim.
3. Tiêu Xước
Ảnh: qulishi.com
Tiêu Xước (953-1009), nữ thống soái quân sự và chính trị gia nhà Liêu, triều đại phong kiến do người Khiết Đan lập nên trong lịch sử Trung Quốc, đối đầu với triều Tống ở phía nam trong thời gian dài. Vì hoàng đế Liêu Cảnh Tôn đau yếu thường xuyên, Tiêu hoàng hậu thường phải phụ giúp việc triều chính.
Khi chồng qua đời, Tiêu Xước mới 30 tuổi. Bà ổn định tình hình triều chính để giúp hoàng đế mới 12 tuổi. Năm 1004, bà ký hiệp ước hòa bình Tống - Khiết Đan. Tới năm 1009, bà trả lại quyền triều chính cho con trai. Dưới sự điều hành của Tiêu Xước, triều đình nhà Liêu tiến vào giai đoạn huy hoàng, thịnh vượng nhất trong lịch sử 200 năm của vương triều. Bà chuyển nhà nước Liêu từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến và hóa giải xung đột liên miên với nhà Tống.
Người ta đánh giá cao thái hậu Tiêu vì thưởng phạt phân minh, lắng nghe ý kiến đúng đắn. Bà có quan điểm "dùng người thì không nghi ngờ, nếu nghi ngờ thì không sử dụng". Nhờ đó mà bà xây dựng đội ngũ quần thần và quân đội hùng hậu. Thời của Tiêu thái hậu góp phần chuẩn bị bước đệm cho sự phát triển thịnh vượng về kinh tế, thương nghiệp và chính trị cho thời Minh, Thanh.
4. Lữ Trĩ
Ảnh: qulishi.com
Lữ Trĩ (241-180 trước Công nguyên), là người phụ nữ nắm thực quyền triều chính đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cai trị nhà Hán trong 16 năm và là người phụ nữ duy nhất được ghi vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên. Lữ hậu giúp Lưu Bang, Hán Cao Tổ, dẹp yên nhiều nước chư hầu.
Sau khi Lưu Bang qua đời, Lữ hậu nắm quyền triều chính và thể hiện xuất sắc vai trò và khí chất của người an bang trị quốc. Bà kế thừa tư tưởng của Lưu Bang chăm lo cho dân để khôi phục kinh tế, trị mà không trị, từ đó khuyến khích sản xuất, sửa đổi luật lệ của nhà Hán, cổ vũ hoạt động kinh tế và thương nghiệp.
5. Đậu Y Phòng
Ảnh: qulishi.com
Đậu Y Phòng (205-129 trước Công nguyên), xuất thân từ thường dân rồi trở thành cung nữ, sau trở thành người phụ nữ xuất sắc, phò trợ ba đời hoàng đế trị vì giang sơn Đại Hán. Dưới sự điều hành của bà, nhà Tây Hán tiếp tục kế thừa tư tưởng của thời Lưu Bang, trở thành triều đại đỉnh cao của thịnh vượng.
Nguồn kênh 14
1. Võ Tắc Thiên, nhà Đường
Hoàng hậu Võ Tắc Thiên trong một phim của Trung Quốc.
Ảnh: qulishi.com
Võ Tắc Thiên (624-705), hoàng hậu của Hoàng đế Đường Cao Tông, là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà cũng là người lên ngôi ở độ tuổi lớn nhất (67 tuổi) và là một trong những hoàng đế thọ nhất (82 tuổi). Giới học giả đánh giá Võ Tắc Thiên là nữ chính trị gia, chiến lược gia kiệt xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa thời Đường phát triển thịnh vượng.
Vào cung từ năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên xuất thân từ một tài nhân, sau xưng đế "Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế". Bà ghi dấu ấn trong lịch sử bằng việc ổn định biên cương, đóng góp cho nền kinh tế cũng như triều chính thời bấy giờ. Nữ hoàng đế thúc đẩy nông nghiệp phát triển, dạy nông dân trồng trọt, quản lý đất đai, khiến nông dân trồng cấy thuận lợi, thương nhân và nghề thủ công phát đạt, xã hội ổn định, an ninh vững vàng.
Mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Trung Hoa dưới thời Võ Tắc Thiên là 0,7%, một con số cao của thời cổ đại. Người ta cũng đánh giá cao Võ Tắc Thiên vì cách dùng người và góp công cho nền văn hóa đời Đường phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bà cũng để lại nhiều tiếng xấu trong dân gian với việc lộng hành và giết hại những người vô tội.
