- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Các sĩ tử tham khảo để tránh những sai sót đáng tiếc trước khi nộp hồ sơ nhé!
Chỉ còn gần 1 tuần nữa teen 12 tại các trường THPT sẽ hết hạn nộp đơn thi Đại học, Cao đẳng. Không phải teen nào cũng đã nắm vững các "nguyên tắc" viết hồ sơ sao cho thật đúng và chính xác nhất. Hãy cùng nghía qua những bí kíp sau để tránh những sai sót không đáng có.
1. Mua 2-3 hồ sơ dự phòng
Lý do bạn phải làm điều này để tránh trường hợp viết sai quá nhiều. Bạn biết đấy, có những phần thông tin trong hồ sơ rất dễ làm bạn ghi sai, hoặc lúc viết hồ sơ, bạn phân tâm làm công việc khác. Chưa kể là nhiều bạn tay đổ mồ hôi làm lem mực trên hồ sơ, trong khi đó đơn xin xét tuyển lại yêu cầu tuyệt đối không có dấu bút xoá. Với lại, 1 hồ sơ thi đại học đâu tốn bao nhiêu tiền đâu, teen nhỉ?
2. Viết bút chì trước
Nhiều bạn sẽ cho rằng điều này là thừa thãi. Yên tâm đi, dù có mất thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót như ngày sinh, tên trường... Trong lúc viết những thông tin mang tính con số, chẳng hạn như bạn sinh ngày 12-10-1995, nhưng do thói quen ghi ngày tháng hiện tại, bạn thường ghi thành 2013. Như thế sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế, viết bút chì trước để gợi nhắc bạn nội dung chính xác mà bạn phải ghi.
Và lưu ý là sau khi viết đè bút mực lên, bạn phải đợi từ 10-15 phút rồi hãy tẩy phần bút chì đi nhé. Nếu không, mực sẽ lem đầy hồ sơ làm uổng công viết lại lần nữa đấy.
3. Viết tên mình bằng chữ in hoa
Đây là yêu cầu bắt buộc trên hồ sơ. Nhưng nhiều teen vẫn hay quên, cứ cắm đầu vào viết ngay tên mình như thông thường, và tèn ten, bạn phải viết lại hồ sơ rồi.
Vì vậy, hãy tập viết tên mình bằng chữ in hoa để tạo thói quen. Với lại, đây là cách những bạn viết chữ nghiêng xẹo có thể làm cho hội đồng thấy rõ tên bạn hơn, không nhầm lẫn khi nhập vào máy tính.
4. Tra cứu kỹ mã ngành và kí hiệu trường
Cách tốt nhất là, bạn nên dùng bút highlight để làm nổi bật mã ngành và kí hiệu trường trong cuốn thông tin tuyển sinh của bạn. Vì giữa hàng trăm ngành nghề của hàng trăm trường, bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt vì những con số xen lẫn chữ. Nên việc làm nổi bật nó là để bạn chú ý đến, và không viết sai trong các ô yêu cầu.
5. Đọc lướt các thông tin cần điền vào
Nhiều bạn không có thói quen đọc lướt qua nhưng thông tin cần điền vào, nên việc viết tới đâu, đọc tới đó vừa mất thời gian mà còn làm bạn dễ viết sai nếu đọc không kỹ. Việc đọc lướt thông tin sẽ giúp bạn nhìn ra chỗ nào bạn không hiểu, và hỏi ngay để điền vào cho đúng. Hơn nữa, đọc lướt như vậy sẽ giúp bạn tra cứu những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, vì bạn biết bạn cần tra thông tin gì, chỗ nào và highlight chỗ nào cho nổi.
6. Viết tắt một số thuật ngữ cần thiết
Trong hồ sơ, bạn có thể viết tắt một số thuật ngữ như ĐH (đại học), CĐ (Cao đẳng), THPT (Trung học phổ thông), hoặc các quận, thành phố lớn như TP HCM (thành phố Hồ Chí Minh), HN (Hà Nội), ĐN (Đà Nẵng)… Vì sao à? Vì trong hồ sơ có những chỗ được chừa ra rất ít, bạn không thể viết toàn vẹn chúng như bình thường, nên việc viết tắt một số từ quen thuộc sẽ giúp bạn tránh được trường hợp thiếu chỗ viết.
