- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Để có cơ hội ứng tuyển thành công công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp, bạn nên trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết mà một sinh viên mới ra trường cần có.
Ảnh: psbcollege
1. Óc kinh doanh
Các ứng viên từng tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức đội bóng ở trường hay bắt đầu kinh doanh quần áo khi họ còn là sinh viên đều có xu hướng nắm bắt cách thức kiếm tiền rất tốt. Theo khảo sát của tờ Guardian năm 2013, hiểu rõ về kinh doanh là một trong những kỹ năng chính mà sinh viên cần trang bị.
Chưa tới 10% sinh viên nghĩ đây là kỹ năng quan trọng, trong khi đó gần 50% nhà tuyển dụng cho rằng biết cách doanh nghiệp vận hành là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ.
2. Hiểu biết toàn cầu
Ông Stephen Isherwood, giám đốc AGR cho biết ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng mong muốn tân cử nhân có một tư duy toàn cầu, hiểu biết nhiều nên văn hóa khác nhau và hiểu được các ngành công nghiệp vận hành xuyên biên giới như thế nào.
Ông Isherwood khuyên sinh viên nên tận dụng thời gian ở trường học để gặp gỡ bạn bè quốc tế, tìm hiểu đề án nghiên cứu nước ngoài và học ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các nước.
3. Ngoại ngữ
Nếu bạn có thể nói được ngoại ngữ và điều đó được thể hiện rõ trên CV của mình, các nhà tuyển dụng sẽ để mắt đến bạn. Hãy cẩn thận trước khi gửi hồ sơ và chắc chắn rằng bạn có thể phỏng vấn tốt bằng ngoại ngữ.
4. Hồ sơ online khoa học
Hãy xây dựng hồ sơ online của mình liên quan đến công việc mà bạn có ý định theo đuổi. Các nhà tuyển dụng có khả năng sẽ tìm kiếm thông tin ứng viên trên internet.
Bạn có thể tạo tài khoản LinkedIn, xây dựng blog hoặc website giới thiệu bản thân, gia nhập Twitter và hãy chắc chắn những thông tin cung cấp online đều đồng nhất và liên quan đến bạn.
5. Văn hóa công ty
Sẽ rất hữu ích cho các bạn mới tốt nghiệp nếu biết cách hòa nhập ở công ty. Vì vậy, hãy tìm kiếm cơ hội làm quen và học hỏi từ những người đã đi làm khi bạn vẫn còn là một sinh viên.
6. Pha cà phê ngon
Nghe có vẻ không liên quan nhưng nếu bạn biết cách pha một tách cà phê, mọi thứ có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sam Espensen, giám đốc công ty Conversation Creation cho biết một trong những kĩ năng có thể hỗ trợ ông là pha trà và cà phê.
Ông đã từng nhận lời từ chối của ứng viên pha cà phê cho nhóm của mình vì anh ấy thấy mình thấp kém hơn so với mọi người trong nhóm và tất nhiên cuộc phỏng vấn đã không kéo dài. Ông cho biết ông cảm thấy rất tuyệt vời nếu có ai đó mang cho ông một tách trà. Đấy cũng là một trong những văn hóa của công ty.
7. Thông thạo vi tính
Mặc dù không ứng tuyển cho một công ty công nghệ, kỹ năng vi tính vẫn rất quan trọng. Bạn không bị đòi hỏi thành thạo các kỹ năng như lập trình hay phát triển phần mềm nhưng khả năng làm việc với máy tính hay tìm kiếm trên internet là điều bắt buộc để đáp ứng cho công việc được tiến hành thuận lợi.
8. Làm việc nhóm
Nếu bạn đang phân vân có nên tham gia vào đội thể thao của trường không thì câu trả lời là có vì điều đó có thể giúp bạn nhận được việc. Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên.
Ông Isherwood khuyên rằng khi thảo luận về khả năng làm việc nhóm, bạn nên bỏ qua các kỳ thi ở trường và hãy chia sẻ những kinh nghiệm về thời gian hoạt động ở đội thể thao hay nhóm xã hội.
9. Nói chuyện với mọi người
Tự tin để nói chuyện với người khác là một trong những kỹ năng hữu ích để bạn xây dựng mối quan hệ. Các chuyên gia khuyên rằng sinh viên nên tham gia các buổi nói chuyện, siêng năng đặt câu hỏi để tăng tự tin tiếp xúc với người khác.
10. Thái độ tích cực
Nếu bạn còn ngồi trên giảng đường, hãy nghĩ đến xây dựng các kĩ năng trên. Nhưng nếu bạn đã là sinh viên năm cuối mà vẫn chưa có được những kĩ năng trên thì cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì vẫn có các nhà tuyển dụng sẽ đồng ý nhận bạn làm việc vì thái độ tích cực của bạn.
11. Các kĩ năng khác
Bạn cũng nên xem xét các các kỹ năng khác để tăng giá trị của bản thân. Khi còn là sinh viên, bạn hãy cố gắng thi lấy bằng lái xe. Vì đôi lúc việc bạn chưa có bằng lái xe bị đánh giá do sự lười biếng khi còn là sinh viên. Bạn cũng có thể thu thập kinh nghiệm ở một công việc khác với công việc bạn có ý định ứng tuyển vì biết đâu điều đó sẽ có ích cho bạn trong tương lai.