2. Thái hậu Lý Trang, nhà Thanh
Nhân vật Lý Trang trong một bộ phim của Trung Quốc. Ảnh: qulishi.com
Hoàng hậu Lý Trang (1613-1688), trải qua ba đời hoàng đế, giúp lập nên hai đời, được ca ngợi bởi tài năng và sự đức độ, nhân từ, không buông rèm nhiếp chính và âm thầm, cần mẫn trợ giúp các hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy trị vì đất nước. Hoàng đế Sùng Đức - Hoàng Thái Cực - mắc bệnh qua đời khi chưa chọn được thái tử, đẩy triều đình vào cảnh tranh quyền đoạt ngôi.
Theo sự điều đình sắp đặt hợp lý của Lý Trang, con đẻ của bà lên ngôi và trở thành hoàng đế Thuận Trị khi mới 6 tuổi. Tuy Thuận Trị không thật sự chăm chỉ nhưng dưới sự đốc thúc của thái hậu Lý Trang, hoàng đế cũng học hành thành tài và có những đóng góp lớn cho việc triều chính. Tuy nhiên, Thuận Trị mất sớm.
Trong số các hoàng tôn, thái hậu Lý Trang lựa chọn người kế vị là Huyền Diệp, tức hoàng đế Khang Hy. Một lần nữa, bà lại đảm nhiệm nhiệm vụ nặng nề là dạy bảo, giáo dưỡng một hoàng đế trẻ. Sau này, Khang Hy trở thành một trong những hoàng đế tài năng và kiệt xuất nhất của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc. Dưới triều Khang Hy, xã hội Trung Quốc cũng phồn vinh, ổn định, thịnh vượng và là thời đại hoàng kim.
3. Tiêu Xước
Ảnh: qulishi.com
Tiêu Xước (953-1009), nữ thống soái quân sự và chính trị gia nhà Liêu, triều đại phong kiến do người Khiết Đan lập nên trong lịch sử Trung Quốc, đối đầu với triều Tống ở phía nam trong thời gian dài. Vì hoàng đế Liêu Cảnh Tôn đau yếu thường xuyên, Tiêu hoàng hậu thường phải phụ giúp việc triều chính.
Khi chồng qua đời, Tiêu Xước mới 30 tuổi. Bà ổn định tình hình triều chính để giúp hoàng đế mới 12 tuổi. Năm 1004, bà ký hiệp ước hòa bình Tống - Khiết Đan. Tới năm 1009, bà trả lại quyền triều chính cho con trai. Dưới sự điều hành của Tiêu Xước, triều đình nhà Liêu tiến vào giai đoạn huy hoàng, thịnh vượng nhất trong lịch sử 200 năm của vương triều. Bà chuyển nhà nước Liêu từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến và hóa giải xung đột liên miên với nhà Tống.
Người ta đánh giá cao thái hậu Tiêu vì thưởng phạt phân minh, lắng nghe ý kiến đúng đắn. Bà có quan điểm "dùng người thì không nghi ngờ, nếu nghi ngờ thì không sử dụng". Nhờ đó mà bà xây dựng đội ngũ quần thần và quân đội hùng hậu. Thời của Tiêu thái hậu góp phần chuẩn bị bước đệm cho sự phát triển thịnh vượng về kinh tế, thương nghiệp và chính trị cho thời Minh, Thanh.
4. Lữ Trĩ
Lữ Trĩ (241-180 trước Công nguyên), là người phụ nữ nắm thực quyền triều chính đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cai trị nhà Hán trong 16 năm và là người phụ nữ duy nhất được ghi vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên. Lữ hậu giúp Lưu Bang, Hán Cao Tổ, dẹp yên nhiều nước chư hầu.
Sau khi Lưu Bang qua đời, Lữ hậu nắm quyền triều chính và thể hiện xuất sắc vai trò và khí chất của người an bang trị quốc. Bà kế thừa tư tưởng của Lưu Bang chăm lo cho dân để khôi phục kinh tế, trị mà không trị, từ đó khuyến khích sản xuất, sửa đổi luật lệ của nhà Hán, cổ vũ hoạt động kinh tế và thương nghiệp.
5. Đậu Y Phòng
Ảnh: qulishi.com
Đậu Y Phòng (205-129 trước Công nguyên), xuất thân từ thường dân rồi trở thành cung nữ, sau trở thành người phụ nữ xuất sắc, phò trợ ba đời hoàng đế trị vì giang sơn Đại Hán. Dưới sự điều hành của bà, nhà Tây Hán tiếp tục kế thừa tư tưởng của thời Lưu Bang, trở thành triều đại đỉnh cao của thịnh vượng.
Nguồn kênh 14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: