10 hiện tượng tự nhiên tuyệt đẹp và hiếm gặp dưới "con mắt" của khoa học

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Có những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp như núi lửa xanh, băng ngọc lam, cực quang,...khiến nhiều người khó thể quên. Vậy khoa học giải thích các hiện tượng này ra sao?


1. Núi lửa xanh (Kawah Ijen, Indonesia)

Hiện tượng:

Núi lửa Kawah Ijen ở Indonesia là một trong những ngọn núi lửa đặc biệt trên thế giới. Bởi lẽ, thay vì những dòng dung nham màu đỏ mà chúng ta thường thấy, thì khi phun trào, ngọn núi lửa Kawah Ijen sẽ cho những dòng dung nhàm màu xanh tuyệt đẹp.


Most-amazing-natural-phenomenon-Blue-Volcano.png


Nguyên nhân:

Theo các nhà khoa học, sự xuất hiện dung nham màu xanh là do số lượng cực kỳ lớn của khí Sulfuric khi tiếp xúc với khí oxy và bị đốt cháy ở nhiệt độ trên 360oC. Theo đó, các chất khí Sulfuric sẽ nổi lên từ các vết nứt của núi lửa trong tình trạng nhiệt độ và áp suất cao (đôi khi vượt quá 600oC) cùng dung nham tạo thành các dòng dung nham màu xanh cao đến 5m. Kawah Ijen được coi là khu vực có dòng dung nham màu xanh lớn nhất trên thế giới.

2. Băng Ngọc Lam (hồ Baikal, Nga)

Hiện tượng:

Hồ Baikal được biết đến là hồ lâu đời nhất (25 triệu năm tuổi) và sâu nhất trên thế giới (khoảng 1.642m). Nó cũng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng số nước ngọt trên Trái Đất. Vào mùa đồng, hồ Baikal biến thành một bức tranh tuyệt đẹp với các khối băng màu ngọc làm.


Rare-natural-phenomenon-explained-Turquoise-Ice.png


Nguyên nhân:

Theo các nhà khoa học, vào mùa đông, hồ bị đóng băng và sự thay đổi về nhiệt độ, gió, sương và ánh sáng mặt trời đã khiến mặt hồ đóng băng bị nứt vỡ. Sự thay đổi áp lực không đồng đều giữa các lớp băng đã tạo nên những khối băng màu ngọc lam không đồng đều. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều vượt một quãng đường xa xôi chỉ để chụp lại bức tranh xinh đẹp này.

3. Cực quang (Bắc Cực và khu vực Nam Cực)

Hiện tượng: Cực quang là một dải ánh sáng nhiều màu xuất hiện trên bầu trời ở những vùng có vĩ độ cao như Bắc Cực và Nam Cực. Màu sắc phổ biến của cực quang là màu xanh nhạt và màu hồng. Tuy nhiên, đôi khi mọi người cũng có thể nhìn thấy những màu sắc khác như đỏ, vàng, xanh, tím.


Most-amazing-natural-phenomenon-explained-using-science-Polar-Lights.png


Nguyên nhân:

Các tia cực quang được tạo bởi các hạt năng lượng mặt trời từ mặt trời chiếu vào Trái Đất. Những hạt này chủ yếu sẽ bị lệch khỏi bầu khí quyển của Trái Đất vì từ trường trên Trái Đất. Tuy nhiên, ở những nơi từ trường yếu như Bắc Cực và Nam Cực, các hạt năng lượng này sẽ xuyên qua bầu khí quyển và va chạm với các hạt khí như oxy, nito và hydro. Kết quả là sẽ tạo ra các phản xạ ánh sáng nhiều màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào các nguyên tử mà hạt năng lượng mặt trời tiếp xúc. Ví dụ, màu xanh lá cây là do tiếp xúc với oxy, còn màu xanh hoặc đỏ là do tiếp xúc với nito.

4. Đá buồm (Thung lũng Chết, Mỹ)

Hiện tượng:

Thung lũng Chết là một trong những khu vực nóng và khô nhất trên thế giới với một đặc trưng là những viên đá khoảng 1.7 tỷ năm tuổi. Nó cũng là một nơi kỳ lạ nổi tiếng với những viên đá buồm, hay còn gọi là đá trượt hoặc đá lăn. Theo đó, các viên đá sẽ trượt dọc theo thung lũng một các nhẹ nhàng, êm ru như những chiếc thuyền buồm ra khơi mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người hay động vật.


Sailing-stones-explained-scientifically.png


Nguyên nhân:

Các hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Khi đó, dưới đáy hồ khô cằn là một lớp băng dày. Vào những ngày nắng, băng bắt đầu tan chảy và trôi nổi dưới lớp đất khô cằn. Lúc này, dưới tác động của những cơn gió và lớp băng trôi nổi, những viên đá trên lòng hồ sẽ bị đẩy và trượt dài khoảng 5m/phút.

5. Hồ Xác Ướp (hồ Natron, Tanzania)

Hiện tượng: Hồ Natron ở Tanzania là một hồ nước có tính kiềm cao đặc trưng bởi nhiệt độ và độ mặn cao. Tên của hồ được bắt nguồn từ một khoáng chất có tên gọi là natri cacbonat decahydrate. Một nét đặc trưng của hồ này là bảo toàn nguyên vẹn các xác của các loài chim và động vật sinh sống ở dọc bờ hồ.