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/chi...ang-vang-sinh-vien-moi-tot-nghiep-can-co.html
Ảnh: psbcollege
1. Óc kinh doanh
Các ứng viên từng tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức đội bóng ở trường hay bắt đầu kinh doanh quần áo khi họ còn là sinh viên đều có xu hướng nắm bắt cách thức kiếm tiền rất tốt. Theo khảo sát của tờ Guardian năm 2013, hiểu rõ về kinh doanh là một trong những kỹ năng chính mà sinh viên cần trang bị.
Chưa tới 10% sinh viên nghĩ đây là kỹ năng quan trọng, trong khi đó gần 50% nhà tuyển dụng cho rằng biết cách doanh nghiệp vận hành là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ.
2. Hiểu biết toàn cầu
Ông Stephen Isherwood, giám đốc AGR cho biết ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng mong muốn tân cử nhân có một tư duy toàn cầu, hiểu biết nhiều nên văn hóa khác nhau và hiểu được các ngành công nghiệp vận hành xuyên biên giới như thế nào.
Ông Isherwood khuyên sinh viên nên tận dụng thời gian ở trường học để gặp gỡ bạn bè quốc tế, tìm hiểu đề án nghiên cứu nước ngoài và học ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các nước.
3. Ngoại ngữ
Nếu bạn có thể nói được ngoại ngữ và điều đó được thể hiện rõ trên CV của mình, các nhà tuyển dụng sẽ để mắt đến bạn. Hãy cẩn thận trước khi gửi hồ sơ và chắc chắn rằng bạn có thể phỏng vấn tốt bằng ngoại ngữ.
4. Hồ sơ online khoa học
Hãy xây dựng hồ sơ online của mình liên quan đến công việc mà bạn có ý định theo đuổi. Các nhà tuyển dụng có khả năng sẽ tìm kiếm thông tin ứng viên trên internet.
Bạn có thể tạo tài khoản LinkedIn, xây dựng blog hoặc website giới thiệu bản thân, gia nhập Twitter và hãy chắc chắn những thông tin cung cấp online đều đồng nhất và liên quan đến bạn.
5. Văn hóa công ty
Sẽ rất hữu ích cho các bạn mới tốt nghiệp nếu biết cách hòa nhập ở công ty. Vì vậy, hãy tìm kiếm cơ hội làm quen và học hỏi từ những người đã đi làm khi bạn vẫn còn là một sinh viên.
6. Pha cà phê ngon
Nghe có vẻ không liên quan nhưng nếu bạn biết cách pha một tách cà phê, mọi thứ có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sam Espensen, giám đốc công ty Conversation Creation cho biết một trong những kĩ năng có thể hỗ trợ ông là pha trà và cà phê.
Ông đã từng nhận lời từ chối của ứng viên pha cà phê cho nhóm của mình vì anh ấy thấy mình thấp kém hơn so với mọi người trong nhóm và tất nhiên cuộc phỏng vấn đã không kéo dài. Ông cho biết ông cảm thấy rất tuyệt vời nếu có ai đó mang cho ông một tách trà. Đấy cũng là một trong những văn hóa của công ty.
7. Thông thạo vi tính
Mặc dù không ứng tuyển cho một công ty công nghệ, kỹ năng vi tính vẫn rất quan trọng. Bạn không bị đòi hỏi thành thạo các kỹ năng như lập trình hay phát triển phần mềm nhưng khả năng làm việc với máy tính hay tìm kiếm trên internet là điều bắt buộc để đáp ứng cho công việc được tiến hành thuận lợi.
8. Làm việc nhóm
Nếu bạn đang phân vân có nên tham gia vào đội thể thao của trường không thì câu trả lời là có vì điều đó có thể giúp bạn nhận được việc. Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên.
Ông Isherwood khuyên rằng khi thảo luận về khả năng làm việc nhóm, bạn nên bỏ qua các kỳ thi ở trường và hãy chia sẻ những kinh nghiệm về thời gian hoạt động ở đội thể thao hay nhóm xã hội.
9. Nói chuyện với mọi người
Tự tin để nói chuyện với người khác là một trong những kỹ năng hữu ích để bạn xây dựng mối quan hệ. Các chuyên gia khuyên rằng sinh viên nên tham gia các buổi nói chuyện, siêng năng đặt câu hỏi để tăng tự tin tiếp xúc với người khác.
10. Thái độ tích cực
Nếu bạn còn ngồi trên giảng đường, hãy nghĩ đến xây dựng các kĩ năng trên. Nhưng nếu bạn đã là sinh viên năm cuối mà vẫn chưa có được những kĩ năng trên thì cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì vẫn có các nhà tuyển dụng sẽ đồng ý nhận bạn làm việc vì thái độ tích cực của bạn.
11. Các kĩ năng khác
Bạn cũng nên xem xét các các kỹ năng khác để tăng giá trị của bản thân. Khi còn là sinh viên, bạn hãy cố gắng thi lấy bằng lái xe. Vì đôi lúc việc bạn chưa có bằng lái xe bị đánh giá do sự lười biếng khi còn là sinh viên. Bạn cũng có thể thu thập kinh nghiệm ở một công việc khác với công việc bạn có ý định ứng tuyển vì biết đâu điều đó sẽ có ích cho bạn trong tương lai.
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/chi...ang-vang-sinh-vien-moi-tot-nghiep-can-co.html