7. Khoanh tròn những sự lựa chọn
Nhiều thông tin trong hồ sơ được đưa ra để bạn chọn giống như bạn thi trắc nghiệm vậy đó. Và hãy nhớ là khoanh tròn chúng, không được đánh dấu chéo. Đó là yêu cầu trong hồ sơ.
Không ít bạn có thói quen đánh dấu chéo vào sự lựa chọn khi thi trắc nghiệm, nên khi viết hồ sơ cũng tiện tay đánh chéo luôn. Cho nên, đọc kỹ hướng dẫn trước khi “manh động” nhé.
8. Ghi hồ sơ bằng mực xanh, đen, hoặc tím
Cũng giống như làm bài thi, đừng viết hồ sơ bằng mực đỏ nhé. Vì mực đỏ sẽ làm chói mắt vô cùng những người nhìn vào hồ sơ của bạn, đặc biệt là chi chít chữ. Điều này dẫn đến sẽ dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình nhập liệu.
Tốt nhất, bạn hãy chọn những màu thông dụng hay dùng để viết bài ấy: xanh, đen, tím.
9. Bắt đầu viết hồ sơ từ mục số 2
Mục số 2 là mục “Trường dự thi”, đừng nhanh nhảu quá mà điền đại số vào mục 1 nha. Đây là phần để các nhân viên hành chính sẽ ghi cho bạn, yên tâm đi nhé.
10. Tất cả các số nhỏ hơn 10 đều phải ghi số 0 ở trước
Đây là yêu cầu bắt buộc và cũng là điều các teen phải nhớ. Chúng ta thường có thói quen chỉ ghi 1 số khi nó nhỏ hơn 10. Nhưng trong các ô điền số luôn có 2 ô, nên số nào nhỏ hơn 10 thì điền số 0 ở phía trước. Nếu không, dãy số của bạn sẽ không đủ và coi như đi tong rồi đấy.
Chúc các ấy đậu đại học với một bộ hồ sơ thật chỉnh chu!
Chỉ còn gần 1 tuần nữa teen 12 tại các trường THPT sẽ hết hạn nộp đơn thi Đại học, Cao đẳng. Không phải teen nào cũng đã nắm vững các "nguyên tắc" viết hồ sơ sao cho thật đúng và chính xác nhất. Hãy cùng nghía qua những bí kíp sau để tránh những sai sót không đáng có.
1. Mua 2-3 hồ sơ dự phòng
Lý do bạn phải làm điều này để tránh trường hợp viết sai quá nhiều. Bạn biết đấy, có những phần thông tin trong hồ sơ rất dễ làm bạn ghi sai, hoặc lúc viết hồ sơ, bạn phân tâm làm công việc khác. Chưa kể là nhiều bạn tay đổ mồ hôi làm lem mực trên hồ sơ, trong khi đó đơn xin xét tuyển lại yêu cầu tuyệt đối không có dấu bút xoá. Với lại, 1 hồ sơ thi đại học đâu tốn bao nhiêu tiền đâu, teen nhỉ?
Teen cần chú ý thật kỹ các bước để ghi đúng thông tin vào hồ sơ. Ảnh Internet |
Nhiều bạn sẽ cho rằng điều này là thừa thãi. Yên tâm đi, dù có mất thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót như ngày sinh, tên trường... Trong lúc viết những thông tin mang tính con số, chẳng hạn như bạn sinh ngày 12-10-1995, nhưng do thói quen ghi ngày tháng hiện tại, bạn thường ghi thành 2013. Như thế sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế, viết bút chì trước để gợi nhắc bạn nội dung chính xác mà bạn phải ghi.
Và lưu ý là sau khi viết đè bút mực lên, bạn phải đợi từ 10-15 phút rồi hãy tẩy phần bút chì đi nhé. Nếu không, mực sẽ lem đầy hồ sơ làm uổng công viết lại lần nữa đấy.
3. Viết tên mình bằng chữ in hoa
Đây là yêu cầu bắt buộc trên hồ sơ. Nhưng nhiều teen vẫn hay quên, cứ cắm đầu vào viết ngay tên mình như thông thường, và tèn ten, bạn phải viết lại hồ sơ rồi.