Beautiful-natural-phenomenon-Mummified-Lake.png


Nguyên nhân:

Hàm lượng muối vượt mức cho phép trong hồ là thành phần chính cho việc ướp xác các động vật chết, còn màu đỏ của hồ là do chất crystalized và tảo đỏ.


6. Cột ánh sáng (Bắc Cực)

Hiện tượng: Khu vực Bắc Cực là nơi xuất hiện nhiều loại ánh sáng khác nhau. Ngoài cực quang, một hiện tượng quang học khác cũng xuất hiện tại nơi đây gọi là cột ánh sáng. Khi nhìn thấy cảnh này, nhiều người nghĩ rằng đây là ánh sáng từ một nguồn sáng nào đó dưới mặt đất hắt lên. Nhưng thực chất nó là một ảo ảnh quang học.


Amazing-natural-phenomenon-Light-pillars.png


Nguyên nhân:

Ảo ảnh này được tạo ra bởi sự phản chiếu của áng sáng mặt trời hoặc ánh trăng lên các tinh thể băng nhỏ bay lơ lửng trong không khí hoặc các đám mây. Các tinh thể băng này là một tấm phẳng có kết cấu giống một tấm gương và phản chiếu ánh sáng mặt trời hoặc mặt trăng tạo thành các cột sáng kéo dài. Hiệu ứng này có thể được quan sát ở Bắc Canada và Alaska.

7. Bong bóng băng (Hồ Abraham, Canada)

Hiện tượng:

Hồ Abraham là một hồ nước nhân tạo ở Canada, nơi mà vào mùa đông, nhiệt độ có thể rơi xuống khoảng -30oC. Điều này đã tạo nên hiện tượng "bong bóng băng" khiến nhiều người hứng thú.


Science-behind-Ice-bubbles-phenomenon.png


Nguyên nhân:

Các bong bóng băng thực chất là bong bóng khí mêtan được hình thành từ sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới đáy hồ. Khi bong bóng nổi lên, chúng bị nhiệt độ thấp ở mặt hồ đóng băng ngay lập tức tạo thành những bong bóng băng tuyệt đẹp.

8. Bão vĩnh cửu (hồ Maracaibo, Venezuela)

Hiện tượng:


Theo đó, các cơn bão sét này diễn ra 260 ngày/năm, 10h/ngày và lên tới 280 lần/giờ.


Unique-natural-phenomenon-explained-Everlasting-Storm.png


Nguyên nhân:

Theo các nhà khoa học, cơn bão được hình thành do các cơn gió lớn thổi qua hồ Maracaibo, nơi bị bao quanh bởi 3 dãy núi Andes, Perija và Cordillera de Mérida. Việc bị bao vây bới 3 dãy núi cao đã hình thành nên các đám mây bão. Đồng thời, sự dày đặc khí mêtan trong lòng hồ đã góp phần tạo nên các cơn sét ở tần số cao. Những cơn bão này xảy ra chủ yếu vào mùa mưa (khoảng tháng 10) và dịu bớt đi vào tháng 1 và tháng 2.

9. Vòng tròn thần tiên (Sa mạc Namib, Namibia)

Hiện tượng:

Sa mạc Namib, trải dài hơn 2.000 km, được cho là sa mạc lâu đời nhất thế giới và cũng là vùng khô hạn nhất trên thế giới. Một đặc trưng của sa mạc Namib đó là "vòng tròn thần tiên". Các vòng tròn này có đường kính từ 2-15m, không cố định và có vòng đời từ 30-60 năm, xung quanh là các lùm cỏ. Sau vòng đời, các vòng tròn này sẽ bị thay thế bởi các lùm cỏ.


Unbelievable-natural-phenomenon-explained-by-science.png


Nguyên nhân:

Các vòng tròn này vẫn còn là một câu đố chưa có lời giải của các nhà khoa học. Tuy nhiên, họ đã đưa ra 2 giả thuyết về hiện tượng này. Giả thuyết đầu tiên, các nhà khoa học cho rằng, các vòng tròn được tạo ra bởi các mối cát liên kết với nhau, làm cho cát xốp và có thể lưu trữ nước trong cát. Giả thuyết thứ 2 là "lý thuyết cạnh tranh thực vật". Theo đó, thực vật sẽ tự tổ chức sinh sôi dọc bên ngoài vòng tròn chứa nước. Sau đó nước sẽ sẽ bị rễ của thực vật sử dụng cho đến hết.

10. Sóng phát sáng (Maldives)

Hiện tượng:

Maldives được biết đến với những bãi biển đẹp, đầm phá và các rạn san hô. Không những thế, vào ban đêm, trên bãi biển còn xuất hiện những làn sóng phát sáng lấp lánh như ngọc dưới ánh trăng.


Most-beautiful-natural-phenomenon-Glowing-Waves.png


Nguyên nhân:

Theo đó, các ánh sáng sinh học hay còn được gọi là phát quang sinh học được tạo bởi các vi khuẩn biển được gọi là thực vật phù du. Các thực vật phù du bao gồm các loại tảo chưa một loại enzym đặc biệt. Khi bị tác động bởi cơ học hoặc điện sẽ phát ra một ánh sáng màu xanh khiến cho làn sóng phát sáng lấp lánh như ngọc. Được biết, phát quang sinh học là một cơ chế tự bảo vệ của vi khuẩn khỏi kẻ thù.

Theo PunditCafe
 
×
Quay lại
Top Bottom