- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Xách ba lô và lên đường thui ^_^
1. Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
Sở hữu cánh rừng già nằm trong lòng thành phố, bán đảo Sơn Trà được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng. Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá rừng già, tham quan bán đảo bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...
2. Lăng triều Nguyễn, Huế
Những lăng mộ này cách không xa trung tâm Huế, ấn tượng nhất là lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị và Đồng Khánh. Mỗi lăng có đặc điểm riêng với khu vườn xung quanh, cầu nhỏ và lối đi. Ngắm lăng mộ của vua Khải Định, bạn có thể thấy sự pha trộn kiến trúc Đông Tây kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.
3. Đảo Phú Quốc, Kiên Giang
Bãi biển này xứng đáng có được một vị trí trong danh sách các bãi biển đẹp nhất thế giới. Một vài năm trước đây, Nha Trang là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng cho đến nay bạn có thể biết thêm một nơi du lịch nữa với bãi biển hoang sơ như đảo Phú Quốc. Ngoài các khu rừng dày đặc bên bờ biển, nơi đây còn có bãi biển dài cát trắng, nước biển trong veo, thác nước, và đặc biệt có tới 99 đỉnh núi cho các bạn thỏa sức leo trèo với những ai yêu môn thể thao này. Bạn cũng có thể ngắm nhìn những rặng san hô dưới đáy biển.
4. Đồng bằng Sông Cửu Long, Nam Bộ
Với dải đất màu mỡ quanh năm được phù sa bồi đắp, nơi đây có một đời sống động thực vật vô cùng phong phú, thiên nhiên vẫn còn hoang dã. Khám phá cuộc sống với chợ nổi và làng nhỏ ven sông cũng như các hòn đảo gần cửa sông cũng rất thú vị. Phong cảnh đẹp bao gồm các cánh đồng lúa, khe suối nhỏ và các kênh nước uốn lượn quanh các vùng nông thôn về phía biển.
5. Trạm Tôn (Cổng trời), Sa Pa
Sa Pa là một thị trấn miền núi ở phía tây bắc của Việt Nam được biết đến với phong cảnh núi non đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, thung lũng xanh ngắt, làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số, rừng tre, ruộng bậc thang và quang cảnh tuyệt đẹp. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp nơi đây, du khách cần phải leo đèo Trạm Tôn (Cổng Trời) - con đèo trên núi cao nhất Việt Nam. Thác Bạc cũng là một địa điểm thú vị của Sa Pa. Nếu du khách đủ sức khỏe hãy tham gia hành trình leo lên đỉnh Phanxipang để có cơ hội tận hưởng những khung cảnh hùng vĩ và không phải nơi đâu cũng có.
6. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình
Khu bảo tồn thiên nhiên này đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là hang động khô lớn nhất thế giới với hơn 300 hang động. Bên trong hang động có một dòng sông ngầm, hình thành những thạch nhũ, măng đá tuyệt đẹp, có những dải đá vôi dài.
7. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Nơi đây là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hóa, hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng giống như những tác phẩm điêu khắc ấn tượng.
8. Chùa Một Cột, Hà Nội
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 dựa trên giấc mơ của vua Lý Thái Tông, trong giấc mơ này xuất hiện một ngôi đền Phật giáo nổi lên trên một cái ao sen. Nó được xây dựng bằng gỗ và đứng trên một trụ cột nhỏ, ngôi đền này được thiết kế để trông giống như một bông sen nở và có chạm khắc trang trí sơn rất công phu. Chùa Một Cột chúng ta thấy ngày nay đã được xây dựng lại giống như ban đầu lúc chưa bị chiến tranh tàn phá
9. Ghềnh Đá Dĩa, Phú Yên
Trước mắt chúng ta nhìn thấy là những miếng sáp ong khổng lồ, đứng một bên ghềnh, ta lại thấy phiến đá tạo thành trụ liên kết bên nhau, vững chãi, bền chặt, dãi dầm mưa nắng. Đá nơi đây đã thăng trầm cùng với sự biến thiên của tạo hóa, sóng biển, nắng gió và đất trời. Tên gọi là Đá Dĩa bởi các cột đá gắn kết bề mặt như những chiếc đĩa xếp liền kề nhau, tăm tắp thẳng hàng. Ngoài giá trị cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú, nơi đây còn là một hiện tượng địa chất độc đáo ở Việt Nam mà đang cần các nhà địa chất khám phá, giải mã. Đá ở ghềnh Đá Dĩa, Tuy An, là loại bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây khoảng gần 200 triệu năm.
10. Cố đô Huế, Huế
UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa của nhân loại. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
1. Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
2. Lăng triều Nguyễn, Huế
3. Đảo Phú Quốc, Kiên Giang
4. Đồng bằng Sông Cửu Long, Nam Bộ
5. Trạm Tôn (Cổng trời), Sa Pa
Sa Pa là một thị trấn miền núi ở phía tây bắc của Việt Nam được biết đến với phong cảnh núi non đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, thung lũng xanh ngắt, làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số, rừng tre, ruộng bậc thang và quang cảnh tuyệt đẹp. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp nơi đây, du khách cần phải leo đèo Trạm Tôn (Cổng Trời) - con đèo trên núi cao nhất Việt Nam. Thác Bạc cũng là một địa điểm thú vị của Sa Pa. Nếu du khách đủ sức khỏe hãy tham gia hành trình leo lên đỉnh Phanxipang để có cơ hội tận hưởng những khung cảnh hùng vĩ và không phải nơi đâu cũng có.
6. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình
Khu bảo tồn thiên nhiên này đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là hang động khô lớn nhất thế giới với hơn 300 hang động. Bên trong hang động có một dòng sông ngầm, hình thành những thạch nhũ, măng đá tuyệt đẹp, có những dải đá vôi dài.
7. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Nơi đây là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hóa, hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng giống như những tác phẩm điêu khắc ấn tượng.
8. Chùa Một Cột, Hà Nội
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 dựa trên giấc mơ của vua Lý Thái Tông, trong giấc mơ này xuất hiện một ngôi đền Phật giáo nổi lên trên một cái ao sen. Nó được xây dựng bằng gỗ và đứng trên một trụ cột nhỏ, ngôi đền này được thiết kế để trông giống như một bông sen nở và có chạm khắc trang trí sơn rất công phu. Chùa Một Cột chúng ta thấy ngày nay đã được xây dựng lại giống như ban đầu lúc chưa bị chiến tranh tàn phá
9. Ghềnh Đá Dĩa, Phú Yên
Trước mắt chúng ta nhìn thấy là những miếng sáp ong khổng lồ, đứng một bên ghềnh, ta lại thấy phiến đá tạo thành trụ liên kết bên nhau, vững chãi, bền chặt, dãi dầm mưa nắng. Đá nơi đây đã thăng trầm cùng với sự biến thiên của tạo hóa, sóng biển, nắng gió và đất trời. Tên gọi là Đá Dĩa bởi các cột đá gắn kết bề mặt như những chiếc đĩa xếp liền kề nhau, tăm tắp thẳng hàng. Ngoài giá trị cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú, nơi đây còn là một hiện tượng địa chất độc đáo ở Việt Nam mà đang cần các nhà địa chất khám phá, giải mã. Đá ở ghềnh Đá Dĩa, Tuy An, là loại bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây khoảng gần 200 triệu năm.
10. Cố đô Huế, Huế
Di tích Ngọ Môn - cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. |
UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa của nhân loại. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Theo Ione