Vì vậy, hãy tập viết tên mình bằng chữ in hoa để tạo thói quen. Với lại, đây là cách những bạn viết chữ nghiêng xẹo có thể làm cho hội đồng thấy rõ tên bạn hơn, không nhầm lẫn khi nhập vào máy tính.
4. Tra cứu kỹ mã ngành và kí hiệu trường
Cách tốt nhất là, bạn nên dùng bút highlight để làm nổi bật mã ngành và kí hiệu trường trong cuốn thông tin tuyển sinh của bạn. Vì giữa hàng trăm ngành nghề của hàng trăm trường, bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt vì những con số xen lẫn chữ. Nên việc làm nổi bật nó là để bạn chú ý đến, và không viết sai trong các ô yêu cầu.
Nếu không hiểu mục nào teen cần hỏi cán bộ tuyển sinh để được giải đáp thắc mắc.Ảnh Internet. |
Nhiều bạn không có thói quen đọc lướt qua nhưng thông tin cần điền vào, nên việc viết tới đâu, đọc tới đó vừa mất thời gian mà còn làm bạn dễ viết sai nếu đọc không kỹ. Việc đọc lướt thông tin sẽ giúp bạn nhìn ra chỗ nào bạn không hiểu, và hỏi ngay để điền vào cho đúng. Hơn nữa, đọc lướt như vậy sẽ giúp bạn tra cứu những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, vì bạn biết bạn cần tra thông tin gì, chỗ nào và highlight chỗ nào cho nổi.
6. Viết tắt một số thuật ngữ cần thiết
Trong hồ sơ, bạn có thể viết tắt một số thuật ngữ như ĐH (đại học), CĐ (Cao đẳng), THPT (Trung học phổ thông), hoặc các quận, thành phố lớn như TP HCM (thành phố Hồ Chí Minh), HN (Hà Nội), ĐN (Đà Nẵng)… Vì sao à? Vì trong hồ sơ có những chỗ được chừa ra rất ít, bạn không thể viết toàn vẹn chúng như bình thường, nên việc viết tắt một số từ quen thuộc sẽ giúp bạn tránh được trường hợp thiếu chỗ viết.
7. Khoanh tròn những sự lựa chọn
Nhiều thông tin trong hồ sơ được đưa ra để bạn chọn giống như bạn thi trắc nghiệm vậy đó. Và hãy nhớ là khoanh tròn chúng, không được đánh dấu chéo. Đó là yêu cầu trong hồ sơ.
Không ít bạn có thói quen đánh dấu chéo vào sự lựa chọn khi thi trắc nghiệm, nên khi viết hồ sơ cũng tiện tay đánh chéo luôn. Cho nên, đọc kỹ hướng dẫn trước khi “manh động” nhé.
Thử áp dụng tips này để tránh sai sót đáng tiếc nhé. Ảnh Internet. |
Cũng giống như làm bài thi, đừng viết hồ sơ bằng mực đỏ nhé. Vì mực đỏ sẽ làm chói mắt vô cùng những người nhìn vào hồ sơ của bạn, đặc biệt là chi chít chữ. Điều này dẫn đến sẽ dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình nhập liệu.
Tốt nhất, bạn hãy chọn những màu thông dụng hay dùng để viết bài ấy: xanh, đen, tím.
9. Bắt đầu viết hồ sơ từ mục số 2
Mục số 2 là mục “Trường dự thi”, đừng nhanh nhảu quá mà điền đại số vào mục 1 nha. Đây là phần để các nhân viên hành chính sẽ ghi cho bạn, yên tâm đi nhé.
10. Tất cả các số nhỏ hơn 10 đều phải ghi số 0 ở trước
Đây là yêu cầu bắt buộc và cũng là điều các teen phải nhớ. Chúng ta thường có thói quen chỉ ghi 1 số khi nó nhỏ hơn 10. Nhưng trong các ô điền số luôn có 2 ô, nên số nào nhỏ hơn 10 thì điền số 0 ở phía trước. Nếu không, dãy số của bạn sẽ không đủ và coi như đi tong rồi đấy.
Chúc các ấy đậu đại học với một bộ hồ sơ thật chỉnh chu!
Theo Ione