10 lỗi bếp từ thường mắc phải

hoanggia1234

Thành viên
Tham gia
16/12/2017
Bài viết
0
10 lỗi bếp từ thường mắc phải

1.Mã lỗi E0 (tiếng bíp gián đoạn dài) - bếp từ không nhận nồi hoặc kích thước nồi quá nhỏ

Lỗi này chủ yếu do nồi không có đáy nhiễm từ, từ tính thấp hoặc nồi có đường kính đáy nhỏ hơn một 1/2 vòng từ của bếp làm bếp không hoạt động.

Cách khắc phục : bạn nên thay nồi mới phù hợp với bếp từ của bạn hơn. Khi mua nồi nên để ý xem nồi đó có sử dụng cho bếp từ được không. Mua nồi mới sẽ có biểu tượng lò từ ở phần đáy nồi, còn nếu bạn tận dụng lại các nồi bếp gas thì có thể đặt trực tiếp lên bếp hoặc dùng nam châm, nếu nam châm hút tốt là nồi có thể sử dụng được cho bếp từ.

2.Mã lỗi E1 - bếp từ của bạn đang bị quá nhiệt

Bếp từ của bạn đã đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp và kết quả là hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo cho bạn đồng thời bếp từ ngừng hoạt động .

Trong tình huống này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Hãy lấy nồi ra khỏi bếp và nếu có thể nên dùng quạt điện bên ngoài làm bếp giảm bớt nhiệt độ. Bạn cần chờ ít nhất 30 phút rồi mới tiếp tục nấu.

Tham khảo bếp từ Arber AB-389

3.Mã lỗi E2 - điện quá mạnh

Lỗi này khá ít gặp, do mạng lưới điện bạn đang sử dụng không ổn định và cao hơn mức điện áp thông thường, khi đó cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và báo lỗi.

Để có nguồn điện ổn định, bạn nên dùng ổn áp có đầu ra 220V/50Hz ở đầu ra. Dùng ổn áp nếu điện quá mạnh.

4.Mã lỗi E3 - điện cung cấp cho bếp từ quá yếu

Nguyên nhân có thể do nhà bạn quá xa trạm điện chính hoặc đang giờ cao điểm sử dụng điện.

Giải pháp là hãy dùng ốn áp cho bếp từ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.

5.Mã lỗi E4 (tiếng bíp gián đoạn) - điện năng quá tải hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao

Câu hỏi đặt ra là nhiệt độ nào thì bếp từ sẽ báo quá tải? Nhiệt độ này phụ thuộc vào thiết kế cảm biến của từng loại bếp, không có mức chung cho tất cả các bếp. Cách giải quyết giống như lỗi E1: tắt bếp và để bếp nguội ít nhất 30 phút.

6.Mã lỗi E5 - trở cảm biến (IGBT) của bếp bị quá nhiệt

Nhiệt độ nấu quá cao sẽ khiến cảm biến của bếp từ nóng quá mức. Trường hợp này nên để bếp nguội như giải quyết lỗi E1.

Tham khảo mua bếp điện từ tại Bắc Ninh

7.Mã lỗi E6 (tiếng bíp gấp) - cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề hoặc nhiệt độ đáy nồi quá cao

Lỗi này xảy ra do cảm biến của bếp từ có vấn đề như lỏng, bị tắt, ngoài ra lỗi này còn có thể do đáy nồi quá nóng.

Khi bị báo lỗi này, bếp từ cần được làm nguội ngay, tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu ăn tiếp. Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, hãy thay cảm biến mới ngay.

8Mã lỗi EF - bề mặt bếp ướt

Bề mặt bếp từ ướt khiến bếp không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn.

Tắt bếp ngay và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bếp đến khi khô. Khi bề mặt bếp khô hoàn toàn là bạn đã có thể nấu ăn như bình thường rồi.

9.Mã lỗi AD - nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng

Có vật cản giữa đáy nồi và mặt bếp hoặc đáy nồi không bằng phẳng sẽ khiến phần đáy không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp, bếp từ sẽ báo lỗi AD.

Nếu có vật cản, hãy loại bỏ nó kèm theo lau sạch bề mặt bếp và đáy nồi; nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp hơn nhé!

10.Các lỗi khiến bếp hoạt động không bình thường

Nếu bạn không thể điều khiển được nhiệt độ của bếp hoặc chức năng tự động của bếp không hoạt động, có thể là do đáy nồi không bằng phẳng hoặc có vật cản giữa đáy nồi và bề mặt bếp, hãy thay nồi khác phù hợp hơn và loại bỏ vật cản.

Nếu bếp tắt đột ngột, bạn nên chờ quạt gió ngừng hẳn rồi mới bật lại bếp nhé! Ngoài ra, khi sử dụng bếp từ, nếu có bất cứ vấn đề nào mà bạn không thể giải quyết được, hãy mang bếp đi bảo hành ở những nơi uy tín, đảm bảo!

Tham khảo đại lý bếp điện từ Hải Phòng
 
×
Quay lại
Top Bottom